Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Quy hoạch đô thị THỜI KỲ HẬU HIỆN ĐẠI

                                                                                          Bài giảng của TS.KTS Phó Đức Tùng
 I. Bối cảnh:
          Để có thể hiểu được bối cảnh và hệ tư tưởng ảnh hưởng đến sự ra đời của lý thuyết quy hoạch Hậu hiện đại, chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm của thời kỳ Hiện đại.
          Thời Hiện đại với tư duy cơ học và sự phát triển của sản xuất công nghiệp, cả thế giới là một cái máy tạo ra lợi nhuận, tăng trưởng. Con người làm ra cái máy, coi như con người tạo ra vũ trụ, ngang với Chúa Trời. Cái máy là biểu tượng của thời hiện đại. Nhưng cái cốt lõi quan trọng nhất của thời kỳ Hiện đại là luồng tư bản. Luồng tư bản thật sự là thế lực toàn cầu khống chế con người, không cho con người thoát ra khỏi guồng quay của cỗ máy công nghiệp. Con người chỉ được coi như các bộ phận vô tri trong cỗ máy tư bản.

        Trong thời kỳ hiện đại, việc phát triển sản xuất công nghiệp lấy tăng trưởng làm mục đích chính, chuẩn hóa là điều kiện cần, chuyên môn hóa là phương thức cơ bản.
Từ đây xuất hiện một số vấn đề:
1.    Mâu thuẫn nội tại giữa mục đích của phát triển công nghiệp và bản chất của sinh thái tự nhiên. Nếu tăng trưởng làm mục đích chính thì sẽ dẫn đến sự mất cân bằng. Bởi vì bản chất của sản xuất công nghiệp là sản xuất hàng loạt, sản xuất nhiều sản phẩm giống nhau để giảm giá thành, tăng năng suất. Trong khi đó, bản chất của sinh thái là tính đa dạng. Như vậy, sản xuất công nghiệp sẽ có xu hưởng làm mất cân bằng sinh thái. Trong đó có 2 biểu hiện của sự mất cân bằng. Ở tầm cỡ quốc tế, thứ nhất là cái cạn kiệt nguyên vật liệu (năng lượng, dầu mỏ, rừng…), xuất phát từ khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng dầu mỏ. Thứ hai là vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Những năm 90, người ta phát hiện ra nguy cơ nữa, đó là nguy cơ ô nhiễm môi trường.
2.    Vấn đề về mặt xã hội học liên quan yếu tố chuyên môn hóa và chuẩn hóa trong tư bản chủ nghĩa. Nó sẽ dẫn tới 2 tình trạng:
-          Tình trạng thất nghiệp, khi thay thế con người bằng máy móc. Ban đầu người ta không thấy việc sản xuất hàng loạt là tạo ra vấn đề bởi nếu sản lượng tăng, con người không phải bỏ sức lao động để làm việc nhiều mà lại có cơm no, áo ấm thì đó phải là ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên, sau này con người mới phát hiện ra là việc làm nó kiến tạo nên con người chứ không phải là một hoạt động bình thường, mà đó là một khía cạnh định nghĩa cho con người: Tôi không làm việc tôi không làm người, tôi không thành người được. Cho nên “việc làm” trở thành nhân quyền, chứ không phải là kết quả của công việc đó như thế nào. Có thể anh không phải làm gì, anh vẫn được hưởng nhiều hơn nhưng mà anh vẫn phải cần làm việc. Đó là một hiện tượng của xã hội học. 
-          Nhận thức về sự thoái hóa của con người trong xã hội tư bản. Motip con người toàn diện của thời Phục Hưng hoàn hảo về trí tuệ và thể chất bị thay đổi. Bây giờ con người chỉ còn là một cái gì đó “núp bóng” thôi. Trong thời đại công nghiệp, con người chuyên môn hóa đến mức thoái hóa chỉ còn lại là một động tác nhất định hay chỉ còn là một bộ phận nhất định trong một dây chuyền của cỗ máy công nghiệp. Và nếu con người chỉ là một bộ phận nhỏ trong cỗ máy thì nó có thể sản xuất ra được, có thể nhân bản hàng loạt và thay thế được. Lúc này, con người mới thấy rõ bản chất của nền công nghiệp là bóc lột. Chính vì thế mà người ta phải chống lại nền công nghiệp này.
-          Những biểu hiện trực phát về việc chống lại nền sản xuất công nghiệp là phá máy, đập máy, vì chính máy là công nghiệp. Nhưng vấn đề không phải là cái máy, mà vấn đề ở đây là hệ tư tưởng. Có thể nói, ngay từ khi công nghiệp bắt đầu, với trực quan khoa học đã có một số học giả đã nhìn ra nguy cơ này. Biểu hiện là sự xuất hiện chủ nghĩa lãng mạn (sau cách mạng Pháp). Chủ nghĩa lãng mạn hoàn toàn không phải là sự viễn vông, phù phiếm mà lãng mạn là chủ nghĩa khi người ta cảm thấy rằng con người không thể hoàn hảo và không nên quá tự tin vào bản thân mình, kêu gọi mọi người hãy nhìn vào sản phẩm của Chúa là thiên nhiên mà khắc phục đi.
