KTS. Huỳnh Quốc Hội
"...Do đó, ý tưởng đầu tiên là muốn khu vực sau quy hoạch, trở thành một đô thị dạng ‘phố làng”, một không gian cộng đồng gắn kết. Sản phẩm chia lô ở đây bán ra, với giá trị không nằm ở lô đất mặt tiền đường 11,5m hay mặt tiền đường 13,5m, mà bán các lô đất với đường – làng, đường – sân chung với giá trị nằm ở không gian cộng đồng, không gian chung cho cả khu nhà ở.
Xem 3.50s video minh họa các ý tưởng tại đây! http://youtu.be/GTXmw-ph4EE
"...Do đó, ý tưởng đầu tiên là muốn khu vực sau quy hoạch, trở thành một đô thị dạng ‘phố làng”, một không gian cộng đồng gắn kết. Sản phẩm chia lô ở đây bán ra, với giá trị không nằm ở lô đất mặt tiền đường 11,5m hay mặt tiền đường 13,5m, mà bán các lô đất với đường – làng, đường – sân chung với giá trị nằm ở không gian cộng đồng, không gian chung cho cả khu nhà ở.
Xem 3.50s video minh họa các ý tưởng tại đây! http://youtu.be/GTXmw-ph4EE
Giao thông cơ giới không xuyên cắt bởi mạng ô cờ, mà giao thông phải chậm lại, giao tiếp theo kiểu xóm làng, ngõ phố, đường – sân betoong với các bồn cây, ghế đá, cây to trong sân chung, thay cho kiểu chia lô khu ở với đường 11,5m, vỉa hè 3 m và đường thảm nhựa 5,5 theo kiểu mấy chục khu ở trong vòng 20 năm trở lại đây.
Đề xuất một khái niệm thay đổi về nhóm nhà ở, khu nhà ở, thay cho đường phố ô cờ chia lô. Khái niệm này không phải là mới, nó tồn tại trước đó, và vẫn tồn tại trong những khu vực “chưa được quy hoạch”, tồn tại trong những xóm làng nông thôn, tồn tại ở những nơi ta tấm tắc khen là “có không gian đẹp, nhưng hạ tầng kỹ thuật lạc hậu yếu kém cần được nâng cấp”, để rồi... SAU QUY HOẠCH thì tan hoang."

I. Sự cần thiết phải lập quy hoạch:
Thành phố Tam Kỳ là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và dịch vụ của tỉnh Quảng Nam.
Hiện tại, trong quy hoạch tỷ lệ 1/2000 khu Nam đô
thị Tam Kỳ đã đầu tư hoàn thành cơ bản các cơ sở
hạ tầng, khu dân cư, khu đô thị,… tuy nhiên vẫn còn nhiều khu vực cần sự quan
tâm đầu tư để đảm bảo tính đồng bộ, khớp nối cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng
kinh tế, khai thác hiệu quả quỹ đất đô thị, đáp ứng nhu cầu về quỹ đất ở ngày
càng tăng trên địa bàn thành phố, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân
trong vùng dự án.
Quy hoạch Khu dân cư Dưỡng Sơn, phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ được lập trên cơ sở thỏa thuận
địa điểm từ quy hoạch cũ là Khu dân cư Đông nam bến xe nội thị, một phần khu
dân cư phố chợ An Sơn, Khu dân cư hai bên đường Duy Tân – Hùng Vương (đoạn Hùng
Vương – Nguyễn Hoàng. Đồ án quy hoạch hoàn chỉnh khớp nối với các dự án lân cận
như: đường N14 và khu dân cư hai bên đường, đường Hùng Vương và khu dân cư hai
bên đường, Khu dân cư phố chợ An Sơn, khu dân cư đường gom Nguyễn Hoàng,…
II. Mục tiêu quy hoạch:
1/. Chỉnh trang hoàn
thiện khu vực trung tâm thành phố Tam Kỳ, khớp nối các tuyến đường nội thị hoàn
chỉnh, đặc biệt là đoạn Duy Tân nối Nguyễn Hoàng và Hùng Vương, thông tuyến
đường dọc trước chợ An Sơn để giải tỏa áp lực cho nút giao thông đầu chợ.
2/. Giải quyết thoát nước, tạo cảnh quanh môi trường, bố trí đất TĐC cho
các hộ dân thuộc diện di dời của chính dự án và các công trình trọng điểm trên
địa bàn thành phố.
3/. Tính toán quỹ đất khai thác hợp lý để cân
đối đầu tư hạ tầng chỉnh trang khu vực quy hoạch.
III. Nhiệm vụ đồ án:
1. Xác
định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức
không gian, kiến trúc cho toàn khu vực quy hoạch; chỉ tiêu sử dụng đất và yêu
cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất; bố trí mạng lưới các công
trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất.
2. Xác định vị trí, quy mô các khu đặc trưng
cần kiểm soát, các nội dung cần thực hiện để kiểm soát và các quy định cần thực
hiện.
3. Quy định hoặc đề xuất giải pháp thiết kế
công trình cụ thể.
4. Xác định các khu vực xây dựng công trình
ngầm (các công trình công cộng ngầm, các công trình nhà chung cư cao tầng có
xây dựng tầng hầm...)
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG
I/ Vị trí giới hạn
khu đất:
- Khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc phường An Sơn, định hình nằm sau
lưng khoanh khép kín giữa 2 vệt dân cư Hùng Vương, N14, hai mặt còn lại là hành
lang kênh thoát nước khẩu độ 6m từ cống ông Dung, và đường tránh Nguyễn Hoàng.
- Ranh giới, qui mô quy hoạch: Tổng diện tích khu đất
nghiên cứu quy hoạch là: 188.520 m2 được xác định phạm vi nghiên cứu như sau:
+
Phía Đông Bắc : giáp vệt nhà đường Hùng
Vương.
+ Phía Tây Bắc : giáp kênh ông Dung
+
Phía Đông Nam : giáp vệt dân cư đường Thái Phiên (N14)
+ Phía Tây Nam : giáp đường Nguyễn Hoàng.
II/ Đặc điểm thiên nhiên:
1/ Địa hình - địa mạo:
- Địa hình khu vực nghiên cứu tương đối
bằng phẳng, chia làm 3 khu cote, một khu cote cao độ trung bình + 3,7m ở chính
giữa khu đất, chiếm 40% diện tích khu quy hoạch; một khu cote cao độ trung bình
+2,6m bao quanh khu vực thứ nhất, và khu vực cote của phần còn lại là một ao
mương vòng quanh phía Đông Nam và Đông Bắc, cao độ khoảng + 1,0-1,5m. Cao độ
trung bình của khu vực khoảng + 2,7 m. Cốt địa hình cao nhất 4,1m, thấp nhất
+1,5m.
4/ Cảnh quan khu vực:
Khu
vực giáp với kênh có nhiều cây sưa cổ thụ khoảng 40-100 năm, tạo bóng mát và
cảnh quan đẹp. Tổng cộng qua khảo sát sơ bộ, có khoảng 150 cây xanh có giá trị,
trong đó có 95 cây sưa thuộc loại cổ thụ có đường kính trung bình 40cm, có
những cây đường kính từ 70cm đến 1m, có các cây Me, Cây thị và các loại cây có
bóng mát.
Từ
đường Nguyễn Hoàng nhìn xuống có một vài khoảnh ruộng, nhà vườn, nhìn cảnh quan
rất đẹp.
Khu
vực ruộng trũng sau vệt nhà N14 và Hùng Vương tạo thành hồ chứa nước, ao bèo và
mặt nước cũng tạo nên cảnh quan đẹp, và nếu được giữ nâng cấp và cải tạo thì sẽ
có giá trị nhân văn cao.
Đa phần dân cư hiện trạng
sinh sống từ lâu, nên nhà có vườn rộng, khu vực còn có một vài nhà kiến trúc
tương đối đẹp.
Một trong 2 nhà thờ họ trong khu vực
Ngôi nhà gỗ - kiến trúc truyền thống dân gian vùng Quảng Nam duy nhất trong khu vực
VII. Công trình
hạ tầng kỹ thuật:
1.Giao
thông:
a).
Đối ngoại :
- Tiếp cận chính là các
tuyến Hùng Vương, N14 và Nguyễn Hoàng.
- Giao thông xuyên
chính là Đường Duy Tân chưa được khớp nối tại khu vực quy hoạch này, mặt cắt
27m toàn tuyến, đấu nối nút Hùng Vương và Nguyễn Hoàng, là đường phân khu vực,
lưu thông tốc độ cơ giới tương đối lớn.
Lối vào đầu từ đường Hùng Vương, chênh cao với đường đất gần 2m
Một cái cống chờ qua đường dài 15m rất vô duyên khi nằm cách nút 50m, chơ vơ hơn 10 năm nay. Sau lưng là một ngôi miếu lớn của khu vực (đề xuất đưa vào một khu vực công cộng, không để nằm sát khu vực chia lô đất ở)
Lối vào đầu từ đường Hùng Vương, chênh cao với đường đất gần 2m
Một cái cống chờ qua đường dài 15m rất vô duyên khi nằm cách nút 50m, chơ vơ hơn 10 năm nay. Sau lưng là một ngôi miếu lớn của khu vực (đề xuất đưa vào một khu vực công cộng, không để nằm sát khu vực chia lô đất ở)
b).
Đối nội:
-
Hiện nay vào khu vực quy hoạch bằng 3 nút : Hùng Vương, Nguyễn Hoàng, và
N14, đường BT 3m, quanh co, và bám theo cote hiện trạng khu đất, chưa được BT
hóa đồng bộ.
2. Thoát nước:
Thoát nước mặt cho toàn khu vực hiện đang rất tốt, vì có kênh ruộng
trũng dọc vệt nhà đường N14 và ôm theo dọc vệt nhà đường Hùng Vương, thoát qua
kênh từ cống ông Nhung.
Về cơ bản, cao độ của khu
vực tương đối cao, ở cote +3.7 so với cote đường nhựa N14 là +3,8, cote Hùng
Vương là +4,0.
PHẦN IV. CÁC CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM LÂN CẬN.
I. Quy hoạch:
Hiện trạng khu vực có quy hoạch chi
tiết sử dụng đất (1/2000) khu Nam thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam được UBND tỉnh
phê duyệt tại Quyết định số 1822/QĐ-UB ngày 28/6/2000, với quy mô 251,48 ha,
dân số khoảng 40.000 người. Bao gồm: các khu ở, công trình dịch vụ công cộng,
công trình TDTT, công viên, cây xanh, hồ nước,...
II. Các dự án: Các dự án lân cận đã đầu tư kết cấu, cơ sở hạ tầng, có thể
khớp nối hoàn thiện dự án như:
1. Quy hoạch chi tiết 1/500 đường số
14 và khu dân cư hai bên đường: được phê duyệt tại Quyết định số 1043/QĐ-UB
ngày 09/42005 của UBND tỉnh Quảng Nam ; với quy mô 35,58 ha, bao gồm:
khu ở, công trình dịch vụ công cộng
2. Quy hoạch chi tiết 1/500 khu dân
cư phố chợ An Sơn: được phê duyệt tại Quyết định số 4352/QĐ-UB ngày 12/10/2004
của UBND tỉnh Quảng Nam ;
với quy mô 13,54 ha, bao gồm: khu ở, công trình công cộng, công viên cây xanh.
3. Đường quốc lộ 1A - Nguyễn Hoàng.
4. Đường Hùng Vương và khu dân cư hai
bên đường.
5. Tuyến kênh ông Dung.
6.
Trường Trung học sở Chu Văn An.
7. Chợ An Sơn: Hiện đang làm chợ tạm
Trung tâm Tam Kỳ, tháng 9/2014 sẽ bàn giao lại, trở thành chợ của khu vực An Sơn,
giáp cách khu vực quy hoạch 50m, qua kênh thoát nước từ cống ông Nhung.
8. Cây xăng An Sơn: Nằm trên đường
Hùng Vương, ngay đầu tuyến Duy Tân, giáp ranh với khu vực quy hoạch.
9. Kênh thủy lợi: Kênh Bê tông trần,
thủy lợi tưới tiêu cho khu vực và Hòa Hương.
PHẦN V. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN
Là khu ở mới với các công trình nhà ở,
và các công trình dịch vụ, cây xanh theo tiêu chí đô thị loại II. Các quy định về sử dụng đất đơn vị ở như sau:
- Diện tích đất đơn vị ở tối thiểu là 8m2/người. Chỉ tiêu đất đơn vị ở trung bình của tòan đô thị phải không lớn hơn 50m2/người. Trường hợp đặc biệt (đô thị du lịch, đô thị miền núi, đô thị có điều kiện khí hậu đặc biệt, điều kiện tự nhiên đặc biệt...) phải có luận cứ để lựa chọn chỉ tiêu thích hợp;
- Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu phải đạt 2m2/người, trong đó đất cây xanh trong nhóm nhà ở tối thiểu phải đạt 1m2/người;
- Đất công trình giáo dục mầm non và phổ thông cơ sở tối thiểu phải đạt 2,7 m2/người.
- Đất các khu vực sử dụng hỗn hợp (có thể gồm đất ở và đất sản xuất/kinh doanh), được quy
đổi ra loại đất tương ứng theo tỷ lệ diện tích sàn sử dụng cho mỗi loại chức năng.
- Đối với các khu ở phục vụ đối tượng có thu nhập thấp, các đối tượng nhà ở xã hội, chỉ tiêu quy hoạch sử dụng các loại đất trong đơn vị ở phải đạt tối thiểu 70% so với các quy định nêu trên, đồng thời, mặt cắt ngang đường giao thông nhỏ nhất (đường trong nhóm nhà ở) phải đảm bảo >= 4m.
PHẦN VI. BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC.
I.
CÁC
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH.
Phương án QH năm 2006, với tổng số lô đất là 461 lô/60.346m2
Phương án so sánh, dựa trên chỉnh sửa PA 2006 (491 lô/69.016 m2)
B. PHƯƠNG ÁN 2 (PHƯƠNG ÁN CHỌN)
B 1. Cơ sở xây dựng phương án quy hoạch:
a)
Món ăn về sản phẩm chia lô đất với mạng đường ô cờ
đã trở nên nhàm chán đối với “người buôn” khi chỉ cung cấp cho thị trường một
sản phẩm duy nhất.


b)
Đối với “người mua cá nhân”, sở hữu một lô đất riêng
biệt là một niềm ao ước, và sự nhàm chán của “người bán” nêu trên chưa hẳn là
cùng một suy nghĩ đối với “người mua”.
c)
Đối với “người đã mua – xây – đã ở” và đối với con
mắt của các nhà “xã hội học đô thị”, thì sản phẩm chia lô theo mạng ô cờ là các
không gian ở buồn tẻ, khi các khu dân cư này thiếu:
-
Sức sống
-
Thiếu lối đi bộ
-
Thiếu sân chơi, tụ tập cho cộng đồng (già, trẻ, lớn,
bé)
-
Thiếu cây xanh bóng mát
-
Không có các không gian hoạt động để kết nối cộng
đồng
-
Thiếu các điểm nhấn, dấu ấn đô thị và bản sắc của
khu vực
d)
Đối với các nhà quản lý, họ cũng muốn có những thay
đổi, nhưng “ngại”, vì cái mới có thể mang lại những phiền toái, như sự ca thán
từ những người bảo thủ trì trệ, sự khó phê duyệt, và những bất lợi khác khi
những cái mới chưa đủ sâu sắc, chưa được nghiên cứu thấu đáo, chưa đủ độ sâu về
lý thuyết để có thể thuyết phục.
e) Tại sao phải đầu
tư nhiều hạ tầng trong khi có thể tiêu tốn ít năng lượng hơn trong việc thực
hiện, việc “tiêu hao năng lượng thấp’ để đạt được điều mong muốn chính là góp
phần giảm thiểu hiệu ứng khí thải, góp phần xanh hóa, khi san lấp ít hơn, đầu
tư hạ tầng ít hơn, khả năng thẩm thấu nước mưa nhiều hơn để giữ mực nước ngầm,
chặt phá ít cây xanh hơn, giữ đất trũng nhiều hơn, từ đó có thể chia lô ít hơn
để giảm bài toán cân đối chi phí.
Đó là 5 vấn đề đặt ra, để suy nghĩ, làm cơ
sở cho bài toán quy hoạch Khu dân cư Dưỡng Sơn, phường An Sơn, thành phố Tam
kỳ, quy mô 19ha.
Quá trình tìm ý trước khi chốt PA chọn
Những nét tìm ý đầu tiên khi giữ tối đa hiện trạng
Quá trình tìm ý trước khi chốt PA chọn
B2. Ý tưởng thiết lập phương án quy hoạch:
Một trong những điều đầu
tiên đập vào suy nghĩ khi khảo sát thực địa khu quy hoạch, thấy rằng, đây là
một khu đất khá lý tưởng, để tạo lập một môi trường sống, một khu ở có chất
lượng đáng sống, trở thành một khu ở tốt, tạo lập được nhiều giá trí. Các ấn
tượng đó là:
- Khu vực rất trung tâm, khi
nằm giữa các trục đường “ồn ào”, và một bên chợ, một bên có trường học.
- Khu vực tương đối yên
tĩnh, khi xung quanh tương đối sôi động
- Khu vực có rất nhiều cây
xanh cổ thụ, mật độ cây xanh cổ thụ tương đối cao, dày đặc hơn so với khu vực
Hòa Hương.
- Cảnh quan hiện trạng khá
đẹp với kênh thoát nước lớn, cây cổ thụ, đường mòn như kiểu đường làng quê,
ruộng lúa, ao bèo, mương nước lớn.
Do đó, ý tưởng đầu tiên là
muốn khu vực sau quy hoạch, trở thành một đô thị dạng ‘phố làng”, một không
gian cộng đồng gắn kết. Sản phẩm chia lô ở đây bán ra, với giá trị không nằm ở
lô đất mặt tiền đường 11,5m hay mặt tiền đường 13,5m, mà bán các lô đất với
đường – làng, đường – sân chung với giá trị nằm ở không gian cộng đồng, không
gian chung cho cả khu nhà ở.
Giao thông cơ giới không
xuyên cắt bởi mạng ô cờ, mà giao thông phải chậm lại, giao tiếp theo kiểu xóm
làng, ngõ phố, đường – sân betoong với các bồn cây, ghế đá, cây to trong sân
chung, thay cho kiểu chia lô khu ở với đường 11,5m, vỉa hè 3 m và đường thảm
nhựa 5,5 theo kiểu mấy chục khu ở trong vòng 20 năm trở lại đây.
Đề xuất một khái niệm thay
đổi về nhóm nhà ở, khu nhà ở, thay cho đường phố ô cờ chia lô. Khái niệm này
không phải là mới, nó tồn tại trước đó, và vẫn tồn tại trong những khu vực
“chưa được quy hoạch”, tồn tại trong những xóm làng nông thôn, tồn tại ở những
nơi ta tấm tắc khen là “có không gian đẹp, nhưng hạ tầng kỹ thuật lạc hậu yếu
kém cần được nâng cấp”, để rồi,, khi quy hoạch xong, những nơi ta khen đẹp đều
“tan hoang”, mới, lại từ đầu với những nền đất đắp khô cứng, những khu nhà không
có cây xanh nắng cháy vô hồn, nhưng kiểu nhà vội vã thiếu sức sống từ “cái tâm”
vội vã của những chủ nhân quan niệm ‘cần 1 chỗ trú” hơn là một ngôi nhà.
CÒN TÌM Ý CHÁN CHÊ TRƯỚC KHI CHỐT PHƯƠNG ÁN
CÒN TÌM Ý CHÁN CHÊ TRƯỚC KHI CHỐT PHƯƠNG ÁN
Điểm nhấn là hệ thống kênh - hồ điều tiết với diện tích mặt nước khá lớn
bao quanh khu quy hoạch tạo nên nguồn cung cấp hơi ẩm, bóng mát, đóng vai trò
điều hòa không khí, tạo cảnh quan môi trường và là điểm nhấn về cảnh quan cho
đô thị với đặc thù khá riêng biệt. Đây là bước "đột phá" về quan điểm nghiên cứu quy
hoạch, tận dụng tối đa lợi thế của tự nhiên, duy trì và phát triển hệ thống hồ,
tăng diện tích mặt nước nhằm tạo cảnh quan môi trường xanh, giảm nhiệt và nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân.
B3. Nội dung phương án quy hoạch.
- Tuân thủ đấu nối các nút chờ của mạng đường đô thị theo QH ½.000 đoạn Duy
Tân, từ Hùng Vương đến Nguyễn Hoàng và các nút chờ đấu nối của N14 với khu phố
chợ An Sơn (hay là khu vực bến xe Nội thị phía Nam).
- Điểm đặc biệt của phương án quy hoạch là giữ
lại khu vực ngập nước bao quanh để làm hệ thống thoát nước mặt cho khu quy
hoạch, hầu như tận dụng địa hình thoát
nước tự nhiên, chỉ san nền cục bộ vài khu vực quá trũng. Nhờ đó, hầu như không
tốn kém chi phí trong việc san nền và chi phí cho hệ thống mương dọc thoát nước mặt.
- Đồng thời với khu vực giữ lại hệ thống hào
trũng làm hồ điều hòa, làm hệ thống thoát nước mặt, cũng là tạo cảnh quan
thoáng đãng cho khu vực quy hoạch. Mặt nước trũng tự nhiên, kết hợp với màu
xanh của ao bèo, cỏ dại cũng góp phần chống lại biến đổi khi hậu trong sự nóng
lên toàn cầu.
- Các khu vực cây cổ thụ tập trung được giữ lại
tối đa, kết hợp làm các khoảng xanh, sân tụ tập của cộng đồng trong khu ở, tạo
một đặc trưng riêng cho khu ở mới xây dựng.
- Hệ thống thoát nước thải được đưa ra sau nhà,
có khả năng đấu nối thoát chung với hệ thống của đô thị.
- Các lô đất được chia đa dạng theo diện tích, tỷ
lệ và có chú ý trong việc thiết kế chiều cao đô thị, để tạo ra nhiều điểm nhấn,
cùng với sự đa dạng trong việc nhận diện cảnh quan đô thị cho khu vực quy
hoạch.
- Hệ thống giao thông của khu vực quy hoạch chỉ
tính với hệ thống giao thống đối ngoại với các điểm đấu nối từ bên ngoài khu
đất. Giao thông nội bộ khu ở là hệ thống sân nền bê tong (thoát nước mặt, không
cần mương dọc) kết hợp với cây xanh, sân vườn, sân chơi tạo thành các nhóm ở
gắn kết và các ngõ phố thân thiện.
- Khu vực phía Tây Bắc của đường Duy Tân là 6 đường
betong 11m sử dụng chung cho 6 nhóm ở với khoảng 18-20 hộ/nhóm trở thành một
không gian cộng đồng gắn kết theo kiểu xóm giềng. Đường beetong vào từ đường Duy Tân dài trung
bình khoảng 70-80m kết thúc bằng dải đi độ dọc hành lang kênh, không có giao thông
xuyên cắt nên các đường BT 11m này trở thành những sân chơi, sân trong hiệu quả
trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi của trẻ em, đá bóng, đi bộ sáng sớm,
đá cầu nhảy dây và các hoạt động như Trung Thu, múa lân, cúng xóm.
- Khu vực trung tâm của khu quy hoạch là một khu
ở khép kín, với đặc trưng là các đường vào không chạy dọc xuyên suốt theo kiểu
ô bàn cờ, mà các lối vào là theo kiểu các ngõ phố, đạt chuẩn tối thiểu theo quy
chuẩn xây dựng là 7m. Hệ thống đường ngõ phố rộng 7 m, không kèm theo hệ thống
vỉa hè 3m như thông lệ (là đã rộng hơn so với lòng đường 5,5 của đường 11,5m),
thoát nước mặt theo rãnh thay vì mương dọc, thoát nước thải được đưa ra mương
nhỏ sau nhà, trụ điện bố trí 1 bên, cây xanh bố trí một bên, tạo hình dích dắc
so le, làm các điểm tựa chỗ đỗ xe cũng như tạo cho làn đường cong uốn lượn,
giảm tốc độ xe chạy. Lòng đường 7m, cũng có khả năng cao trong việc che phủ cây
xanh, hoặc tạo các dàn cây leo qua lại giữa 2 nhà đối diện, làm mát đường ngõ
phố trong điều kiện nhiệt độ thời tiết ngày một tăng cao khắc nghiệt như hiện
nay. Hệ thống ngõ phố 7m này được hỗ trợ bởi một trung tâm khu vực với các sinh
hoạt cộng đồng, dựa trên nhưng cây cổ thụ tập trung có bóng mát lớn. Đó là nơi
tổ chức các sinh hoạt như Trung thu, lễ Tết, phát thưởng, hoặc các việc chung
của xóm làng, ngõ phố hang ngày hoặc cần kíp, đó là nơi các cụ già hàn huyên,
hóng mát, trẻ em nô đùa, chơi cầu, đánh cầu lông, là nơi thiếu niên tập xà đơn,
xà kép, tập võ... và tất cả các hoạt động phi chính thức (phi chính quyền).
- Khu quy hoạch còn bố trí một trường Tiểu học,
phục vụ cả cho lân cận, một trường mẫu giáo, và một nhà khối phố, 2 khoảnh sân
rộng đủ cho các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thể thao tập trung hàng
ngày.
- Bố trí đất dịch vụ với chiều cao được quy hoạch
đảm bảo tầm nhìn, mỹ quan đô thị với 2 lô khách sạn, 1 nhà hang tiệc cưới nhìn
ra hồ, 1 khu vực cà phê dưới bong tre dành cho người nghỉ chân, một bãi đỗ xe,
và một khu đất dành cho Hội quán (ví dụ là cho Hội Kiến trúc sư) và một số lô
đất dịch vụ, các lô đất ở với diện tích tương đối lớn để có thể đa dạng về hình
khối cho khu vực quy hoạch.
B4. Chi tiết quy hoạch sử dụng đất:
1. b¶ng c©n b»ng ®Êt ®ai
TT
|
THµNH PHÇN
|
DIÖN TÝCH
|
tØ lÖ (%)
|
i
|
®Êt d©n dông
|
103.866
|
55,1
|
§Êt
chia l« míi (543l0)
|
71.313
|
37,83
|
|
®Êt h¹
tÇng tho¸t níc th¶i
|
3.390
|
1,8
|
|
®Êt néi
bé giao th«ng + c©y xanh
|
29.163
|
15,47
|
|
ii
|
®Êt giao th«ng
®èi ngo¹i
|
26.642
|
14,13
|
Trong
®ã, ®êng Duy T©n chiÕm
|
14.715
|
55,23% GT
|
|
III
|
§ÊT C¤NG CéNG
|
14.660
|
7,78
|
Iv
|
§ÊT TH¦¥NG M¹I
DÞCH Vô
|
7.323
|
3,88
|
v
|
®Êt c©y xanh – mÆt níc tËp
trung
|
36.029
|
19,11
|
KÌ BAO
MÆT N¦íC
|
4890
|
2,59
|
|
MÆT
N¦íC
|
25413
|
13,48
|
|
C¢Y
XANH TËP TRUNG
|
5726
|
3,04
|
|
tæng céng
|
188.520
|
100,00
|
Đây là cơ bản của PA chọn. Nhưng KTS Nguyễn Quốc Bảo K94 A2 góp ý là sao không đưa công cộng về tập trung ở tay phải, thì việc xử lý các đường cong cho khu ở sẽ gọn gàng hơn.
Thử sửa theo ý KTS Bảo thế nào!
Theo ý của KTS Phó Đức Tùng thì công viên Mặt Trăng tập trung này đã chiếm quá nhiều diện tích khai thác có giá trị của mặt đường chính 27m, nên khó có thể chấp nhận việc "bảo tồn ký ức" này.
Tổng cộng số lô đất chia mới là 543, số lô phải giải tỏa nằm trong các
lô đất là 89, số lô phải giải tỏa nằm trong hệ thống đường
giao thong và các khu vực công cộng, dịch vu là 37 căn. Nâng tổng số căn phải
giải tỏa là 126 căn nhà.
II/. Chuẩn bị kỹ thuật:
1. San nền:
a) Hiện
trạng và giải pháp san nền thoát nước:
Khu vực nghiên có địa hình tương đối thấp so với các
tuyến đường đối ngoại khống chế tứ cận của dự án. Vì vậy cần tính toán lưu
lượng để để đảm bảo thóat nước tốt trong mùa mưa. Đồng thời phải tuân thủ nền
của các khu làng xóm hiện trạng xung quanh cũng như phải phù hợp với cao độ
ngập lụt hằng năm.
Độ
cao hiện trạng trung bình khoảng 3.0m. Cao độ cao nhất 6,2m(điểm vào phía trên đường Nguyễn Hoàng, thấp
nhất 1.6m( khu vực gần đáy kênh của mương, cống Ông Dung)
Tuân
thủ các đặc điểm điều kiện địa hình tự nhiên để tổ chức san nền cho khu vực,
cao độ tim đường, độ dốc đường phù hợp
với mặt bằng chung bên trong và bên ngoài khu vực nghiên cứu.
b). Giải pháp thiết kế:
Chọn
cote nền thiết kế san nền trung bình của khu dân cư, khu ở khoảng 3.5m (bằng
cote nền trung bình hiện trạng của khu vực), với cote khống chế này, chúng ta
sẽ chỉ san nền cục bộ tại một số vùng có cote quá thấp(cote 1.60 đến cote 3.50)
so với cote nền trung bình thiết kế; vì vậy sẽ chiết giảm rất nhiều khối lượng
san nền, do đó giảm giá thành đầu tư xây dựng của khu dân cư, ít ảnh hưởng đến
môi trường do việc khai thác quá nhiều đất nguyên liệu để vận chuyển đi san
nền.
2. Thoát nước:
a/
Hệ thống thoát nước mặt, nước mưa:
Với
việc bố trí, quy hoạch tổng mặt bằng như trên, chúng ta chỉ sễ phải đầu tư xây
dựng mương thoát nước dọc tuyến đường để phục vụ thoát nước mặt cho các 5 trục
đường chính: trục 01-02-10-12-25-26; 11-10-07-08-09; 13-12-14-15-16; 25-18 và
14-19.
Hướng
thoát nước: toàn bộ hệ thống thoát nước được dẫn theo các mương thoát nước dọc
tuyến đường và đổ về mương cống ông Nhung nằm phía sau lưng của khu dân cư(
giữa khu dân cư Dưỡng Sơn và khu dân cư phố chợ An Sơn)
Thoát
nước sinh hoạt:
Hệ thống thoát nước sinh hoạt đi riêng
với hệ thống thoát nước mặt.
Hệ thống thoát nước sinh hoạt được đặt phía sau các
dãy nhà.
PHẦN VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
Về mặt cảnh quan địa
hình, đây là một khu đất đẹp, có nhiều cây xanh, giao thông liên lạc thuận lợi,
nhưng lại khá yên tĩnh. Để tạo được sức thu hút, ngòai việc đầu tư, cải thiện
cơ sở hạ tầng, tạo cảnh quan, tạo các biểu tượng hình thức kiến trúc đẹp, có ý
nghĩa thì phải tạo ra một số hấp lực khác như: xây dựng, tổ chức các hoạt động
dịch vụ, và xây dựng khu vực trở thành một nơi có sức thu hút từ các hoạt động
văn hóa gần gũi, gắn liền không tách rời với dân cư hiện trạng cũng như thị dân
của đô thị Tam Kỳ.
II. TÁC ĐỘNG ĐẾN HẠ TẦNG XÃ HỘI
Tổng số lô quy hoạch mới
khoảng 550 lô, bố trí Tái định cư tại chỗ cho các hộ dân khoảng 150 lô. Do vậy,
áp lực lên hạ tầng khu quy hoạch là khoảng 400 lô quy hoạch mới.
Hiện trạng các hộ dân hiện đang sử dụng các dịch vụ như:
- Chợ An Sơn
- Trường Cấp 1 -2: Trường Lê Văn Tám (cách 600m), hoặc
trường cấp 2 Chu Văn An, ngay ranh giới khu
vực quy hoạch.
- Trung tâm Y tế Phường An Sơn cách 400m
- UBND Phường An Sơn cách 400m.
Căn
cứ với số lô quy hoạch, đối chiếu với bảng tiêu chuẩn các công trình dịch vụ đô
thị tối thiểu, thì sau khi quy hoạch, cần thêm 100 chỗ cho Mẫu giáo, 130 chỗ
cho Tiểu học, và 110 chỗ cho THCS. Ngoài ra, cũng gia tăng áp lực lên mạng hạ
tầng xã hội với 80 chỗ cho dạy nghề, 8 giường cho bệnh viên, 2 giường cho hộ
sinh.
Ngoài
ra, cũng gia tăng áp lực lên đô thị đối với các công trình văn hóa, như 13,75
chỗ cho Nhà hát, 22 chỗ ngồi cho Cung văn hóa, 8,25 chỗ cho rạp xiếc, và 5,5
chỗ cho Cung thiếu nhi.
Nhìn
chung, cơ bản các tiêu chuẩn đều đáp ứng, trừ việc Tam Kỳ chưa có Nhà hát.
III. TÁC ĐỘNG ĐẾN TÂM LÝ LỐI SỐNG.
Việc di
chuyển một lượng lớn dân cư từ khu vực này đến khu vực khác sẽ gây ra những xáo
trộn về lối sống, tập tục. Do vậy, khi quy hoạch cần tránh tối đa khả năng xáo
trộn cư dân của một làng, một xóm để có thể giữ được một số bản sắc, thói quen
làng xóm tại nơi ở mới.
Về văn hóa,
giáo dục: cần tạo ra những không gian sinh hoạt cộng đồng cần thiết để duy trì
và phát huy các giá trị sống cần thiết của cộng đồng.
Hiện trạng
cư dân tại chỗ có cuộc sống vườn tược rộng rãi, khi giải tỏa, tái định cư thì
không gian sống hộ cá thể bị thu hẹp. Và với điều đó, một số khu dân cư trên
địa bàn Tam Kỳ rơi vào trạng thái buồn tẻ, nhưng
điều này không lặp lại trong khu vực quy hoạch này bởi đã giữ lại không gian
mặt nước quen thuộc, giữ lại các cây xanh cổ thục và quan trong nhất, tạo ra
được các không gian xóm nhà ở, không gian ngõ phố và không gian sinh hoạt cộng
đồng, làm nền tảng cho các hoạt động xã hội trong tương lai gần. Điều đó góp
phần tạo môi trường sống của khu dân cư, tạo ra được những động lực cho sự sáng
tạo và khơi gợi khả năng của cư dân và cộng đồng trong việc xây dựng một môi
trường sống của họ mang nhiều ý nghĩa.
IV. DỰ BÁO,
ĐỀ XUẤT:
1. Tác động tích cực: sau
khi quy hoạch và xây dựng, khu vực sẽ tạo được điểm nhấn khu ở đô thị có sức
thu hút, có nét văn hóa đẹp, là nơi có môi trường sống có giá trị nhân văn đô
thị cao.
2. Cần kiểm sóat việc san
nền, thoát nước mặt, thoát nước thải, kiểm soát, bảo vệ cây xanh cổ thụ để bảo
tồn cảnh quan đô thị.
3. Khả năng gây ô nhiễm
là rất thấp, tuy nhiên cần lưu ý vấn đề bảo dưỡng, bảo vệ trong quá trình sử
dụng để tránh tình trạng “của chung, cha chung”;
4. Cần lập kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường định kỳ để có thể kiểm sóat và điều chỉnh khả năng ô nhiễm môi
trường trong quá trình hoạt động và đưa vào sử dụng.
1. Việc không giữ được chỉnh trang ngôi nhà nào cũng là một day dứt ám ảnh trong hành nghề quy hoạch.
2. Việc tiếp tục chia lô là một điều đi ngược lại với ý muốn của tác giả khi muốn - cần - có - thêm mô hình chung cư thấp tầng cho những người trẻ tuổi có nhiều cơ hội tự lập hơn là dựa đẫm hoặc mất quá nhiều thời gian tích lũy trước khi có một căn hộ riêng cho bản thân.
3. Việc không có chung cư cũng là một duy ý chí trong quản lý lẫn tư tưởng chung về việc đất rộng, quen sống nhà riêng, sở hữu..., đồng thời việc chia lô đồng nghĩa với việc tiếp tục sử dụng các phương tiện cá nhân thay vì đi bộ và sử dụng giao thông công cộng với các điểm kết nối tập trung đông người.
4. Đường Duy Tân (Tôn Đức Thắng) rộng 27m, lòng đường nhựa rộng 15m, đi dưới nắng nóng đô thị là "bức". Nhưng hiện giờ chưa thể dề xuất chẻ được mặt đường ra làm 3 làn để bố trí thêm 2 dãy cây xanh ở giữa, để dành 2 làn cho xe đạp và xe máy. (Sợ đưa nhiều ý quá rồi loạn, các nhà quản lý bội thực với ý tưởng).
II. KẾT LUẬN.
Phương án quy hoạch đề xuất đã giải
quyết tương đối được các vấn đề yêu cầu của nhiệm vụ quy hoạch.
So
với PA quy hoạch năm 2006, phương án đề xuất cũng đã tuân thủ hệ thống nút giao
thông đấu nối, khớp nối hình vuông của mạng lưới.
Xét trên
bình diện Quy hoạch chung, vị trí khu đất hội tụ đủ điều kiện để thay đổi cách
làm quy hoạch theo kiểu chia lô như hiện nay để: 1/tìm lại được lối sống cộng
đồng thân thiện 2/tạo ra được môi trường sống tốt hơn để tạo "đột phá" về đô
thị../.
III. KIẾN NGHỊ
Nếu có thể tiếp tục giải quyết các vấn đề bàn luận ở trên, có thể sẽ có được một bản quy hoạch hoàn hảo.
Để dự án có khả năng đi vào cuộc sống, cần sự đồng thuận của các cấp trong việc triển khai, vì cái lạ, khác với bình thường, thì cần phải vận động nheiefu hơn, suy nghĩ nhiều hơn, vất vả hơn để một cái lạ có thể được đưa vào chấp nhận triển khai.
Tam Kỳ, ngày 25 tháng 7 năm 2014.
Và đây là một số ý GÓP Ý của cuộc họp đề nghị sửa lại như vậy làm PA2 để lấy ý kiến dân.
- Thôi, bỏ cái công viên Mặt Trăng ra.
- Không thích cái đường cong cong lắm
- Tây Bắc đường Duy Tân hơi nát, nên khúc trên thay đổi, xoay đường ngang lại, cho 1 lớp nhà có 2 mặt tiền (ra kênh).
- Chuyển Nhà văn hóa khối phố vào giữa khu dân cư luôn, không tách rồi dân cư và thiết chế (khổ nổi, mình đã giải trình 2-3 lần là, muốn vậy, nhưng hoạt động của ông Nhà nước nhỏ ni lại không phải là cái đình như ngày xưa, mà cứ toàn băngroon - khẩu hiệu, rồi Bí thư ra đó họp chi bộ, kêu thu tiền, đóng này đóng nọ, nó xa lạ không gần gũi với tường nhật hàng ngày, nên tách nó ra, cho dân họ có chỗ tự do chơi. Chủ tọa bảo, giờ nên thay đổi/ hic, có thay đổi được không? Chỗ ni mà kêu KTS Hoàng Thúc Hào vô làm cái nhà cộng đồng thì ok. Ổng ok. Vậy thì tốt.)
- Còn ý về đường 7m và cộng đồng 20 hộ thì tốt, ủng hộ, nhưng họp dân thuyết phục được họ tái định cư vào đấy thì làm.
THÀNH PHỐ TAM KỲ Độc lập - Tự
do -
Hạnh phúc
Xem video minh họa ý tưởng QH KDC Dưỡng Sơn tại đây: http://youtu.be/aCQHvd7eFqE
BÀI LIÊN QUAN
>>> Adelaide - thành phố du lịch của thế giới
Và đây là một số ý GÓP Ý của cuộc họp đề nghị sửa lại như vậy làm PA2 để lấy ý kiến dân.
- Thôi, bỏ cái công viên Mặt Trăng ra.
- Không thích cái đường cong cong lắm
- Tây Bắc đường Duy Tân hơi nát, nên khúc trên thay đổi, xoay đường ngang lại, cho 1 lớp nhà có 2 mặt tiền (ra kênh).
- Chuyển Nhà văn hóa khối phố vào giữa khu dân cư luôn, không tách rồi dân cư và thiết chế (khổ nổi, mình đã giải trình 2-3 lần là, muốn vậy, nhưng hoạt động của ông Nhà nước nhỏ ni lại không phải là cái đình như ngày xưa, mà cứ toàn băngroon - khẩu hiệu, rồi Bí thư ra đó họp chi bộ, kêu thu tiền, đóng này đóng nọ, nó xa lạ không gần gũi với tường nhật hàng ngày, nên tách nó ra, cho dân họ có chỗ tự do chơi. Chủ tọa bảo, giờ nên thay đổi/ hic, có thay đổi được không? Chỗ ni mà kêu KTS Hoàng Thúc Hào vô làm cái nhà cộng đồng thì ok. Ổng ok. Vậy thì tốt.)
- Còn ý về đường 7m và cộng đồng 20 hộ thì tốt, ủng hộ, nhưng họp dân thuyết phục được họ tái định cư vào đấy thì làm.
UỶ BAN
NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Số: 900 /TB-UBND Tam Kỳ, ngày 04 tháng 11 năm 2014
THÔNG BÁO
Kết luận
của Phó Chủ tịch UBND thành phố – Trần Nam Hưng tại cuộc họp thông qua
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu dân cư Dưỡng Sơn,
phường An
Sơn.
![]() |
Ngày 21/10/2014, tại phòng họp UBND
thành phố, đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ – Trần Nam Hưng
đã chủ trì cuộc họp thông qua Quy
hoạch chi tiết 1/500 Khu dân cư Dưỡng Sơn, phường An Sơn. Tham dự cuộc
họp có đại diện lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị của thành phố: Quản lý đô
thị, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Trung tâm phát triển quỹ
đất, UBND phường An Sơn, Văn phòng HĐND-UBND thành phố, Công ty cổ phần tư vấn xây
dựng Hải Gia (Đơn vị tư vấn). Sau khi nghe Đơn vị tư vấn báo cáo nội dung liên
quan và ý kiến tham gia của các thành viên dự họp, đồng chí Phó Chủ tịch
UBND thành phố – Trần Nam Hưng kết luận một số nội dung như sau:
1. Đánh giá chung: UBND thành phố đánh
giá cao đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu dân cư Dưỡng Sơn của Đơn vị tư vấn. Trên
cơ sở khảo sát kỹ hiện trạng, Đơn vị tư vấn đã nghiên cứu, đề xuất một số ý
tưởng khá độc đáo, khác với các đồ án Quy hoạch truyền thống trước đây và có nét đặc trưng riêng
nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với ý tưởng Quy hoạch chung của thành phố, cũng như ý
tưởng góp ý trao đổi kinh nghiệm phát triển đô thị thành phố của Kiến trúc sư
người Mỹ Richard Woodling về vấn đề bảo tồn cây xanh, mặt nước và hệ thống hạ
tầng kỹ thuật, giao thông.
- Cơ bản thống
nhất thông qua ý tưởng Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu dân cư Dưỡng Sơn, phường An
Sơn do Đơn vị tư vấn đề xuất. Trên cơ sở ý kiến tham gia của các thành viên dự
họp, yêu cầu Đơn vị tư vấn tiếp thu, hoàn chỉnh để trình cấp thẩm quyền phê
duyệt vào đầu năm 2015. Trong đó lưu ý phải đảm bảo các trình tự thủ tục theo
đúng quy định, đặc biệt là tổ chức họp dân để lấy ý kiến khu dân cư về Quy
hoạch.
+ Trên cơ sở đồ
án Quy hoạch đã hoàn chỉnh, giao Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố chủ
trì, phối hợp với Đơn vị tư vấn, Đảng ủy, UBND phường An Sơn tổ chức họp dân
công bố chủ trương Quy hoạch để lấy ý kiến khu dân cư (về khớp nối hạ tầng của
khu vực, vấn đề thoát nước, vệ sinh môi trường,...), yêu cầu đưa ra 2 phương án
Quy hoạch để nhân dân có sự chọn lựa, trong trường hợp đại đa số nhân dân tại
khu vực này thống nhất thì sẽ triển khai thực hiện.
+ Giao phòng Tài
nguyên và Môi trường thành phố lưu ý đưa Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu dân cư
Dưỡng Sơn vào kế hoạch sử dụng đất năm 2015 trình cấp thẩm quyền phê duyệt để
có cơ sở triển khai thực hiện.
2. Một số nội dung cụ thể:
2.1 Đối với hệ thống hạ tầng
giao thông: cơ bản thống nhất với phương án do đơn vị tư vấn đề xuất, trong đó
lưu ý:
- Về hướng tuyến của đường Tôn Đức Thắng nối dài: thống nhất theo phương
án thẳng hướng với trục đường Tôn Đức Thắng do Đơn vị tư vấn đề xuất (không làm
lệch hướng tuyến theo hướng đã thi công hệ thống cống thoát nước).
- Thống nhất
phương án bố trí thêm 2 cầu bản để khớp nối khu dân cư Quy hoạch với khu phố
chợ An Sơn nhằm đảm bảo thuận tiện giao thông và tăng giá trị thương mại của 2
khu dân cư này.
- Đề nghị Đơn vị
tư vấn nghiên cứu thêm phương án bố trí lại đường giao thông của vệt khu dân cư
đường Tôn Đức Thắng nối dài (bố trí một đường giao thông nội bộ ở giữa vệt khu
dân cư thay vì nhiều tuyến ngang, nghiên cứu phân lô và tính toán phương án tài
chính để so sánh, đánh giá tính khả thi so với phương án do Đơn vị tư vấn đề
xuất).
- Đối với khu
vực dự kiến bố trí nhà vườn, đề nghị Đơn vị tư vấn phối hợp với Trung tâm phát
triển quỹ đất, phòng Quản lý đô thị thành phố nghiên cứu đề xuất UBND thành phố
quyết định. Ngoài ra, đề nghị Đơn vị tư vấn nghiên cứu thêm theo hướng khớp nối
khu vực này với nút chờ đường Nguyễn Hoàng bằng hệ thống đường giao thông và bố
trí phân lô hợp lý nhằm tăng tính khả thi của đồ án Quy hoạch.
- Thống nhất
không bố trí tuyến đường gom Nguyễn Hoàng qua khu vực này.
2.2 Đối với cao độ san nền của khu vực: thống nhất theo ý kiến đề
xuất của Đơn vị tư vấn, cao độ san nền tại khu vực này phải thấp nhất từ
3,4-3,5m để đảm bảo thoát nước cho cả khu vực.
2.3 Về thoát nước: thống nhất phương án thoát nước do Đơn vị tư vấn
đề xuất, tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi của Quy hoạch, đề nghị Đơn vị tư
vấn phải nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề sau:
- Cần tính toán kỹ lưu
lượng thoát nước của khu vực để có phương án xử lý thoát nước mặt, có phương án
phân bố lưu lượng thoát nước của các trục đường trong khu dân cư để tránh tình
trạng gây ngập úng.
- Về hệ thống thoát nước
thải phải thể hiện rõ hướng tuyến, đấu nối thu gom trực tiếp từ nhà dân và lưu
ý đấu nối với hệ thống thoát nước chung của thành phố.
- Đối với vệt mặt nước dọc
đường Nguyễn Hoàng: thống nhất phương án hở.
- Về việc đảm bảo duy trì
hệ thống mặt nước bao quanh khu dân cư: yêu cầu đơn vị tư vấn phải nghiên cứu,
có luận chứng thực tế để tính toán phương án xử lý hệ thống mặt nước bao quanh
khu dân cư đảm bảo không gây ngập úng cho toàn khu vực về mùa mưa; đặc biệt,
phải duy trì được lượng nước mặt trong mùa hè để đảm bảo nguồn nước luân
chuyển, không để ứ đọng, gây mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng
khu dân cư. Lưu ý có thể khảo sát, nghiên cứu thêm phương án nước luân chuyển từ
kênh N2/4 để sử dụng một phần nước của kênh này.
2.4 Về việc bố trí các khu
công cộng:
- Đối với khu
vực dự kiến bố trí trường tiểu học, thống nhất để dành cho khu đất dự trữ nhằm
phục vụ cho nhu cầu phát triển sau này.
- Đề nghị đơn vị tư vấn
nghiên cứu, dịch chuyển vị trí nhà sinh hoạt văn hóa khối phố sang khu dịch vụ
công cộng; đồng thời, có phương án bố trí, khai thác hiệu quả khu đất dự kiến
bố trí nhà sinh hoạt văn hóa khối phố.
+ Về thiết kế nhà sinh hoạt văn hóa khối phố: đề
nghị Đơn vị tư vấn nghiên cứu, đề xuất phương án thiết kế nhà sinh hoạt văn hóa
khối phố hợp lý, phù hợp với không gian cảnh quan khu vực, có nét đặc trưng
riêng, vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng (hội, họp, sinh hoạt thường kỳ) vừa đảm bảo
phục vụ các hoạt động sinh hoạt văn hóa gần gũi với người dân khu vực.
2.5 Đối với hệ thống cây xanh:
- Yêu cầu đơn vị tư vấn
nghiên cứu, thể hiện rõ phương án bố trí cây xanh đối với từng mặt cắt đặc
trưng cụ thể trong quy hoạch (về vị trí trồng mới, khu vực bảo tồn cây, chủng
loại cây,...).
- Về bảo tồn không gian
chung, cây xanh, miếu thờ: cần quan tâm nghiên cứu, bảo tồn được các cây xanh
cổ thụ, miếu thờ, tuy nhiên phải đảm bảo với thực tiễn, phù hợp với quy hoạch
và không gây lãng phí trong việc khai thác, sử dụng quỹ đất của khu vực.
2.6 Về phân lô chi tiết các khu đất: yêu cầu Đơn vị tư vấn nghiên
cứu, phân lô đa dạng nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt là bố
trí khu dành cho người có thu nhập thấp.
+ Đối với vị trí ngã 4 đường Nguyễn Hoàng – Tôn Đức Thắng nối dài:
yêu cầu Đơn vị tư vấn nghiên cứu, đề xuất phương án phân lô, bố trí các khu đất
hợp lý hơn, không phân nhỏ, manh mún để đảm bảo việc khai thác, sử dụng.
3. Về phương án tài chính: yêu cầu Đơn vị tư vấn nghiên cứu tính
toán kỹ đảm bảo cân đối về tài chính nhằm đánh giá mức độ khả thi của Quy hoạch
để có cơ sở triển khai thực hiện.
Trên đây là kết luận của đồng chí Trần Nam Hưng - Phó Chủ
tịch UBND thành phố tại cuộc họp, yêu cầu các phòng, ban, đơn vị liên quan của
thành phố nghiêm túc triển khai, thực hiện./.
|
|
||||
BÀI LIÊN QUAN
>>> Adelaide - thành phố du lịch của thế giới
- >>> 2020 Tam Kỳ sẽ là một ngôi làng độc đáo của thế giới phẳng! (đã chỉnh sửa)
- >>> http://bikeadelaide.blogspot.com/2013_03_01_archive.html ĐI XE ĐẠP Ở THÀNH PHỐ ĐÁNG SỐNG NHẤT THẾ GIỚI 2010
Gởi bạn Hội: Sau khi đọc thuyết minh đồ án Khu Dưỡng Sơn. Mình có tham gia tí tí các vấn đề sau:
Trả lờiXóa1. Cách làm của bạn khá mới so với Tam Kỳ, bản thân mình rất thích và ủng hộ. Hy vọng bạn thuyết phục được Chủ trì.
2. Có 1 số vấn đề mình đề nghị để bạn tham khảo để hoàn thiện hơn
Vấn đề 1:
- Đồng thời với khu vực giữ lại hệ thống hào trũng làm hồ điều hòa, làm hệ thống thoát nước mặt, cũng là tạo cảnh quan thoáng đãng cho khu vực quy hoạch. Mặt nước trũng tự nhiên, kết hợp với màu xanh của ao bèo, cỏ dại cũng góp phần chống lại biến đổi khi hậu trong sự nóng lên toàn cầu.
1. Với diện tích hồ nước nhỏ xung quanh thì gọi là hồ điều hoà được không?
2. Nguồn nước cấp cho hệ thống hào trũng ở đâu? Có thường xuyên không?
3. Bạn đã tính đến việc ao bèo ứ đọng: nếu không thông thoáng và nguồn nước cung cấp thường xuyên bên cạnh đó ý thức còn hạn chế của nhân dân bị ô nhiểm, nguồn lây bệnh, hằng năm phải tốn chi phí công tác vệ sinh khơi thông dòng chảy.
Vấn đề 2:
- Hệ thống giao thông của khu vực quy hoạch chỉ tính với hệ thống giao thống đối ngoại với các điểm đấu nối từ bên ngoài khu đất. Giao thông nội bộ khu ở là hệ thống sân nền bê tong (thoát nước mặt, không cần mương dọc) kết hợp với cây xanh, sân vườn, sân chơi tạo thành các nhóm ở gắn kết và các ngõ phố thân thiện.
1. Nếu không có mương dọc thì thoát nước mưa như thế nào?
2. Đấu nối thoát nước tổng thể nên có 1 phần về phía mương trần phía Nam và Đông Nam
Vấn đề 3:
Hệ thống đường ngõ phố rộng 7 m, không kèm theo hệ thống vỉa hè 3m như thông lệ (là đã rộng hơn so với lòng đường 5,5 của đường 11,5m), thoát nước mặt theo rãnh thay vì mương dọc, thoát nước thải được đưa ra mương nhỏ sau nhà, trụ điện bố trí 1 bên, cây xanh bố trí một bên, tạo hình dích dắc so le, làm các điểm tựa chỗ đỗ xe cũng như tạo cho làn đường cong uốn lượn, giảm tốc độ xe chạy.
Bố trí cấp nước cho nhân dân 2 bên như thế nào?
Vấn đề 4:
Việc bố trí TĐC cho nhân dân vào khu vực đường BTXM: ý kiến nhân dân như thế nào? (hiện nay có xu hướng khu TĐC là đường nhựa rộng 11,5m)
Thân
Lê Quang Chính
Đó là vấn đề mà các anh em kỹ thuật đang phải đối mặt. Vấn đề gì kiến trúc đưa ra thì chắc chắn kỹ thuật đi theo phải làm được, vấn đề là chi phí cho giải pháp ở mức độ nào có thể chấp nhận được, hoặc chủ đầu tư cùng thống nhất cùng có hướng giải quyết, nếu không dự án sẽ không khả thi. (Nhà hát vỏ sò bỏ ra rồi được chọn giải, nhưng việc giải quyết hình dáng cho nó phải kéo dài dự án thêm nhiều thời gian, chi phí bỏ ra cũng gấp bao nhiêu lần, nhưng đó là cái mới. Cái mới là cái khó, khó của tư vấn là nhỏ, khó của sự đồng bộ hưởng ứng mới là khó lớn. Một cái khó của đồ án là không được đo khảo sát quy hoạch, mà chỉ dựa trên hồ sơ 2006, do vậy, việc chưa chi tiết cụ thể là điều dễ hiểu. Nhưng qua khảo sát sơ bộ, là có khả năng thực hiện, gọi là không phải là không khả thi.
Trả lờiXóaRất cám ơn bạn Chính đã góp ý xác đáng, anh em kỹ thuật đang nghiên cứu thấu đáo để có thể thuyết phục, lấy ý kiến nhân dân một cách tốt nhất.
Trong việc lấy ý kiến của nhân dân, có thể có nhiều người không quan tâm đến quy hoạch, mà vấn đề của họ lâu nay chỉ ấm ức ở một chỗ là quy hoạch treo. Quy hoạch từ 2006, 2010, Đông Nam bến xe nội thị, đường Duy Tân... Nếu ấm ức đó lại trút nhầm lên phương án quy hoạch (hay thế) thì khả năng khó thuyết phục lại cao, mà lỗi thì không phải của tư vấn hay phương án!!!
:D ý tưởng tuyệt vời nhưng phần bản vẽ không thấy như phần ý tưởng, Phố làng nhưng phần phố nhiều hơn phần làng, chỉ giống một đô thị chia lô bình thường có cây xanh mặt nước và những con đường thẳng tắp vô hồn..ước gì với những ý tưởng tốt đẹp như lại cần phải mạnh tay hơn nữa giữ lại càng nhiều màu sắc vốn có càng tốt.. Nhà ở chỉ nên chỉnh trang theo hướng nhân rộng một mô hình nhà kiểu mẫu trong khu vực, phân cấp ra nhiều khu ở như ở chia lô, ở chỉnh trang, ở giữ lại, ở kết hợp nông nghiệp, ở với mô hình mới,...kết nối với nhau bằng những khu sinh hoạt công cộng, khu hoạt động truyền thống, đường làng ngõ phố như mong đợi. Nên chú trọng tới việc sự thay đổi lối sinh hoạt thường ngày của một người dân làng sống cuộc sống đô thị, mô hình quy hoạch cần tạo điều kiện gì để họ thích ứng được. Việc tất cả đều là nhà chia lô, làm mới, đường gọn gàng thẳng tắp sẽ tạo nên sự đồng bộ nhưng nhàm chán, thiếu màu sắc riêng..... Đây chỉ là ý kiến riêng của em mong mọi người tham khảo khi làm, nếu có ý không đúng xin được bỏ qua và chỉ giáo vì em biết đưa ra được ý tưởng nhân văn như vậy mọi người rất tâm huyết trong dự án này. :)
Trả lờiXóaĐã cập nhật thêm một số phối cảnh để rõ ý tưởng. ThankS!
XóaMờ xem minh họa ý tưởng Quy hoạch tại đây!
Xóahttp://youtu.be/aCQHvd7eFqE
3p50s uodate http://youtu.be/GTXmw-ph4EE
Trả lờiXóa