Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Tôi đi thi I (từ số 1-7/12 công trình)

Vì trót đăng là 12 lần đi thi, nên thể theo lời anh em, kể lể lại kinh nghiệm vì sao làng ao không thoát nổi ao làng.
Câu chuyện khởi đầu, năm 2004
Thi thiết kế TRUNG TÂM THƯƠNG MAI TAM KỲ (Chợ Thương mại).

Anh Thế, có ông già vợ tham gia Liên minh HTX, bảo là thi đi, Liên minh làm chủ đầu tư sợ gì. Hồ sơ có 3 chú thi: Mình với Hùng là 1 đội, Phương KS + Sơn bán Yến (Hồi đó Sơn làm Food dinco) làm 1 đội, còn 1 đội ở đâu đó không quan tâm lắm.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Đi dọc một đại lộ, nghĩ về một tầm nhìn

12. 04. 15 - 3:00 pm

Phó Đức Tùng
(Tiếp theo bài trước)
Philadelphia 08. 04. 2015
Bên cạnh trục chính Đông Tây là đại lộ chợ, Philadelphia còn có trục chính Bắc Nam là đại lộ nghệ thuật – Avenue of the arts. Trục này còn to gấp đôi trục đông tây nên còn gọi là Broad Avenue. Nguyên cái tên hai trục đã cho thấy thành phố này có một định hướng chiến lược rất rõ ràng. Hai trục giao nhau tại tòa thị chính thành phố.
Trên Avenue of the arts. Một đầu là tháp Tòa thị chính. Ảnh từ Internet
Trên đại lộ nghệ thuật có đại học mỹ thuật, thư viện mỹ thuật, các loại nhà hát. Khi đi qua bùng binh là khu tòa thị chính, một phần trục Bắc Nam này chạy tiếp như một trục giao thông, nhưng phần hồn của nó thì rẽ chéo về hướng tây bắc, thành đại lộ công viên Franklin (park ave.).
Đại lộ này là tuyến đường hoành tráng nhất Philadelphia, bốn dải đường rộng với những dải phân cách bằng công viên rộng lớn, xen lẫn những bùng binh công viên tròn hoành tráng. Đây cũng là trục đường duy nhất dám chém thẳng chéo qua mạng ô cờ của sự bình đẳng, được bố cục theo đúng phương thức tập quyền baroque, thể hiện uy quyền tập trung tối cao.
Thiết kế trục đại lộ chém chéo qua mạng ô cờ. Từ trái qua phải: 1.) Trục Parkway trong bản đồ quy hoạch thành phố năm 1906 – 2.) Trục Parkway theo bản đồ quy hoạch của Trumbauer, Zantzinger và Cret, 1907 – 3.) Trục Parkway trên bản đồ quy hoạch của Jacques Gréber, 1917. Hình từ trang này

Ảnh của Wind Watcher chụp từ một con diều, ngó xuống Ben Franklin Parkway, 2012, cho thấy đại lộ đã cắt chéo mạng ô cờ. Ảnh từ trang này
Sau 3 lần nâng cấp, tại JFK Plaza, Logan Square và Eakin Oval, trục không gian này đạt tới đỉnh điểm tại bảo tàng nghệ thuật, được đặt trên đồi cao như đỉnh Acropolis, và cũng với cổng chào hoành tráng như đền Parthenon (vì vậy ngày nay, bảo tàng này cũng có biệt danh là Fairmont Parthenon).
Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia ở một đầu của trục đại lộ (cuối hình). Ảnh của sjacmarathoners
Cấu trúc đăng đối hai cánh kinh điển của tòa nhà bảo tàng càng làm tăng thêm độ uy nghi, quyền lực. Nhìn trên mặt bằng tổng thể, khu bảo tàng khiến liên tưởng đến hình tượng bán cầu đại não của cả đô thị, dẫn tới đại lộ nghệ thuật là trục tủy sống. Xung quanh và đằng sau bảo tàng, công viên Fairmont rộng mênh mông với dòng sông Schuylkill làm hậu thuẫn vô cùng vững chắc.
Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia với sông Schuylkill bên cạnh. Ảnh của Duncan Pearson