Làm thế nào để đưa cái yếu tố tinh thần vào trong đời sống chứ không phải thực dụng, vật chất. Đấy là nội hàm của chủ nghĩa lãng mạn. Còn các yếu tố đi kèm như điêu khắc, hội họa thể hiện chủ nghĩa lãng mạn  vv.v… đó chỉ là sự kết hợp có thể thấy được. Cái quan trọng nhất là người ta đã cảm nhận được mối nguy hiểm của thời kì công nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm của thời kì công nghiệp quá thuyết phục cho nên tất cả những phản đối ấy rất là yếu ớt, và không thay đổi được quan điểm, cách nhìn nhận của số đông. Do vậy, Romantic trở thành trào lưu song song với thời kì cận đại, nhưng không bao giờ có được tiếng nói chính.
II. Các cơ sở - xuất phát điểm của thời kỳ Hậu hiện đại
1.    Sự chuyển đổi về ý thức hệ và vũ trụ quan
Đầu thế kỷ 20, có những chuyển đổi cơ bản về ý thức hệ, mà sự chuyển đổi ấy lại xuất phát từ cội rễ của vũ trụ quan cơ học, đó là ngành vật lý học. Chúng ta đều biết, toàn bộ ngôi nhà vật lý được xây dựng chủ yếu trên học thuyết Newton.Vũ trụ quan của thời kì hiện đại dựa trên vũ trụ quan cơ học, cho nên chỉ có một sự phản đối, hay là phản biện của chính từ gốc ngành vật lý mới có thể dẫn tới sự lung lay tận gốc của chủ nghĩa công nghiệp. Còn tất cả những phản biện từ khía cạnh khác sẽ không thể tạo nên sự thay đổi cơ bản như vậy.
Ngành vật lý có hai phát triển: thứ nhất là Thuyết tương đối, thứ hai là Thuyết lượng tử, là 2 hướng phát triển tiếp những lý thuyết cơ bản của ngành vật lí, từ  lý thuyết của Newton đi lên, từ nghiên cứu cái cực lớn cho đến cái cực nhỏ. Thuyết tương đối Anhxtanh đưa đến một hệ thống rất chặt chẽ, nhưng các yếu tố của hệ thống này dẫn tới phải đi kèm với thuyết tương đối, và đi kèm với cái phi vật chất. Sự phát triển của thuyết lượng tử sẽ đưa đến việc nghiên cứu lý thuyết bất định. (lý thuyết bất định : Không thể có sự tính toán chính xác mang tính quy luật cho sự chuyển động của mọi vật thể.) Với lý thuyết bất định, con người vĩnh viễn không thể nắm bắt và có được sự lý giải đúng tuyệt đối về vũ trụ. Một số lý thuyết đặc biệt cần phải nhắc đến như lý thuyết của Emanuel Kant, Heidelberg, …đặc biệt là Heidelberg - nhà vật lí đoạt giải Nobel vật lý và đồng thời là một triết gia, ông đã đưa ra một hệ thống nhận xét lí luận rất cơ bản, từ đó chỉ ra rằng cái quan trọng không phải dẫn tới sự thật, mà quan trọng là thông tin, là thống kê, là xác suất, còn bản chất sự thật rất là xa rời, hỗn loạn. Và từ đó dẫn tới các khái niệm về dịch vụ thông tin. Sự phát triển của công nghệ thông tin với khả năng nhân rộng vô cùng tận đã đẩy tiếp quá trình tư bản hóa đến cái mức gọi là siêu phàm, phi vật chất và tạo cơ sở cho cái gọi là hậu công nghiệp.
2.    Sự nhận thức lại về vai trò của con người trong xã hội
Sự lung lay của vũ trụ quan cơ học thời kỳ hiện đại đã đặt ra việc xem xét lại vai trò của con người trong xã hội và đặt ra yêu cầu tái hiện con người là chủ thể của xã hội. Con người trong thời hậu hiện đại là con người cá thể với cái nghĩa là “individual” chứ không phải là con người tuyệt đối, lý tưởng hóa của Hy lạp với cái nghĩa “humanist”. Nền kinh tế và cũng như cả xã hội dựa trên mô tip con người cá thể ấy. Sự kết hợp đằng sau mối quan hệ ấy là thuyết Hiện sinh: tư duy triết học xuất phát từ chủ thể con người - không chỉ là chủ thể tư duy, mà là cá thể sống, cảm xúc, và hoạt động. Gốc của thuyết này là khái niệm “ anti Christ” – con người cá thể ấy có thể kiến tạo thế giới, không phải là Chúa, nhưng ngang hàng với Chúa. Bản chất của thuyết Hiện sinh là tập trung xây dựng con người cá thể.
Với Thuyết Hiện sinh, có rất nhiều kiến giải để định nghĩa con người cá thể, trong đó có một cách kiến giải liên quan đến khái niệm về thời gian. Con người đó là một tập hợp  của một số qui trình nhất định, một số đặc điểm nhất định, và chỉ tại thời điểm đó thôi thì nó không tuân theo bất kì quy luật nào, đạo đức nào,v.v.v. tức là tại thời điểm nó là nhất. Khái niệm thời gian không còn là một chuỗi  liên tục - “continue” như theo quan niệm Thiên chúa giáo, mà thời gian gắn với khái niệm hiện tượng – “phenomenal” - là một hiện tượng tại một thời điểm có hàng loạt các yếu tố khác thì tạo ra một cái gọi là thời gian. Con người gắn với khái niệm thời gian ấy. Câu hỏi đặt ra là làm sao kéo con người trở lại vị trí trung tâm của xã hội. Tìm và làm rõ khái niệm con người cá thể, con người của cá nhân của chủ quan trong thời kỳ hậu công nghiệp là con người như thế nào? Câu hỏi này vẫn đang trong quá trình được làm rõ mà chưa có câu trả lời cuối.
