Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Bất Động Sản Và Kinh Tế Thị Trường

Alan Phan
14 Nov 2014
Căn nhà 224 mét vuông tại Illinois giá 72 ngàn đô la
Căn nhà 224 mét vuông tại Illinois giá 72 ngàn đô la
Một trong những đặc thù của thị trường BDS Việt Nam là “giá cả” không dựa trên “thu nhập”. Trong nền kinh tế tuân theo quy luật thị trường, thì giá trị thực của sản phẩm phải dựa trên “nhu cầu” và “khả năng chi trả” của người tiêu dùng. Khi thị trường được bóp mép bởi các hành vi của các nhóm đầu cơ và lợi ích, chúng tạo ra “bong bóng tài sản” hay “giá quá rẻ để lợi dụng”. Các hành vi này có thể đến trực tiếp từ những doanh nghiệp liên quan hay từ chính phủ qua các luật lệ (phát sinh từ lobby).

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Xã hội học phố cổ và những bài học cho Hà Nội - TS. KTS Phó Đức Tùng


NHỮNG BÀI HỌC TỪ LỊCH SỬ XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ CHO VIỆC BẢO TỒN PHỐ CỔ HÀ NỘI - Phó Đức Tùng

Đặt vấn đề:
Phố cổ Hà Nội là một khu đô thị hấp dẫn, điều đó đã hẳn. Bằng chứng là nhiều người muốn sống ở đây, mặc dù điều kiện sống rất chật chội. Giá đất ở đây cao. Và du khách nào, cho dù trong hay ngoài nước tới Hà Nội cũng đều muốn thăm quan phố cổ, chứ không ai nảy ra ý định tham quan khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Linh Đàm hay Ciputra cả. Vấn đề là giá trị của phố cổ nằm ở đâu? Phần hữu hình, nhà cửa kiến trúc kiểu phố Phái ngày nào thì nay đã biến hết rồi. Những kiến trúc hiện tại không có gì đáng nói. Vì vậy, người ta đều cho rằng giá trị chính của phố cổ là phi vật thể. Nhưng những giá trị phi vật thể đó là gì? Người ta liệt kê: lịch sử, văn hóa, lễ hội, ẩm thực, hương ước, nghề thủ công v.v. Nhưng nếu xét kỹ, thực ra đa số những giá trị này chỉ là hồi ức một thời. Hiện nay, gần như tất cả những giá trị phi vật thể nói trên đều chỉ còn rất mờ nhạt, khó có thể nói chúng là lý do cho sự hấp dẫn của khu phố này. 

Khía cạnh nhân chủng học trong câu chuyện giãn dân phố cổ - TS.KTS Phó Đức Tùng

                                                            TS.KTS Phó Đức Tùng


















Phóng viên thắc mắc: Trong câu chuyện di dời, giãn dân phố cổ có một điều kỳ lạ là người dân phố cổ Hà Nội đang sống chui rúc, chật chội trong những căn nhà cũ nát nhưng khi nói đến chuyện di dời sang khu tái định cư lại cứ giãy nảy lên như “đỉa phải vôi”.
Lãnh đạo quận Hoàn kiếm trả lời: “Khi thực hiện đề án giãn dân phố cổ khó khăn chính là thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của người dân. Vì họ đã gắn bó hàng chục năm, nhiều thế hệ ở phố cổ và thói quen của họ trong sinh hoạt văn hóa, hàng xóm đã rất thân thuộc.Vấn đề phải làm cho họ thấy được quyền lợi khi họ tham gia vào đề án. Họ được đến khu đô thị có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn, môi trường rộng rãi, thoáng mát… đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hiện đại.
Chúng tôi sẽ tìm ra lối sống, lối sinh hoạt của người dân phố cổ để đưa vào trong thiết kế khu đô thị mới cho phù hợp, họ vẫn còn hàng xóm vẫn được sống cùng với nhau. Đó là giá trị vô hình nhưng sẽ tạo sự gắn kết rất đặc biệt. Chính điểm này tạo nên điểm nổi bật khác với các khu nhà tái định cư khác của thành phố.”
Đằng sau câu hỏi và câu trả lời này tiềm ẩn một tiền giả định: “Dân phố cổ có thói quen hay văn hóa sống chui rúc, chật chội từ lâu khiến cho họ cảm thấy thích sống như vậy.”