Trục Parkway nhìn từ trên cao. Một đầu là Bảo tàng Nghệ thuật, một đầu là Tòa thị chính. Ảnh của Duncan Pearson
Có thể nói ở Philadelphia, từ tòa thị chính trở xuống sẽ là khu vực dân sự, như vùng quanh Agora của Athen thuở trước. Còn từ tòa thị chính theo trục Franklin sẽ là Acropolis, là thượng tầng tinh thần. Nếu như Constitution Center, Liberty Bell và Independence Hall là cốt lõi của vùng dân sự, vẫn tuân theo mạng lưới ô cờ, thì trục Franklin, với đỉnh cao là Bảo tàng Nghệ thuật, là đầu não tinh thần của thành phố, và tuân thủ nguyên tắc tập trung, với thánh đường của nghệ thuật ở tòa bảo tàng. Xung quanh đó, tự nhiên được để tự do, là giá trị hậu thuẫn của nghệ thuật.
Đứng từ sảnh đường bảo tàng nhìn xuống đô thị, ngay cả những tòa nhà chọc trời chen chúc ở khu trung tâm cũng trở nên nhỏ mọn, bon chen, mặc dù nếu đứng ở trung tâm, ta sẽ thấy những biểu tượng quyền lực này che rợp bóng mặt trời, lấn lướt hoàn toàn tòa thị chính, mặc dù tòa này đã rất nguy nga và nằm ở đúng giao điểm hai đại lộ lớn nhất.
Nhìn từ cổng Bảo tàng Nghệ thuật xuống trục Parkway. Ở xa xa là tháp Tòa thị chính. Ảnh của Garneld Mejilla
Vậy có nghĩa là giá trị “vision” (tầm nhìn) của thành phố đã rất rõ ràng:
- Bình đẳng, tự do, dân chủ là nền móng. Kinh tế, chính trị là trung tâm. Nhưng thiên nhiên, nghệ thuật mới là đầu não; Trong đó thiên nhiên cốt ở rộng rãi, tự nhiên, không bị xâm hại, bền vững, sơn thủy hữu tình.
- Nghệ thuật cốt ở tinh hoa, tập trung, quyết liệt. Nền dân chủ tự do trong khuôn khổ, nhất là để đáp ứng tiêu chí bình đẳng. Nhưng thiên nhiên và nghệ thuật thì cần tự do tuyệt đối, vượt mọi khung kẻ.
- Thiên nhiên nuôi dưỡng, nâng đỡ tinh hoa nghệ thuật. Nghệ thuật đứng trên đỉnh cao, vượt mọi khuôn phép, thoát mọi lưới bình đẳng, từ đó trực chỉ tới trung tâm kinh tế, chính trị, để rồi lan tỏa ra toàn đô thị.
Quy hoạch trục Parkway của Jacques Gréber, 1917. Các bạn bấm vào hình để xem bản to hơn.
Tầm nhìn rõ ràng đến thế, thể hiện mạch lạc đến thế, không phải nhiều đô thị trên thế giới có được. Đứng trước bảo tàng mà đầu óc choáng váng. Thì ra cái yếu điểm của mạng lưới bình đẳng cũng từng được các nhà hoạch định nhìn ra, và khéo léo chế ngự bằng đối trọng rất nặng kí, quyết liệt như vậy. Nếu đã khôn ngoan như vậy mà Philadelphia còn suy tàn thì có lẽ là mệnh trời chăng, giống như những đô thị lừng danh một thời trên thế giới rồi cũng lụi tàn. Lại ngẫm Hà Nội của ta, huênh hoang là một trong 10 đô thị rộng nhất thế giới, mà một tầm nhìn cũng chẳng có, hay chẳng thể thực hiện trên thực tế, thì còn mong đợi nỗi gì.

BÀI CỦA PHÓ ĐỨC TÙNG:
- Ở Philadelphia, ngày 7.4. 2015 
- Đi dọc một đại lộ, nghĩ về một tầm nhìn 
- Đến bảo tàng nghệ thuật, nghĩ tới hai chữ “thiên tài” 
- Tranh tường ở đâu cũng thế: càng có tổ chức càng đờ đẫn? 
- Boston: Trong lâu đài và giữa đồng hoa, nghĩ về tự do 
- Não, cơ thể, và điện tử: hay như nghệ thuật tại Viện Franklin 
- Tinh thần Brahmin, văn hóa Brahmin 
- Boston và Chicago ở tầm nhìn chim bay 
- Milwaukee: nơi đìu hiu lại đầy lễ hội 
- Milwaukee: Chọn ô tô nên thành như nông thôn 
- Đại học Chicago: 100 năm và độc lập như cổ tích 
- Những điều học được từ khu trung tâm của Chicago 
- Ghé sát mắt nhìn: trung tâm Chicago lắm cái chưa hay 
- Học viện nghệ thuật Chicago: Mãi không thể nào học được 

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2015 và những câu hỏi?


Ghim bài đây!, có đủ hình nội thất bảo tàng và Thư viện rồi, mà chưa rảnh viết được.

A. Công trình Cụm Bảo tàng - Thư viện Quảng Ninh đạt giải thưởng dựa vào tiêu chí gì?
















1a). Về ý tưởng sáng tạo

1b) Giải pháp mới, hướng đến tương lai

1c) Tạo hình kiến trúc tốt

2a). Giải quyết tốt dây chuyền công năng.

2b) Giải quyết tốt mối quan hệ giữa công trình kiến trúc với cảnh quan môi trường

3. Có ý nghĩa văn hóa xã hội và tính nhân văn

4. Hướng đến tính bền vững theo tiêu chí Công trình Kiến trúc Xanh Việt Nam.

5. Sử dụng vật liệu, công nghệ tiên tiến, hiệu quả.




B.  Đồ án Quy hoạch Khu Dân cư Dưỡng Sơn - Tam Kỳ sao không được giải khi nó đáp ứng đủ 4 tiêu chí của điều lệ.


TP Hạ Long, những mảnh vỡ trong cấu trúc quy hoạch

Đô thị kéo quá dài
Đô thị Hạ Long được phát triển theo hướng kéo dài một cách đáng lo ngại; bám theo bờ biển tới gần 35km. Với quy mô một đô thị loại lI, khoảng 270.000 dân theo quy hoạch, chỉ là quy mô trung bình nhỏ, đây sẽ thực sự là bất lợi bởi khả năng liên kết yếu trong cấu trúc đô thị. Có thể đây cũng là một “kỷ lục” khác của Hạ Long, trở thành một thành phố loại III có chiều dài kỷ lục ở Việt Nam. (Vượt qua Việt Trì vốn trước đây là thành phố kéo dài khoảng 15km với những tuyến phố chạy suốt đô thị).


Trên tuyến chiều dàí 35km ấy, chiều rộng của đô thị xây dựng khá mỏng và bị phân cách, có phần chỉ khoảng 200m, phần khác bị ngăn cách bởi địa hình đồi núi, Sự bất lợi của đô thị kéo quá dài có hệ quả tất yếu là hệ thống trung tâm bị xé lẻ, phân tán, khoảng cách của người dân đến trung tâm xa, hạ tầng bị kéo dài không kinh tế và tất yếu phải tính đến hệ thống giao thông công cộng đa kết nối - nếu không muốn giao thông ô tô cá nhân phát triển.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Đại hội KTS Việt Nam khóa 9 (2015-2020)

                                                Theo KTS Huỳnh Quốc Hội
Đại hội đại biểu KTS Việt Nam nhiệm kỳ 9 (2015-2020) diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu Nghị, TP Hà Nội, từ ngày 19-21/4/2015.
Đoàn Quảng Nam tham dự 2 đại biểu.
KTS Trần Bá Tú (chủ tịch Hội KTS Quảng Nam) trúng cử UV BCH TW.
Tổng số ủy viên Ban chấp hành nhiệm kỳ 9 là 98 người.
Đại hội đề cử 116 người, bỏ phiếu lấy 98 người, danh sách tham dự là 570 người, phiếu phát ra 556 phiếu, thu về 549 phiếu, phiếu hợp lệ 532.
KTS Vỹ (Tiền Giang) cao phiếu nhất với 528 phiếu.
KTS Trần Bá Tú được 522 phiếu.
Số phiếu bầu cho người thứ 98 là 340 phiếu (là 1 tỷ lệ phiếu rất cao)





















                     KTS Huỳnh Quốc Hội đứng hàng thứ 2, (bên cạnh KTS Ngô Doãn Đức/đeo cavat), sau lưng người thứ 5 của hàng thứ nhất, tính từ phải qua.
Ban Thường vụ gồm 18 người.
Đoàn chủ tịch vẫn giữ nguyên 5 người gồm 1 Chủ tịch và 4 phó Chủ tịch
nhưng có thay đổi, KTS Ngô Doãn Đức thôi chức PCT, thay bởi KTS Nguyễn Văn Hải (Chủ tịch Hội KTS Hà Nội/ Bí thư Quận Hoàn Kiếm >>> PCT TP Hà Nội). Cụ thể như sau:
KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội KTS VN (nhiệm kỳ 3)
KTS Nguyễn Quốc Thông (PCT Hội)
KTS Nguyễn Ngọc Tuấn (PCT Hội phụ trách miền Trung/PCT UBND TP Đà Nẵng)
KTS Khương Văn Mười (PCT Hội phụ trách Miền Nam)
KTS Nguyễn Văn Hải (PCT phụ trách miền Bắc)



Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

(13.4.2015) THE MODERNITY REFLECTION

Từ đô thị hiện đại Boston: quên mình đi mới phản chiếu được thế giới
                             Phó Đức Tùng

Xem tranh ảnh và các bản đồ lịch sử Boston, thì thấy tới khoảng giữa thế kỷ 19, khu trung tâm thành phố này đã được xây dựng kín, với những ngôi nhà gạch đỏ, chiều cao khá đồng đều khoảng 4-5 tầng, khép kín tất cả các mặt phố. Lõi đô thị Boston khi đó, về cả chất lượng lẫn số lượng của không gian xây dựng, lẫn hoạt động văn hóa, kinh tế xã hội, thang giá trị, phong tục tập quán v.v. trong đó đều đã khá ổn định, trưởng thành.


















                                                                                     >Downtown của Boston, ảnh tư liệu

(12.4.2015) Boston – logic của giới tinh hoa

Đặt mua vé máy bay đi Philadelphia, Mỹ giá thấp nhất

Boston 12/4/2015
Boston là một trong những đô thị cổ nhất nước Mỹ, từng thịnh vượng trước Philadelphia, rồi phải nhường bước cho Philadelphia, nhưng nay thì có vẻ ổn hơn. Nếu Philadelphia là một đô thị của sự bình đẳng, của dân lao động, thì Boston lại đặc trưng của một đô thị được dẫn dắt bởi tầng lớp tinh hoa, với những danh gia vọng tộc lâu đời, nổi tiếng. Chỉ nhìn vào bản đồ khu trung tâm Boston, ta có thể nhận ra ngay sự khác biệt. Nếu như Philadelphia có dạng bàn cờ trải khắp, thì trung tâm Boston có hình như một trái tim, rất hữu cơ, với các ngăn, các mạch chủ, mạch nhánh rõ ràng. Hiện nay, Boston là một trong những thành phố có mật độ cao nhất, đắt đỏ nhất, nhưng cũng được coi là thuộc loại tiềm lực nhất và đáng sống nhất, hấp dẫn nhất ở nước Mỹ.
Ngày đầu tiên tới Boston, tôi tham quan nhạc viện, vì có cậu em họ học sáng tác ở đây sẽ trình bày các tác phẩm giao hưởng tốt nghiệp của cậu.  Khu vực nhạc viện nằm ở phía tây của trung tâm.

(10.4) Bảo tàng kỹ thuật, viện Franklin

Philadelphia 10.04.2015
 Bảo tàng kỹ thuật của Viện Franklin nằm trên trục đại lộ Franklin, thuộc khu vực bảo tàng của Philadelphia. Cùng với những tòa nhà trọng yếu khác như thư viện thành phố, đại học mỹ thuật, viện khoa học tự nhiên, nhà thờ thánh Peter, đền thờ Pennsilvania, tòa bảo tàng này xác định không gian cho vòng xuyến Logan, có thể coi như khu vực nền tảng của thánh địa acropolis về tín ngưỡng và tri thức của Philadelphia, với bảo tàng mỹ thuật ở đỉnh cao.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

(9.4.2015) Philadenlphia - Phó Đức Tùng/ Bút ký đi Mỹ

Philadelphia 09.04.2015

Tranh tường
Được sự nhắc nhở của bạn Phương và Micheal, hôm nay mình có lượn qua xem và đọc về dự án tranh tường của Philadelphia, một dự án có đôi chút tương đồng với con đường gốm sứ ở Việt Nam.

Trước hết, giới thiệu qua về dự án để mọi người hình dung. Đây là một dự án lớn, toàn diện và dài hơi, bắt đầu từ những sáng kiến năm 1984 của Jane Golden.Khởi điểm là vấn đề Philadelphia có tình trạng mất dân, xuống cấp đô thị.Nhiều công trình bị phá dỡ mà không được xây lại. Do thành phố này gồm toàn nhà liền kề, nên khi một nhà bị phá, sẽ lộ ra những bức tường không được hoàn thiện của các nhà bên cạnh. Những lỗ trống hoang hóa, những mảng tường xấu xí. Khi đó, tệ nạn graffiti hoành hành, như giậu đổ bìm leo, khiến cho những mảng tường đã xấu xí trông lại càng bẩn thỉu, bệ rạc. Dự án của Jane Golden nằm trong chính sách chống graffiti, nhưng không chỉ có thế, nó tiếp cận cùng một lúc nhiều phía:

(8.4.2015) Philadenlphia - Phó Đức Tùng/Bút ký đi Mỹ

Philadelphia 08/04/2015

Bảo tàng nghệ thuật
Bên cạnh trục chính đông tây là đại lộ chợ, Philadelphia còn có trục chính bắc nam là đại lộ nghệ thuật – Avenue of the arts. Trục này còn to gấp đôi trục đông tây nên còn gọi là broad avenue. Nguyên cái tên hai trục đã cho thấy thành phố này có một định hướng chiến lược rất rõ ràng. Hai trục giao nhau tại tòa thị chính thành phố.

(7.4.2015) Philadenlphia - Phó Đức Tùng/ Bút ký đi Mỹ

Trước đây có đề cập với KTS Phó Đức Tùng, Quảng Nam nhà em vùng sâu vùng xa quá, Thầy có gì hay thì cập nhật cho tụi em với, mở mang đầu óc cho anh em. Với ngoài bút của một người từng sống ở Đức 15 năm, một trong những người đầu tiên từng trèo qua bức tường Berlin vào cái ngày năm 1989, một người từng sống 15 năm ở Đức chỉ để học triết học, kinh tế, kiến trúc và tất cả mọi thứ. Dưới lăng kính kiến thức bản thân đó, mọi cái nhìn, mọi vấn đề dưới con mắt của TS.KTS Phó Đức Tùng, mọi thứ đều trở nên dễ hiểu, và thật đơn giản, mà có khi phải mất rất nhiều thời gian (thậm chí không bao giờ), để một người có thể tự suy ngẫm - trải nghiệm mà hiểu được.
Sau đây là các đoạn Bút ký từ (7-11) Philadenlphia và (12-13) Boston mà TS.KTS Phó Đức Tùng chia sẻ đến Hội KTS Quảng Nam.

Philadelphia 07.04.2015

1-     Mạng lưới ô cờ:
Thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, Hippodamus sử dụng mạng kẻ ô cờ để quy hoạch Piraeus, làm nguyên lý cơ bản cho quy hoạch đô thị cổ Hy lạp, nhằm thể hiện và thực hiện lý tưởng về sự bình đẳng, dân chủ.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

12 Phương án dự thi cổng chào Tam Kỳ

Tam Kỳ đã họp 1 phiên, nhưng chưa chốt được Phương án, bảo là cho về chỉnh sửa vật liệu, phương án, ý tưởng, đấu lại vào cuối tháng 5/2015. sau đây là các phương án trưng bày tại Đại hội KTS Quảng Nam ngày 11/4/2015
PA 1



Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Đại hội KTS Quảng Nam nhiệm kỳ III (2015-2020)

Sáng ngày 11 tháng 4 năm 2015, tại Hội trường Khách sạn ven sông Bàn Thạch (khu phố mới Tân Thạnh, TP Tam Kỳ), Đại hội KTS Quảng Nam nhiệm kỳ 3 (2015-2020) đã tổ chức với sự tham gia của hơn 80 KTS đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh.
Khách mời về tham dự có ông Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam
ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam
ông Nguyễn Văn Duy, Phó Chủ tịch Hội KTS Đà Nẵng
Ông Nguyễn Phú, Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Nam
và các đại diện từ UBMT TQ Tỉnh Quảng Nam (Thái), Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Tỉnh Quảng Nam (Diệu), Báo Quảng Nam (Đặng Hùng) và Đài truyền hình Quảng Nam (Viết Tuyên).



















Hình ảnh Ban chấp hành, từ trái qua: KTS Trần Trung Hậu, KTS Nguyễn Chí Công, KTS Trần Bá Tú (Chủ tịch Hội), KTS Ngô Ngọc Hùng, KTS Huỳnh Quốc Hội (PCT), KTS Nguyễn Văn Phong (PCT), KTS Võ Đăng Phong, KTS Hoàng Châu Sơn, KTS Hoàng Sừ (nguyên Chủ tịch, không tham gia nhiệm kỳ III)

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Rất nên quan tâm đến lưu manh

Tác giả: http://vuongtrinhan.blogspot.com
1. Trong bài Đường đi và người đi -- Những khám phá thú vị về xã hội người Việt xưa in trên TT&VH số ra 18-12-2011 nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng có viết :
“ Ngày xưa đi buôn, thường phải thuê người gánh hàng, một người gánh hai thúng gọi là Đểu, hai người gánh chung một thúng hoặc một kiện hàng gọi là Cáng. Dân gánh thuê Đểu Cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ buôn, nên chữ Đểu Cáng dần mang nghĩa xấu, cũng như chữ Lưu manh – người mù đi lang thang, đôi khi cũng trộm cắp, nên chữ này cũng mang nghĩa xấu”.

Tôi muốn bàn thêm với anh Thượng riêng về hai chữ lưu manh.
Chữ manh ở đây không phải người mù.
Trong chữ Hán cũng có một chữ manh viết bằng cách kết hợp chữvong với bộ mục, Đào Duy Anh dịch nghĩa là mắt không có con ngươi, tối tăm.

Thông báo Đại hội KTS Quảng Nam nhiệm kỳ 2015-2020 (update)

Lịch chính thức vào Sáng Thứ 7, ngày 11 tháng 4/2015
Địa điểm: Nhà khách UBND Tỉnh Quảng Nam (mới xây dựng)
tên khác là Khách sạn ven sông Bàn Thạch





Thành phần: toàn thể KTS đang làm việc tại Quảng Nam, có Giấy mời và không có Giấy mời, dự kiến từ 80-100KTS. (Ai không có Giấy mời là do không có tên trong danh sách, thì đi để đăng ký tên vào danh sách và đơn xin vào Hội KTS Quảng Nam, được hưởng quyền lợi tham dự, phát biểu và tiệc chiêu đãi như bình thường). >>> Danh sách mời 90 KTS tham gia Đại hội KTS nhiệm kỳ III, bấm vào đây tải về!

Quảng Nam tổng kết Trại KTS Trẻ VN lần VI - 2015 tại Thanh Hóa

Rồng Lam Kinh (Ảnh của KTS Ngô Đức Trung)

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Chặt hạ 6700 cây xanh, tiền mất tật mang >>> ý kiến TS.KTS Phó Đức Tùng

VOV.VN - Việc Hà Nội bỏ cái phù hợp này, chạy theo cái phù phiếm kia, là quyết định cần xem xét lại và cân nhắc kỹ kẻo lại vẫn “tiền mất tật mang”!  NGUỒN : http://vov.vn/blog/chat-ha-6700-cay-de-trong-moi-khong-kheo-lai-tien-mat-tat-mang-389125.vov
" Ngoài sự hoành tráng, những cây cối mang dáng vẻ khác nhau và do dân tự trồng, lại gắn liền với trải nghiệm, hồi ức cá nhân, tạo ra tình cảm đô thị, hơn hẳn cây thuần loài đại lộ. Việc bỏ cái phù hợp này, chạy theo cái phù phiếm kia, là quyết định cần xem xét lại và cân nhắc kỹ kẻo lại vẫn “tiền mất tật mang!
Tiến sĩ Phó Đức Tùng".




Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Thông báo số 1 Trại KTS Trẻ Thanh Hóa 2015

THÔNG BÁO SỐ 1

(Về việc tổ chức Liên hoan Kiến trúc sư trẻ toàn quốc lần thứ VI - Thanh Hóa 2015)

Kính gửi:       Hội Kiến trúc sư các Tỉnh Thành
CLB KTS trẻ các Tỉnh Thành
                      Các thành viên Ban Điều hành CLB Kiến trúc sư trẻ Việt Nam


-          Nằm trong chương trình hoạt động chung của Hội Kiến trúc sư Việt Nam năm 2015, Liên hoan Kiến trúc sư trẻ (KTS) toàn quốc lần thứ VI được quyết định tổ chức từ ngày 27-28/03/2015 tại Thành phố Thanh Hóa (Tỉnh Thanh Hóa).
-          Lãnh đạo Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã có công văn gửi đến UBND Tỉnh Thanh Hóa ngày 30/12/2014 để thông qua chủ trương tổ chức sự kiện này tại địa phương. UBND Tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản trả lời hoan nghênh và ủng hộ sự kiện này.

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Hòn Đỏ - Nha Trang


Đó là vào năm 1960. Chùa ban đầu là một túp lều 25m vuông mỗi cạnh 5m, nền bằng đá núi đập nhỏ trộn lẫn với đá cuội cùng với cát đem từ đất liền sang., mái lợp bằng vải lều của nhà binh, vách che bằng giấy cát tông lấy từ các thùng giấy bán ở chợ Đầm. Một chiếc bàn gỗ tạp cũ được kê làm án thờ Phật với một tấm hình Phật tổ được lồng kính. Quá trình khai quang, cải tạo, xây dựng chùa Từ Tôn ban đầu có công của vợ chồng dân chài anh Sáu Sài gòn ở Hòn Đỏ được Quách Giao qua lời kể của HT Thích Viên Mãn đã tường thuật rất chi tiết trong Bút ký Người gánh nắng

Theo Quách Giao thì Hòn Đỏ là một hòn núi đá. Trước kia nối liền với dãy núi Cù Lao. Sau nhiều năm tháng bị biển xâm thực cắt đôi chia Hòn Đỏ ra khỏi đất liền, khi thủy triều xuống chỉ cần xăn quần là lội qua được.