III. Các trường phái kiến trúc – đô thị học  thời kỳ hậu hiện đại
Có nhiều cách kiến giải cho con người cá thể thời kỳ hậu công nghiệp, đã tạo ra vô số các trường phái kiến trúc và đô thị học tương ứng với các cách kiến giải khác nhau. Nhìn chung, các cách kiến giải xoay quanh 3 chủ đề chính:
1.    Các trường phái kiến trúc phát triển từ tư duy vũ trụ:  hay người ta nói rằng, con người đã nhận thức được như là Newton, Heiderberg, về lượng tử, về vũ trụ vậy thì con người mới là con người ở tầm cỡ vũ trụ. Và hiểu được những thứ ấy, hiểu được vũ trụ là hiểu được nó là phi vật chất, là hỗ độn (chaos) v.v.v.v.từ đó dẫn tới hàng loạt trường phái như phi vật chất, ảo ảnh, hay là tính ngẫu nhiên, tính phi cấu trúc, ….đó là những vấn đề khác nhau mà người ta cho rằng con người hậu hiện đại phải nắm được và phải thể hiện là có kiến thức về các vấn đề này. Và từ đó nó dẫn đến hàng loạt trường phái kiến trúc có các tên như vậy.
2.    Các trường phái kiến trúc phát triển từ chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa chiết trung : mong muốn phát triển chủ thể chủ quan từ các góc độ bằng tư tưởng lãng mạn, hay chủ nghĩa chiết trung, đề cao những giá trị tinh thần, những yếu tố là lịch sử, là bản sắc ... ra đời các lý luận đô thị học liên quan đến cấu trúc, lịch sử, bản sắc khu vực, chủ nghĩa địa phương  …đấy là những chủ đề liên quan tới chủ thể con người. Vậy con người là gì ? ta có thể nói con người về bản chất là vấn đề giới tính, bản chất của nó là vấn đề xác thịt, là sinh vật xã hội, sản phẩm xã hội, tùy vào định nghĩa, con người là đại diện cho lịch sử, hay cho một dân tộc, hay cho bản sắc địa phương nào đó.
3.    Các trường phái kiến trúc dựa trên ngụy biện: Ngụy biện tức là trường phái có nguồn gốc từ Hy Lạp. Trường phái này đề cập đến tính chủ quan. Liên quan đến nó có nhiều khái niệm như là khái niệm dân chủ, khái niệm bình dân, khái niệm hình thức hay là kiến trúc quảng cáo v.v.v, chủ quan của con người là tính hình thức và có khả năng bị lung lạc.
Tóm lại :
        Hậu hiên đại là một nỗ lực, xuất phát từ việc nhận thấy những mâu thuẫn nội tại mà sự lung lay từ trong tư tưởng và từ gốc
        Không có một định nghĩa duy nhất về hậu hiện đại, có nhiều tư tưởng, giải pháp
        Cố gắng đưa lại con người vào trong XH/ cưỡng lại vòng xoáy của tư bản


IV. Văn minh công nghệ - xã hội thông tin và dịch vụ - Đô thị hóa thời hậu hiện đại
1.    Nền kinh tế chính trị thời kỳ ‘Toàn cầu hóa’ (globalization)
        Liên kết mạng và viễn thông làm thay đổi toàn bộ phương thức quản lý và điều hành sản xuất xuyên biên giới, lục địa à các mối quan hệ kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế dịch vụ dựa trên công nghệ thông tin hiện nay rất phát triển, sản xuất ra nhiều sản phẩm, mức tăng trưởng ngày càng cao..v.v. Trên thế giới diễn ra một quá trình tư bản không giới hạn trong một quốc gia, một châu lục, mà tầm chi phối toàn cầu. Thế giới như một thị trường lớn, nền kinh tế tư bản chi phối toàn cầu. Về mặt không gian, luồng tư bản không tập trung vào một quốc gia mà đang trải qua các nước đang phát triển. Có làn sóng của : thông tin, nguồn vốn, hàng hóa, luồng tiền… luồng này dịch chuyển được nhờ công nghệ thông tin.
Tại các nước đã phát triển như Mỹ, Anh, ta sẽ thấy cấu trúc đô thị nội tại của nó đang hỗn loạn. Bởi vì nhu cầu sản xuất công nghiệp của giai đoạn đầu dần dần được chuyển sang các thành phố nhỏ hơn, rồi sau đó chuyển sang các nước kém phát triển hơn bởi vì các nước này vẫn còn nhiều đất đai, có nguyên liệu rẻ, nguồn nhân lực dồi dào. Tiếp đó là các xu hướng, làn sóng chuyển sang các nước đang phát triển nơi vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu về chức năng sản xuất, sử dụng đất đai nhiều. Từ đó hình thành các cấu trúc đô thị công nghiệp, các khu công nghiệp tại các quốc gia đang phát triển, chậm phát triển đang trong giai đoạn đầu của quá trình CNH.
        Các thành phố (các quốc gia) trở nên có liên hệ lẫn nhau về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, giao thông) à mạng lưới các thành phố toàn cầu (global cities)
Khi đề cập đến học thuyết Cấu trúc kinh tế toàn cầu thì ta thấy nổi lên các thành phố lớn, mà các thành phố lớn trên thế giới thì không hoạt động độc lập mà có tính hệ thống, gọi là hệ thống toàn cầu, và có tầng bậc kiến trúc liên quan đến năng lực chi phối toàn cầu của thành phố đó. Các thành phố lớn như New York, Tokyo, London,.v.v thành phố anpha, có khả năng chi phối kinh tế toàn cầu rất lớn. Ngoài ra còn có các thành phố bậc beta như Singapore, Hongkong, Fankfurt, Paris…v.v.v... và mọi quốc gia đều cố gắng trở thành một phần trong mạng lưới toàn cầu này.
Điều này dẫn tới vấn đề: những nước đã phát triển rồi thì sự bành trướng về đô thị không còn nhiều nữa, không thực sự cần nhu cầu đất đai trong sản xuất nữa. Tại các thành phố đã phát triển: người dân thoát khỏi nông nghiệp từ lâu, cư trú ở các thành phố và không còn nhu cầu tăng dân số nữa. Khi đó tốc độ đô thị hóa sẽ chậm lại. ĐTH chậm lại về mặt lượng mà ĐTH theo chiều sâu
     Còn những nước đang phát triển thì đang tiếp cận vốn đầu tư, tức là quá trình khởi đầu quá trình công nghiệp hóa, nên cần giải quyết bài toán mở rộng không gian, tiếp nhận các chức năng đô thị mới. Và còn một số nước chậm phát triển có thể là sẽ tham gia vào quá trình này.
2.    Những biểu hiện về cấu trúc không gian đô thị của các nước đã phát triển trong thời hiện đại ( thông qua ví dụ tại các thành phố của Mỹ)
·       Cấu trúc không gian đô thị trở nên lỏng lẽo và phân tán. Các thành phố của Mỹ, khi giao thông phát triển, trong khi đất đai nông thôn rất nhiều, đã có sự phát triển tràn lan ra vùng ngoại ô.
·       Khi nền công nghiệp phát triển, nảy ra hàng loạt vấn đề là khu trung tâm trở nên xập xệ và suy tàn. Khi đó những người dân có điều kiện sẽ ra ngoài ngoại thành ở để mong muốn có nơi ở rộng rãi hơn, môi trường tốt hơn và bị chi phối bởi việc dùng xe hơi. Nền văn hóa phụ thuộc xe hơi và quá trình ngoại ô hóa diễn ra nhanh chóng.
·       Xuất hiện những thành phần cấu trúc mới trong đô thị bên cạnh những thành phần cũ: các trung tâm tài chính thương mại (CBD), high-tech parks, biotech parks, business incubator, out-of-town shopping center, các khu dân cư ngoại ô cao cấp (gated community) v.v… mọc ra các chức năng một cách ngẫu hứng, nối với nhau bằng đường cao tốc, không gắn liền với cấu trúc đô thị.
·       Sự tan rã quan hệ xóm giềng. Mọi người sống như là một phần của guồng máy tư bản, hàng ngày đi tới chỗ làm, rồi đi về, các không gian đô thị ngoại ô không tạo được mối quan hệ xóm giềng. Cuộc sống lệ thuộc xe hơi nên đối tượng người già và trẻ em không được quan tâm và các giao tiếp xã hội bị hạn chế.
·       Sự phát triển thiếu bản sắc. Các đồ án quy hoạch chủ yếu dựa vào yếu tố kỹ thuật, nặng tính kỹ trị, bản sắc của địa phương không được xem xét trong các quy hoạch thời kỳ hiện đại.
3.    Những tấn công vào chủ nghĩa hiện đại
Từ những vấn đề đó đã bắt đầu cho những cuộc tấn công vào chủ nghĩa hiện đại. Việc phát sinh những vấn đề nghiên cứu đô thị đã dẫn đến sự xuất hiện hàng loạt nhà nghiên cứu đô thị từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
a) Nhóm tiên phong trong phong trào này có thể kể đến những tên tuổi như Jane Jacob, Lewis Mumphord, Alexander Chritopher, Leon Kier .v.v
Nữ nhà báo, nhà hoạt động phong trào Jane Jacob đã viết tác phẩm “ Sự sống và cái chết của các đô thị lớn tại Mỹ” phê phán giải pháp kỹ thuật của chủ nghĩa hiện đi kiến tạo ra các đô thị không cho phép sự sinh tồn của các cộng dồng, không quan tâm đến cảm xúc, đời sống, rồi có rất nhiều vấn đề quan tâm đến tệ nạn, bạo lực trong KĐT không có sức sống…v.v.v. Khi quan sát các cộng đồng đã tồn tại lâu đời ở trung tâm Mahattan, bà đã chỉ ra đây là những khu vực đô thị tuyệt vời nhất vì con người có thể sống trong những không gian rất dễ chịu và rất tiện nghi, không cần các giải pháp hiện đại mà vẫn đạt được những không gian tuyệt vời.
Quyển “Sự sống và cái chết của các đô thị Mỹ “ đã phê pháp những giải pháp kỹ thuật của CN hiện đại, mô tip nhà cao tầng và đường cao tốc. Bà đã có phân tích về vai trò của phố và đường trong đô thị, quan điểm trái ngược so với quan điểm của KTS Le Corbusier trong thời hiện đại cho rằng công năng của đường chỉ có chức năng giao thông mà thôi.Trong khi đó, Jane Jacob đã lập luận rằng phố, đường không chỉ có chức năng giao thông, mà còn có chức năng xã hội nữa, mà trong quá trình đề xuất ý tưởng,  Lecorbusier đã bỏ qua.
Những vấn đề về cảm xúc của con người dưới thời hiện đại không được quan tâm. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dài mà chủ nghĩa hiện đại phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa được thực hiện, người ta đã thấy được rõ rằng con người không phải là một phần của máy móc, cũng không phải là máy móc. Con người là những cơ thể có cảm xúc, và cảm xúc ấy sẽ được đáp ứng như thế nào trong quy hoạch và phát triển cho các thành phố? Đó là bài toán cần có lời giải đáp.
          khi nhìn lại lịch sử thì ta sẽ thấy những đô thị truyền thống nó đáp ứng được bài toán cảm xúc của con người: như giao tiếp xóm giềng, không phải như “ Jacob “ nghĩ ra đầu tiên, mà trước đó còn có nhiều thuyết nói về quan hệ xóm giềng, tuy nhiên nó đã bị lãng quên trong giai đoạn chúng ta choáng ngợp trước CN hiện tại, bây giờ Jane Jacob nhắc lại nhu cầu đó.
Một học giả cần phải kể đến là Lewis Mumphord,  đây là một nhà XHH và nghiên cứu lịch sử, ông viết rất nhiều sách. Ông chủ yếu quan sát các khu ngoại ô của Mỹ, thấy rằng đó không phải là các khu đô thị như mong muốn. Nó cung cấp vỏ vật chất rất tiện nghi, nhưng còn các kết cấu xã hội thì không đáp ứng. Nó giống như những khu đô thị mới ở rìa ngoài Hà Nội, rất tốt, nhưng chúng ta vẫn không muốn ra đó sống, và ta vẫn muốn sống trong KPC, phố cổ, phố Pháp.v.v.v.
Ngoài ra còn có Alexander Chritopher, người viết tác phẩm “ The Partten Languages” rất nổi tiếng. Bản chất cuốn sách này là ngợi ca cái sự tinh tế tổng thể của các đô thị lịch sử mà nó được hình thành không phải trong một giai đoạn, không chỉ do quyết định của một nhà quy hoạch , không phải do một bản quy hoạch  mà là một chuỗi thời gian hàng trăm, hàng ngàn năm, và ông dùng từ “wholeness ”,  nó hiện hữu trong những đô thị lịch sử khi các yếu tố được cân nhắc với nhau, được thiết kế một cách tinh tế, và thậm chí là thiết kế mà không biết thiết kế. Vậy nguyên lý của nó là gì?
Ông quan sát rất nhiều những đô thị truyền thống, để đề xuất ra 253 cái parttern languages, cú pháp chuẩn,  là ngôn ngữ chuẩn mà có thể áp dụng cho các tình huống thiết kế. Điều đặc biệt đó không phải là mô hình ông xuất phát từ Le Corbusier , mà nó xuất phát từ những kinh nghiệm khi quan sát những khu đô thị lịch sử, và 253 sáng tác này được nhiều người ca ngợi. 253 ngôn ngữ có quy mô từ vùng, thành phố, district, ngôi nhà, bậu cửa … Dựa trên sự quan sát. Có thể coi là sự quay trở lại, sự hoài niệm về những đô thị đã rất thành công trên TG.
Một học giả nữa là Leon Kier - người đã viết cuốn "The Architecture of Community” (2009) và nhiều tác phẩm khác phê phán chủ nghĩa hiện đại và đề xuất những nguyên lý tân cổ điển (neo-classical), ông cũng đề cập đến giá trị cảm xúc, hồn của con người trong những không gian sống.
Kevin Lynch, có nhiều những tác phẩm hữu ích cho TKĐT : The Image of the City (1960) and What Time is This Place? (1972): đóng góp vào nền lý luận QH thông qua những nghiên cứu thực nghiệm về cách con người nhận thức về và định hướng trong không gian, đã mở ra một hướng nghiên cứu về tâm lý môi trường, trong đó đặt ra những yêu cầu như: Chúng ta phải hiểu cảm xúc môi trường mà con người có được. Nghiên cứu của Kevin Lynch  là tìm hiểu việc hình dung về thành phố trong đầu của những người dân tại thành phố đó. Nghiên cứu của ông đã đưa ra công cụ vẽ bản đồ thành phố dựa trên trí nhớ, hình dung về thành phố trong đầu người dân. Đây là cách tiếp cận rất hay, từ đó chỉ ra 5 yếu tố về mặt cấu trúc, giúp người dân nhớ và định hướng về thành phố tốt hơn:
-          Điểm – Node
-          Lưu tuyến – Line
-          Biên rìa – Edge
-          Khu vực – District
-          Điểm nhấn
Ông lập luận rằng những thiết kế mới, hay sản phẩm thiết kế QH mà giúp con người có thể cấu trúc hóa không gian trong đầu họ, giúp họ định hướng bản thân trong không gian là những thiết kế tốt. Ông đã phân tích chiều cạnh thời gian trong TKĐT để đưa ra những nguyên lý cơ bản cho TKĐT.
So sánh với chủ nghĩa hiện đại thuần công năng, rất nhiều trường phái nghiên cứu khẳng định rằng phải thỏa mãn yếu tố con người sống trong đô thị.
·       Những tiếng nói phản biện xuất phát từ nhiều lĩnh vực: từ lĩnh vực XHH sang lĩnh vực kỹ thuật và vấn đề thiết kế không gian.
·       Phát triển quan điểm đối lập CN Hiện đại như giá trị đô thị năm ở tính cá thể, bản sắc, lịch sử, đa dạng v.v. Một giá trị của đô thị không đơn thuần là  công năng mà còn có tính bản sắc, hay giá trị lịch sử. Bài toán bản sắc, tính đa dạng được đặt ra trong chủ nghĩa hậu hiện đại. Không dùng công thức chung cho tất cả mọi nơi- nguyên lý chuẩn hóa hay tiêu chuẩn thiết kế đô thị cần phải xem xét trước khi áp dụng vào công tác QHĐT.
·       Như vậy, trong thời hậu hiện đại, hiếm có bài toán quy hoạch toàn đô thị được đặt ra mà chủ yếu là bài toán giải quyết những vấn đề cụ thể của từng khu vực, đây là những bài toán rất khác nhau: trung tâm đô thị bị suy tàn, những khu vực bị xuống cấp… quan tâm đến các dự án cụ thể: một KGCC, một tuyến phố,  việc cải thiện nâng cao chất lượng không gian quan trọng hơn là thiết kế mới.
·       Kiến thức về đô thị học không đơn thuần chỉ là giải bài toán thuần kỹ thuật hay thuần  kinh tế mà cần có kiến thức thu thập từ XHH, phản ứng người dân, sinh hoạt của người dân trong không gian…đòi hỏi sự tinh tế, đặt ra chiều cạnh xã hội: “social dimention “ của TKĐT.
        Nhấn mạnh việc phải hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa những hình thái đô thị và các yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội, tự nhiên đã tạo nên chúng. Trong sách Urban design có đề cập nhiều đến các công cụ quan sát: hành vi con người, thời gian, số lượng hành vi, logic của hình vi với không gian, không gian nào hỗ trợ hành vi nào, không gian nào ngăn cản một số loại hành vi. Mối quan hệ giữa hoạt động và không gian được nhấn mạnh nhiều hơn
        Ý tưởng chủ đạo là tạo ra những KG hữu cơ, thân thiện, có thể đi bộ, và đa dạng công năng. Từ giai đoạn này đặt ra các vấn đề: ôtô quá nhiều, con người lệ thuộc vào ô tô. Toàn bộ không gian devote cho chỗ đỗ xe. Đường làm ra quá nhiều nhưng cũng không thể đáp ứng được nhu cầu nếu mỗi ngưi sở hữu một ô tô
Các vấn đề cần quan tâm:
-          Nhìn nhận lại vai trò đi bộ trong thiết kế đô thị
-          Đa dạng công năng – mix use là chủ để được hồi sinh
-          Trước đây chủ nghĩa hiện đại là functional, zoning phân vùng không cho hiệu quả
-          Nhưng Hậu hiện đại đã xem xét lại và cho rằng đô thị là một tổng thể rất phức tạp  “city is not the tree”, không phải là nhánh tuyến tính
-          Về cảnh quan sinh thái: do sự suy thoái rõ rệt về môi trường, có nhiều trường phái đòi hỏi cần tìm kiếm các giải pháp ứng xử với tự nhiên từ trong quá khứ, cách ông cha chúng ta ứng xử  với tự nhiên, sống chung với thiên nhiên như thế  nào trong quá khứ, bỏ concept về chế ngự, thống trị.
Với giai đoạn KHCN phát triển, con người rất giỏi hiểu rõ quy luật thiên thiên nhiên, có thể khống chế, thống trị thiên nhiên  như đắp đê, làm thủy điện… làm tất cả bằng các giải pháp kỹ thuật để thống trị thiên nhiên. Nhưng trong giai đoạn Hậu hiện đại, trước tình hình suy thoái môi trường thì có cách nhìn nhận lại, việc “ sống chung với lũ” lại được coi giải pháp thông minh, bắt đầu quay lại học kinh nghiệm  cảnh quan, thiết kế, đặt con người là một phần ca  vũ trụ (VD: thuyết Tam tài của châu Á)


IV. Một số lý luận về QH đô thị hậu hiện đại
·       Chủ nghĩa đô thị mới (new urbanism)
·       Phát triển thông minh (smart growth)
·       Mô hình TOD (transit-oriented development) do CNU phát huy
·       ECO2 city
·       Livable city (do WB khởi xướng và thúc đẩy)
·       Đô thị học cảnh quan (landscape urbanism)
ECO 2 CITY : economic – ecology ( Khái niệm mới của World Bank) Không chỉ tạo ra đô thị như một cỗ máy kinh tế mà cần kết hợp yếu tố sinh thái, thuyết phục các nhà lãnh đạo địa phương rằng cần đảm bảo cả hai yếu tố về sinh thái và kinh tế trong việc phát triển đô thị
Livable city: Một thành phố sống tốt chứ không chỉ là thành phố kinh tế tốt.
Các chương trình của Ngân hàng thế giới có tầm ảnh hưởng lớn nhưng tập trung vào nâng cao năng lực quản lý và quản trị đô thị của các chính quyền địa phương với nhiều giải pháp mềm, sử dụng lý thuyết về QH của các trường phái kể trên, trọng tâm vấn đề QH bây giờ là vấn đề môi trường, vấn đề xã hội song hành với vấn đề kinh tế chứ không chỉ đơn thuần là cỗ máy kinh tế như trước đây.
b) Nhóm phát huy
CNU : Congress of New Urbanism : Hội nghị đô thị mới
          CNU thành lập năm 1993 bởi một nhóm các KTS tâm huyết. Họ đã làm một số các dự án với hệ tư tưởng tân cổ điển. Sau đó họ ngồi lại với nhau, hệ thống hóa tất cả những nguyên tắc của mình và đưa ra một đúc kết dưới dạng hiến chương mới, cố gắng đưa ra những giải pháp khắc phục của chủ nghĩa hiện đại, tạo ra những môi trường không gian bền vững hơn.
          Một số tên tuổi : Peter Calthorpe, Andres Duany, Elizabeth Plater-Zyberk, Polyzoides…Ba tên tuổi này xuất hiện rất nhiều.
          Họ tổ chức CNU vào cuối năm 1993 với hơn 100 người tham gia. Sau đó, họ thấy sức thuyết phục của tuyên ngôn hay nguyên tắc thiết kế của mình, nên họ đã tổ chức các hội nghị thường niên cho đến nay, mỗi hội nghị này thu hút hàng ngàn người tham gia với thành phần đa dạng: KTS, chủ đầu tư, các nhà vận động cộng đồng, đại diện chính quyền địa phương… Đã đặt ra được tầm ảnh hưởng trên một diện rộng hơn, lôi kéo đa dạng hơn các thành phần xã hội, phản ảnh một xu hướng của hậu hiện đại là khi tham gia vào quá trình đô thị thì không phải là một quyết định từ trên xuống như của Lecorbusier mà là từ dưới lên: cộng tác và tham dự. Quá trình QHĐT không còn ở 1 tỉ lệ lớn nữa mà là ở một mức độ nhỏ, với sự TG từ dưới lên.
          CNU đã đề ra hiến chương đô thị mới, với các nguyên lý quy hoạch của họ.
          Có thể coi Jane Jacob, Levis Mumphor có thể là những người tiên phong, viết ra những tư tưởng ban đầu. Còn nhóm CNU có thể coi là nhóm Phát huy. Các ý tưởng của CNU không phải là mới nhưng họ đã tích hợp các tư tưởng, ý tưởng lại thành bộ công cụ, gọi là hiến chương ĐTM, gồm 27 điều, nêu rõ Sứ mệnh và quan điểm quy hoạch.
-          CNU nhìn nhận các vấn đề đô thị ở Mỹ như: suy giảm đầu tư ở các khu TT đô thị, sự phát triển bò lan và vô vị ra ngoại ô, sự phân vùng xã hội bởi thu nhận và chủng tộc, suy thoái môi trường, mất đất nông nghiệp, di sản kiến trúc – đô thị bị phá hoại là một thách thức lớn có mối liên hệ nội tại trong việc xây dựng cộng đồng
-          CNU mong muốn và nỗ lực giải quyế các vấn đề nêu trên
-          CNU ủng hộ việc tái cấu trúc các chính sách công và các dự án phát triển thực tiễn để thúc đẩy các nguyên tắc sau: các khu dân cư cần đang dạng về công năng và dân cư; phải được thiết kế cho người đi bộ, cho GTCC, và đương nhiên cho cả cơ giới; đô thị cần có giới hạn về không gian, và có KGCC và các công trình công cộng dễ dàng tiếp cận bởi tất cả mọi người; không gian đô thị được định hình bởi kiến trúc và thiết kế cảnh quan để ca ngợi những đặc trưng về lịch sử, khí hậu, sinh thái và kiến trúc bản địa.
-          CNU nhận thức được rằng các giải pháp không gian không thể giải quyết mọi vấn đề KT-XH, nhưng sự ổn định, thnh vượng và bền vững KT XH - MT không thể đạt được nếu thiếu s hỗ trợ của  khung không gian
-          CNU đại din cho toàn thể công dân từ lãnh đạo khu vực công, tư, các nhà hoạt động XH, cũng như cộng đồng chuyên gia đa ngành. Chúng tôi cam kết tái thiết lại mối quan hệ giữa nghệ thuật xây dựng không gian và xây dựng cộng đồng thông qua quy hoạch và TKĐT có sự tham gia
-          Chúng tôi cống hiến cho sự nghiệp cải tạo lại các ngôi nhà, ô phố, đường phố, công viên, khu dân cư, khu vực đô thị, các đô thị lớn nhỏ, vùng và toàn bộ môi trường
Quan điểm : khắc phục các vấn đề đô thị của thời hiện đại như lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mối quan hệ cộng đồng bị suy giảm, lệ thuộc vào xe hơi, tạo ra những không gian khu biệt của các nhóm xã hội, di sản đô thị không được quan tâm v.v
Nguyên tắc: chia các cấp độ: cấp vùng, cấp thành phố, cấp đơn vị ở cho đến 1 ô phố, một đường phố, một công trình…
        Cấp độ vùng: đô thị lớn (metropolis), đô thị trung tâm (city) và các đô thị nhỏ (towns)
          Đô thị là một chùm của các trung tâm, trong đó có các đô thị trung tâm, các đô thị trung tâm cần được kết nối tốt với nhau bằng hệ thống giao thông công cộng. Cần có nguyên tắc bảo tồn các vùng sinh thái tự nhiên xen kẽ hoặc xung quanh các đô thị trung tâm này. Bởi vì vùng sinh thái có mối quan hệ, vai trò về kinh tế, văn hóa, môi trường đảm bảo sự tồn tại bền vững của các vùng không gian đó. Cấu trúc không gian của các vùng đô thị này cần được bảo đảm bởi hệ thống giao thông, đặc biệt là không gian công cộng. Đòi hỏi sự tham gia của chính quyền địa phương và các bên liên quan
        Ở cấp độ trung gian : Cấp độ khu vực: Đơn vị ở (neighborhood), khu vực (district) và các hành lang (corridors)
          Đây là sự quay lại của concept thiết kế đơn vị ở nhưng được làm cho tinh tế hơn. Về mặt không gian có nhiều điểm khác với quan điểm của CN hiện đại.
        Cấp độ chi tiết: ô phố (block), đường phố (street) và công trình (building) : Tạo những khối công trình chặt chẽ, bao quanh những không gian trống nhỏ như quảng trường, đường phố, dành cho người đi bộ và tạo không gian mua sắm, bán lẻ. Chú trọng việc đa dạng hóa thành phần công trình, công năng và đối tượng sử dụng. Những khoảng trống lớn hơn thường được tận dụng từ những khu công nghiệp bỏ hoang, hoặc cải tạo những vùng bãi rác, bờ sông v.v.
Về hệ thống giao thông, tái tạo lại những đại lộ cây xanh thế kỷ 19 với nhiều làn, cho nhiều loại phương tiện, đồng thời là dải cảnh quan và trục thương mại. ngoại ô, về cơ bản làm theo nguyên lý của Unwind. Đây là quan điểm thống nhất khắp nước Mỹ từ sau hội nghị New urbanism 1993.
          Andres Duany và Elizabeth Plater-Zyberk đã tạo ra một làn sóng hưởng ứng Unwind trong tác phẩm “Traditional neighborhood design” 1992. Về cơ bản, yêu cầu tạo ra những khu đô thị vườn có lõi trung tâm và ranh giới ngoài rõ ràng, bán kính đi bộ, với mật độ tương đối cao, chia lô nhỏ, đường nhỏ, đa dạng công năng, đa dạng thành phần. Lát cắt được các nhà quy hoạch sử dụng như một công cụ trực quan để phân chia cảnh quan thành nhiều chức năng sử dụng. Minh họa của kiến trúc sư Andres Duany  là một ví dụ. Nó thể hiện phân cấp từ nông thôn – thành thị giữa khu vực thiên nhiên và vùng đô thị mật độ cao và trở thành một khuôn mẫu phổ biến cho Chủ nghĩa Đô thị Mới (New Urbanism).
          Peter Calthorpe, một thủ lĩnh khác của CNU, phát triển ý tưởng Unwind thành concept “Transit Oriented Development” (TOD). Về cơ bản là tạo ra những cụm đô thị vườn kiểu Unwind quanh những bến tàu Lightrail, để vừa đạt được tiêu chí đô thị vườn, vừa kết nối nhanh với trung tâm. Calthorpe thiết kế nhiều đô thị kiểu này trong khu vực Portland, Oregon.
          Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng tuy hệ hình CNU đã trở nên chính thống trong giới chuyên môn và có tiềm năng thiết kế cả vùng đô thị rộng lớn, nhưng trên thực tế, toàn bộ trường phái này mới chỉ hiện thực hóa được rất ít ở Mỹ cũng như trên toàn thế giới từ sau 1945 đến nay. Về cơ bản, việc thẳng tay phá hủy cấu trúc cũ, xây mới hoàn toàn kiểu CIAM vẫn tiếp diễn ở khắp nơi. Anthony Tung đánh giá là 50% tổng cấu trúc đô thị lịch sử đã bị phá hủy hoàn toàn trong vòng thế kỷ 20. (Tung 2001) Trong những năm 2000, một làn sóng phát triển đô thị tràn lan kiểu mật độ thấp, không cấu trúc ra vùng ngoại ô đã diễn ra khắp Tây Âu và Mỹ, tạo ra những vùng xám đô thị buồn tẻ, hoàn toàn phụ thuộc otô. Nhất là ở các nước đang phát triển, tình trạng tăng xe hơi và phát triển ngoại ô tràn lan đã tạo ra hiện tượng ngoại ô hóa toàn cầu không thể cứu vãn được.
          Mặt khác, rõ ràng cũng đã có sự chuyển biến trong tư tưởng người dân, nhất là giới trẻ. Họ đã có quan điểm từ bỏ xe hơi cá nhân, chấp nhận phương tiện công cộng, đánh giá cao những giá trị đô thị như bán kính đi bộ, mật độ sầm uất v.v. và những đô thị Transit kiểu Calthorpe ngày càng được nhiều người ủng hộ. Ngày xưa, những trung tâm đô thị mật độ cao, đi bộ là biểu tượng của tắc nghẽn, điều kiện sống tồi, lạc hậu thì nay tình thế đã đảo ngược hoàn toàn. Nhất là hiệu quả sử dụng năng lượng và tính bền vững có lẽ là lợi thế thuyết phục nhất cho dạng đô thị này. Thực tế đã chứng minh là những đô thị tập trung mật độ cao như Tokyo, New York tiêu thụ năng lượng thấp hơn hẳn dạng tràn lan kiểu ngoại ô.
          Có lẽ đô thị thực sự của thế kỷ 21 phải là một dạng kết hợp cả “đóng” và “mở”, giữa cũ và mới, và có thể nó sẽ là cái gì mà cả hai phái đều chưa hình dung ra. Nhưng gần như chắc chắn là một số giá trị như tỷ lệ con người, tuyến phố và quảng trường sẽ phải được giữ lại như những bản tính quan trọng nhất.
                                    Ghi lại: KTS. Tạ Quỳnh Hoa - KTS. Huỳnh Quốc Hội
                                                 Tháng 1/2013


BÀI ĐỌC THÊM:

>>> Người làm quy hoạch nói gì?

>>> Tham luận của TS.KTS PHÓ ĐỨC TÙNG về QUY HOẠCH đảo PHÚ QUỐC

 

1 nhận xét: