HỆ THỐNG HÓA CÁC MÔ HÌNH CẤU TRÚC ĐÔ THỊ
Người dịch: KTS. Huỳnh Quốc Hội (4/2013)
1.
PHẦN
GIỚI THIỆU
Một số quy hoạch vật thể/cơ sở (physical plan), [1]trên
cả quy mô vùng và đô thị, dù chúng có được đưa ra đề xuất tốt và xuất đẹp thì
cũng chẳng bao giờ được thực hiện. Lý do chủ yếu xuất phát ở thực tế những quy
hoạch này không đủ bao quát tất cả các yếu tố thực tế của cuộc sống đô thị và sự
phát triển của nó; hoặc nhưng quy hoạch này sẽ không được công nhận như là một
công cụ không thể thiếu được của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.4.
Mục tiêu của nghiên cứu này là chỉ ra cách thức
mà một quy hoạch tổng thế thực hiện trên quy mô lớn có thể ảnh hưởng (tốt hoặc
không tốt) lên những sáng kiến khu vực như thế nào, dẫn đến sự cải tiến cho môi
trường sống của con người. Đây có thể coi là một cách tiếp cận vấn đề theo
phương pháp luận bởi vì đã có rất nhiều ý kiến nói về tình huống thực của môi
trường và các khía cạnh kỹ thuật của vấn đề, nhưng vẫn còn rất nhiều cách tiếp
cận bằng thực tiễn để điều chỉnh quá trình đô thị hóa ở cấp độ quốc gia, khu vực
và địa phương.
3. HỆ THỐNG HÓA CÁC DẠNG CẤU TRÚC của quá trình ĐÔ THỊ HÓA.
3.2. Sự trình bày về mặt lý thuyết của các hình thái không gian cơ bản trong quá trình đô thị hóa bao gồm 1 số khả năng (có thể xảy ra) như sau:
3. HỆ THỐNG HÓA CÁC DẠNG CẤU TRÚC của quá trình ĐÔ THỊ HÓA.
3.2. Sự trình bày về mặt lý thuyết của các hình thái không gian cơ bản trong quá trình đô thị hóa bao gồm 1 số khả năng (có thể xảy ra) như sau:
A1 hệ thống một trung tâm
A2 hệ thống nhiều trung tâm
B1 hệ thống tập trung, chen chúc
B2 hệ thống vệ tinh phân tán
C1 hệ thống hướng tâm (radial system)
C2 hệ thống tuyến tính (linear system)
Hệ thống hóa giúp cho việc đưa ra những quyết định
quy hoạch theo tầm nhìn của tương lai các khu vực đô thị hóa và đóng góp vào sự
hiểu biết rộng hơn tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường của con người ở tầm
vi mô và vĩ mô.
3.3
Mô hình đô thị hóa được chia thành 2 nhóm:
A Cấu trúc một trung tâm (dựa vào một thành phố
chính)
B Cấu trúc nhiều trung tâm (dựa vào 2 hoặc nhiều
hơn 2 thành phố, là trung tâm của quần thể đô thị hóa)
Đô thị hóa được thực hiện trên quy mô
U- Địa phương (thành phố, thị trấn, quần thể đô
thị)
R- Vùng
N- Quốc gia
3.4 Mô
hình đô thị hóa ở quy mô địa phương được chia thành:
U/A mô hình một trung tâm của quá trình đô thị
hóa
U/A1 Sự tập trung đồng dạng liền khối (compact
uniform)
U/A2 Sự tập trung hướng tâm liền khối
U/A3 Sự tập trung hướng trục liền khối
U/A4 Sự phân tán đồng dạng vệ tinh (satellite
uniform)
U/A5 Sự phân tán đồng dạng vệ tinh
U/A6 Sự phân tán tiếp tuyến vệ tinh
U/A7 Sự phân tán tuyến tính quanh trục vệ tinh
U/B8 – sự phát triển tuyến tính quanh trục
U/B9 – sự phát triển tuyến tính theo trục bán
nguyệt
U/B10 – sự phát triển tuyến tính theo trục vòng
tròn kép
U/B11- sự phát triển chen chúc với hệ thống vệ
tinh bên ngoài
3.5.
Mô hình đô thị hóa ở quy mô vùng được chia thành:
R/1 – Sự phát triển chen chúc tập trung
R/2 – Sự phân tán đồng dạng của đô thị hóa
(uniform dispersal: đơn điệu) với sự phát triển có giới hạn của các cột mốc của
sự phát triển.
R/3 – Sự phân tán của quá trình đô thị hóa dọc
theo trục chính của tuyến giao thong của sự phát triển có giới hạn của các cột
mốc của sự phát triển. (cột mốc và hệ thống hành lang)
Các tên gọi, thuật ngữ trên cũng có thể sử dụng
trong quy mô quốc gia (N/1, N/2, N/3).
U/A- Mô hình một trung tâm của quá trình đô thị
hóa
a. Theo mô hình này,
thành phố được phát triển theo nhiều hướng tự do và đồng dạng (đơn điệu). Vành
đai vòng tròn của sự phát triển góp phần vào sự tắc nghẽn, quá tải của nội thị.
Các phần bên ngoài của hệ thống đô thị luôn phải chịu áp lực nặng nề của sự mở
rộng từ nội thị.
b. Hệ thống là kết quả của một quá trình phát triển đô
thị không được quy hoạch, không được kiểm soát trên diện rộng, dựa vào một giả
định (phi thực tế) rằng tăng trưởng đô thị không thể bị chặn đứng hay được chỉnh
đốn một cách có hiệu quả
c. Toàn bộ khu vực được
đô thị hóa tạo thành một phức thể hỗn tạp của các hoạt động đô thị, tất cả các
chức năng của thành phố bị trộn đều, gây ảnh hưởng đến môi trường và tiện nghi
của cuộc sống.
d. Mô hình này dẫn đến
sự tập trung quá lớn của các hoạt động diễn ra tại khu vực trung tâm gây tắc
nghẽn. Từ bên ngoài, khó có thể vào được trung tâm, các khu vực dân cư xen kẽ với
các khu công nghiệp. Khu vực xanh bị phân tán, không có một không gian xanh nào
trong nội thị cũng như sự kết nối với các không gian xanh, mở bên ngoài khu vực
đô thị hóa.
e. Kích cỡ của quá
trình đô thị hóa quá lớn, và dư thừa so với khả năng tiềm năng của cơ sở vật chất
của xã hội và kỹ thuật. Hệ thống tập trung một trung tâm góp phần vào sự phát
triển không giới hạn của dân số đô thị, nằm ngoài các con số tính toán, hình
thành nên một nội thị rộng lớn nhưng không thích nghi được với nhu cầu thực tế
của con người.
f. Do sự mở rộng không
giới hạn của đô thị hóa, khoảng cách trung bình giữa một không gian mở ở bên
ngoài thành phố và khu nội thị đang dần gia tăng mỗi năm.
Không gian xanh ít ỏi và cũ kỹ bị áp lực bởi
khu vực đang ngày càng mở rộng.
g. Khu vực đô thị hóa góp phần vào việc hình
thành vi khí hậu đặc trưng mà có thể gây độc hại tới sức khỏe con người.
Cân nhắc những khía cạnh trên và dựa vào sự trải
nghiệm thực tế trong hơn một thế kỷ qua, thì có thể khẳng định rằng sự tập
trung đồng dạng chen chúc một trung tâm dẫn đến sự hình thành một môi trường vô
nhân đạo, bị méo mó biến dạng. Một mô hình như vậy được phát triển mọi nơi trên
thế giới sẽ là kết quả của sự phát triển đô thị tự phát. Mặc dầu thực tế ở những
đô thị mà sự phát triển dựa trên nguyên tắc có nhiều thành tựu đáng kể - thì yếu
điểm của mô hình này sẽ làm nản lòng những sáng kiến có khuynh hướng làm ảnh hưởng
tới môi trường đô thị.
Để sự phát triển tập trung liên tục của thành
phố ngừng lại thì một vài thay đổi cơ bản của cấu trúc phát triển nội thị cần
phải được thực hiện. Nếu vị trí trung tâm của quần thể đô thị khó có thể thay đổi
theo trục – thì ít nhất các bước phát triển tiếp theo của thành phố phải dựa
trên những giải pháp mới mà gọi là sự tập trung hướng tâm một trung tâm.
3.7
U/A2 Sự tập trung hướng tâm liền khối một trung tâm (hình 2)
a.
Nhằm giảm
mức độ tập trung của đô thị, sự phát triển của đô thị liền khối nên được quản
lý theo một vài hướng đi đã được chọn trước.
b.
Sự mở rộng
của thành phố dọc theo các đường hướng tâm không góp phần cải thiện tình trạng
đông đúc và tắc nghẽn của đô thị, bởi vì cấu trúc đô thị liền khối không thay đổi
theo các đường hướng tâm của sự phát triển. Nhưng có một yếu tố tích cực nên được
xem xét: đó là sự mở rộng của đô thị không đi theo hướng những khu vực nằm giữa
các trục hướng tâm. Nếu những khu vực này không chịu tác động của sự phát triển
đô thị, thì có thể biến chúng thành những khu vực xanh, ở dưới dạng cái chốt hướng
vào trung tâm thành phố.
c.
Sự tập
trung hướng tâm một trung tâm tạo điều kiện cải thiện tình trạng môi trường đô
thị nội thị, hướng các khu vực trống, rộng lớn vào trung tâm của cấu trúc đô thị
liền khối. Hệ thống này giúp phân chia thành phố thành những bộ phận cấu trúc hợp
lý, nối trực tiếp với các không gian mở ở bên ngoài.
d.
Khi hệ thống
hướng tâm được thiết lập, với cái chốt không gian mở tiến về thành phố, thì hệ
thống này cần phải được giữ nguyên không biến đổi thành mô hình tập trung đồng
dạng liền khối (mô hình U/A1). Sẽ có một áp lực rất lớn nếu xây dựng những khu
vực không tập trung đã được sử dụng gây lãng phí một cơ hội để dừng việc phát
triển từng phần và thiếu kiểm soát của thành phố.
e.
Sự so sánh
giữa mô hình đô thị hóa thứ nhất và thứ hai cho thấy cách mà môi trường đã bị
tác động không chỉ bởi sự cải thiện cục bộ, mà còn bởi cấu trúc của chính thành
phố đó. Đồng thời cũng chính sự so sánh chỉ ra sự quan trọng của quy hoạch hình
thành một môi trường đô thị mới có giá trị. Tuy nhiên quy hoạch này phải được
thực hiện, nếu không nó cũng không có giá trị. Sự bảo toàn các khu vực xanh
chia các vành đai hướng tâm của sự phát triển là điều kiện tiên quyết quan trọng
nhất cho sự phát triển điều kiện cuộc sống trong thành phố chen chúc và điều
này có thể dẫn đến một sự sáng tạo môi trường đô thị mới.
f.
Sự phát
triển ly tâm hướng trục còn bị ảnh hưởng của điều kiện địa hình và địa lý. Thi
thoảng những xúc tu dài của đô thị hóa tập trung tự kéo dài dọc theo các trục
chính của sự phát triển (ví dụ: dọc thung lũng, song, bờ biển.) Hệ thống này có
thể gọi là sự phát triển quanh trục tập trung một trung tâm.
a. Hệ thống này dựa vào
giả thuyết, mặc dầu phần trung tâm của quần thể đô thị phát triển thành sự tập
trung đồng dạng một trung tâm thì bước tiếp theo của sự phát triển được hướng
theo trục chính của hệ thống giao thông bên ngoài. Sau đó cả hệ thống đô thị
hóa biến thành hình oval dài. Sự kết nối với các khu vực mở rất rõ ràng, hữu
hình; khoảng cách trung bình giữa các trục của sự phát triển và đường viền bên
ngoài của khu vực đô thị hóa được duy trì với sự đo lường hợp lý.
b. Mô hình này không
góp phần tạo ra một hệ thống đô thị tập trung rộng lớn, mang lại nhiều cơ hội tạo
ra một loạt các hành động cải thiện môi trường theo nhu cầu của con người.
Nhưng sự kéo dài và liên tục của hệ thống là một trở ngại cho sự phân chia chức
năng hợp lý của cả hệ thống. Nhờ cấu trúc nội bộ không gián đoạn mà sự phát triển
“ribbon” không còn phù hợp với sự hình thành các bộ phận xã hội được căn chỉnh
hợp lý.
c. Mô hình này không tạo
nên sự liên kết giữa các không gian mở, việc này dẫn đến hạn chế các khu vực
kéo dài ra từ hai bên. Đô thị hóa hình thành nên những khu vực xây dựng tập
trung sẽ chia môi trường tự nhiên thành 2 phần cách xa nhau.
d. Từ sự phân tích các
mô hình đô thị hóa đã được trình bày, có thể đưa ra một kết luận, hệ thống đô
thị hóa không gián đoạn phải được biến đổi thành một loạt các bộ phận tách rời,
hình thành nên một quần thể đô thị. Cấu trúc tập trung và đồng dạng của thành
phố phải được biến đổi thành một hệ thống được tạo nên bởi một loạt các khu vực
xây dựng và các khu vực mở có vị trí xen nhau.
Giả thuyết này vẽ nên một khởi đầu cho hình thức
đô thị hóa vệ tinh, hình thức này là một nét cơ bản cho quy hoạch môi trường hợp
lý.
3.9.
U/A4 Sự phân tán đồng dạng vệ tinh (satellite uniform) (hình 4)
a. Việc điều chỉnh,
kiểm soát sự phát triển của thành phố gặp nhiều khó khăn. Hệ thống đô thị hóa tập
trung được trình bày ở trên không hỗ trợ được nhiều trong việc hạn chế sự phát
triển không giới hạn từ năm này sang năm khác của thành phố. Kích thước tối đa
của một thành phố rất khó có thể ước lượng được, và khó có thể giữ trong một phạm
vi phát triển thích hợp. Một loạt những hoạt động cải thiện môi trường địa
phương sẽ thất bại nếu như một cấu trúc nội thị quá lớn hoặc quá tệ, điều đó sẽ
dẫn tới những ý định cải thiện môi trường địa phương trở nên vô hiệu.
b. Kích thước tối
đa của thành phố phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và rất khó thiết lập. Có nhiều yếu
tố liên quan như phong cảnh, bộ mặt xã hội (townscape), xu hướng phát triển
truyền thống, mối tương quan giữa dân cư và môi trường. Các tiêu chuẩn không chỉ
về mặt kỹ thuật mà hầu hết đều liên quan tới phúc lợi của dân số và thái độ của
con người với môi trường xung quanh.
Người ta sẽ cảm thấy vui với giới hạn được
duy trì của cái được gọi là “quy mô con người” của thành phố. Khi sự phát triển
của thành phố vượt quá giới hạn – điều kiện cuộc sống trong thành phố đông đúc
sẽ mang lại sự khó chịu bức bách trong con sống của con người.
c. Mục tiêu của
quy hoạch toàn diện không chỉ khuyến khích mở rộng và khai triển quá trình đô
thị hóa. Mà nó còn góp phần hạn chế những mặt phát triển không có lợi và tổ chức
lại cấu trúc nội bộ của sự phát triển đô thị nhằm tạo nên một môi trường tốt hơn.
Rất khó để duy trì sự phát triển của một
thành phố độc lập, riêng lẻ trong một giới hạn kích cỡ tối đa – nhưng chúng ta
lại có thể điều hòa sự phát triển đó khi thành phố hình thành nên phần trung
tâm của một quần thể đô thị rộng lớn.
Trong trường hợp này, sự phát triển của
thành phố (còn được gọi là thành phố mẹ) có thể hạn chế ở kích thước tối đa. Những
hoạt động mới sẽ không nằm trong thành phố mà sẽ phân tán xung quanh các thành
phố vệ tinh, định vị bên trong quần thể đô thị.
d. Hệ thống vệ
tinh một trung tâm và phân tán của quá trình đô thị hóa mang đến cơ hội tạo ra
một môi trường thuận lợi và tốt. Sự phân tán này giúp hình thành những bộ phận
đô thị được trang bị tốt hơn, được các khu vực xanh, mở bao quanh. Thành phố
trung tâm sẽ giới hạn sự phát triển trong vành đai xanh, nơi mà tương lai sẽ
không có nhà cửa xây dựng ở đó, điều này giúp ổn định sự phát triển của thành
phố mẹ
e. Hệ thống vệ
tinh này hình thành nên một quần thể đô thị hài hòa với khung cảnh xanh nội thị
rộng lớn. Quy hoạch này nên được đưa vào thực hiện. Điều kiện quan trọng là duy
trì kết quả lâu dài và vĩnh viễn, tạo được tỉ lệ hợp lý giữa các khu vực xây dựng
và không gian mở, ổn định cấu trúc nội bộ của đô thị hóa. Chúng ta không nên
tăng kích cỡ đô thị khi mà chúng đã đi vào ổn định hoặc chúng ta không nên chạm
tới khu vực xanh do áp lực của các dự án đầu tư.
f. Hệ thống vệ
tinh một trung tâm đang hình thành một quần thể đô thị hóa bao gồm các khu vực
xây dựng và các không gian mở, điều này góp phần trở thành một yếu tố quan trọng
của cấu trúc đô thị. Hệ thống này cũng tạo điều kiện quy hoạch môi trường tốt
hơn và cải thiện điều kiện môi trường địa phương tốt hơn nhờ cấu trúc bên trong
của nó. Quy hoạch cũng như chính sách thực hiện có thể đảm bảo hình thành môi
trường tốt và thuận lợi cho dân cư.
g. Nhược điểm
chính của hệ thống này là cấu trúc hội tụ và hướng tâm của nó, điều này tạo nên
sự ách tắc trong giao thông trong thành phố của quần thể đô thị. Sự mở rộng của
hệ thống đòi hỏi phải hình thành những vệ tinh mới gần các vệ tinh đã có – hoặc
sự nối dài hệ thống vệ tinh bên ngoài giới hạn của quần thể đô thị có thể dẫn đến
sự phát triển theo tuyến tương quan.
Sự phát triển theo tuyến này luôn được thực
hiện dọc theo trục giao thông – đó là lý do vì sao sự mở rộng của hệ thống vệ
tinh sẽ làm biến đổi các chòm sao hướng tâm của thành phố vệ tinh thành sơ đồ
phát triển vệ tinh theo tuyến, được thực hiện dọc theo trục giao thông hướng
tâm đã được chọn lựa.
3.10 U/A5 Sự phân tán đồng dạng vệ tinh
a. Trục chính của
giao thông (đường, đường ray, giao thông nước, đường ống) không nên cắt ngang
khu vực dân cư và không nên làm tăng sự tắc nghẽn giao thông trong thành phố,
điều này hình thành hạt nhân của toàn bộ hệ thống. Đó là lý do vì sao các dòng
lưu thông hình thành nên việc các trục phát triển theo tuyến vệ tinh tiếp tuyến
với thành phố chính và thành phố vệ tinh, dẫn đến việc hình thành nên những môi
trường khá cục bộ.
b. Cấu trúc đô thị
hóa theo tuyến được hình thành bởi các đường hành lang phát triển hội tụ đan
xen lẫn nhau tại cột chính của sự phát triển. (hệ thống theo tuyến không nên lẫn
lộn với sự phát triển “ribbon” không gián đoạn.)
Sự phát triển theo tuyến được hình thành bởi
các dãy thị trấn và khu dân cư được đặt liên tiếp nhau dọc theo tuyến giao
thông chính và được chia thành những khu vực không xây dựng, tạo nên một phần của
hệ thống không gian xanh, mở rộng lớn trong quần thể đô thị.
Hệ thống này tạo điều kiện cho sự kết nối
giữa người và môi trường tự nhiên, giúp duy trì kích cỡ của đô thị trong quy mô
con người. Kích cỡ tương đối nhỡ của các vệ tinh giúp cho việc tập trung hơn
vào môi trường bên trong của chúng, và trở nên gắn kết hơn với các không gian mở
liền kề.
c. Vấn đề là làm
sao tránh được việc biến đổi của cấu trúc theo tuyến thành sự phát triển
“ribbon”. Khoảng cách giữa các vệ tinh phải đủ lớn để tạo nên các khu vực xanh
đầy đủ chức năng giữa các vệ tinh đó. (khu vực nông thôn, vườn, đồng cỏ, rừng,
công viên, khu thể thao). Các không gian xanh không phải là nơi bảo toàn đất
cho việc xây dựng hoặc các đầu tư công nghiệp trong tương lai, mà giúp hình
thành nên những khu vực thẳng đứng, một phần giá trị của cấu trúc đô thị hóa.
d. Hệ thống bao gồm
các dải phát triển của thành phố theo tuyến thẳng đứng, cắt ngang thành phố,
mang lại cơ hội tạo ra một môi trường đô thị tốt. Các dãy thành phố vệ tinh được
bổ sung thêm các hàng cây song song, ở vị trí thích hợp với điều kiện khí hậu.
Cấu trúc chức năng bên trong của các thành phố vệ tinh phụ thuộc vào sự tương
quan giữa những nơi làm việc và nơi ở.
Thành phố vệ tinh có thể:
-
góp
phần vào phân tán các cụm công nghiệp, mà được di chuyển từ thành phố ra các
đơn vị vệ tinh bên ngoài mới được thiết lập.
-
góp
phần phân tán các khu vực dân cư đông đúng, hình thành các thành phố “kí túc xá”
có môi trường thoáng đãng bao quanh
-
góp
phần phân tán những cơ quan làm việc và dân cư bằng cách tạo nên những thành phố
vệ tinh độc lập.
e. Hệ thống này
khiến cho các không gian xanh, mở, rộng lớn gần hơn với trung tâm của quần thể đô thị, nó mở rộng
theo đường chéo đến trục của sự phát triển đô thị. Nguyên tắc của mối tương
quan nên được theo dõi bằng một chính sách thi hành thích hợp, nhằm tạo nên sự
cân bằng giữa khu vực xây dựng và khu vực mở trong khuôn viên hệ thống. Đó là một
điều kiện thiết yếu để cân bằng môi trường, bởi vì sự cải thiện môi trường nội
thị chỉ có thể đạt được nhờ một loạt các tiến trình khi cấu trúc đô thị hóa quyết
định tầm vĩ mô của môi trường.
f. Hệ thống
ngang( theo trục hoành) của quá trình đô thị hóa có thể được thay thế bởi một hệ
thống tương tự (ví dụ: hệ thống theo tuyến trục ngang hoặc hệ thống theo tuyến
hướng trục) phụ huộc vào điều kiện địa lý của môi trường xung quanh.
3.11. U/A6 Sự phân tán tiếp tuyến vệ tinh (hình 6 và 14)
BÀI VIẾT KHÁC:
>>> Quy
hoạch cấu trúc đô thị thích ứng/ Tạp Chí Kiến trúc Việt Nam 8/2011
>>> Quy hoạch cấu trúc đô thị trong lý thuyết và thực tiễn đô thị Việt Nam/ Tạp chí Đô thị phát triển số 38-39
>>> Quy hoạch cấu trúc đô thị trong lý thuyết và thực tiễn đô thị Việt Nam/ Tạp chí Đô thị phát triển số 38-39
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét