Dạo một vòng quanh khu vực trung tâm hành chính Thành phố Tam Kỳ, tỉnh lỵ Quảng Nam. Sẽ có cảm giác rằng một trung tâm hành chính rất hoành tráng với những công sở, trụ sở rộng rãi, khang trang.
Đi trên những con đường rộng thênh thang, Hùng Vương 40m (vỉa hè 6m); Nguyễn Chí Thanh 27m (vỉa hè 6m); Trần Hưng Đạo 19,5m (vỉa hè 6m); Trần Phú 22,5m (vỉa hè 6m)... Công sở nối tiếp nhau, tọa lạc trên những cung đường, những đại lộ với những khuôn viên rộng lớn. Thênh thang, đất đai thừa mứa, công sở 2 tầng khiêm tốn nép mình chưa đến 20% diện tích chiếm đất.
Xe máy, xe oto dạo vòng thong thả trên khu trung tâm hành chính tỉnh lỵ, hàng rào hàng rào lướt qua mắt, bên trong hàng rào là những khuôn viên betoong và cây xanh, mỗi nhà mỗi kiểu. Nhưng người đi bộ thì sao? >>>
2020 Tam Kỳ sẽ là một ngôi làng độc đáo của thế giới phẳng! (đã chỉnh sửa)
Theo Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD, ngày 22/7/2005 của Bộ Xây dựng về quy cách thể hiện hồ sơ (ký hiệu, đường nét, màu sắc...), đất công trình công cộng ký hiệu lưới ô vuông màu đỏ. Sau khi quy hoạch đường, vỉa hè, chỉ giới đường đỏ thì phần đất công cộng được tô màu đỏ. Và quyền quyết định sử dụng không gian thuộc về người bên trong lô đất đó. Đường Hùng Vương rộng 40m, vỉa hè 6m chạy suốt chiều dài 5,2km không có một chỗ cho người đi bộ nghỉ chân, một cái ghế đá để ngồi, chỗ cho những trẻ em chơi đùa, chỗ cho người già ngồi nghỉ, chỗ để đá cầu, chỗ để đánh cầu lông, bắn bi. Các đường khác, cũng như vậy, vỉa hè nối tiếp vỉa hè, khuôn viên lớn nối tiếp tường rào khuôn viên lớn. Người đi bộ nhìn vào trong những khuôn viên lớn thừa mứa đất đai, nhưng một chỗ nghỉ dừng chân không có. ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG là đất gì?
Quảng trường 24-3 cũ của Tam Kỳ, bị phù phép ra thế này?
Vỉa hè rộng 6m, nhưng khoảng cách từ vỉa hè đến mỗi cạnh của Tòa nhà Tỉnh ủy 40-50m, các tòa nhà khác đều thế,, khoảng lùi 4 mặt không dưới 20m mỗi bên. Khuôn viên Trụ sở UBND Tỉnh hơn 8ha (200 m x 400m),
Trụ sở UBND Tỉnh 8ha, tòa nhà mới xây 120 tỷ không ăn với 2 trụ cổng, khuôn viên - cây xanh làm lại thêm 70 tỷ, số này dao động (Trụ sở + Nội thất + Khuôn viên khoảng 200-270 tỷ)
Trụ sở Tỉnh Ủy 3ha (200m x 150 m), Kho bạc Tỉnh 5.000 m2, khuôn viên Tỉnh đội 7ha, Biên phòng Tỉnh 3,2ha, Đài truyền hình Tỉnh 1,2ha Sở Công nghiệp rộng 1.700 m2 (giờ là Sở Ngoại vụ); Sở Khoa học Công nghệ 1.700m2 (28m x 60m) Sở Thủy sản 1.900 m2 (31,5 x 60m); Sở Xây dựng rộng 6.000 m2; Công an Tỉnh 2,5 ha (138 x 185m); Sở Nông nghiệp rộng 9.000 m2 (98 x 91 m); Dân Chính Đảng rộng 7.000 m2; Sở Địa chính rộng 5.500m2... Vô thiên lủng không đếm hết. Khoảng cách vỉa hè 6m cho không gian công cộng thành phố, và khoảng cách từ tường rào đến chân công trình là đất công cộng dành cho công trình công cộng.
Vỉa hè rộng 6m, nhưng khoảng cách từ vỉa hè đến mỗi cạnh của Tòa nhà Tỉnh ủy 40-50m, các tòa nhà khác đều thế,, khoảng lùi 4 mặt không dưới 20m mỗi bên. Khuôn viên Trụ sở UBND Tỉnh hơn 8ha (200 m x 400m),
Trụ sở UBND Tỉnh 8ha, tòa nhà mới xây 120 tỷ không ăn với 2 trụ cổng, khuôn viên - cây xanh làm lại thêm 70 tỷ, số này dao động (Trụ sở + Nội thất + Khuôn viên khoảng 200-270 tỷ)
Trụ sở Tỉnh Ủy 3ha (200m x 150 m), Kho bạc Tỉnh 5.000 m2, khuôn viên Tỉnh đội 7ha, Biên phòng Tỉnh 3,2ha, Đài truyền hình Tỉnh 1,2ha Sở Công nghiệp rộng 1.700 m2 (giờ là Sở Ngoại vụ); Sở Khoa học Công nghệ 1.700m2 (28m x 60m) Sở Thủy sản 1.900 m2 (31,5 x 60m); Sở Xây dựng rộng 6.000 m2; Công an Tỉnh 2,5 ha (138 x 185m); Sở Nông nghiệp rộng 9.000 m2 (98 x 91 m); Dân Chính Đảng rộng 7.000 m2; Sở Địa chính rộng 5.500m2... Vô thiên lủng không đếm hết. Khoảng cách vỉa hè 6m cho không gian công cộng thành phố, và khoảng cách từ tường rào đến chân công trình là đất công cộng dành cho công trình công cộng.
Tìm trong Luật Đất đai 2003 và dự thảo 2013, thì
không có khái niệm loại đất công trình công cộng mà chỉ có đất phi nông nghiệp, bao gồm:
đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất quốc phòng an ninh; đất xây dựng trụ sở
công trình sự nghiệp (bao gồm: đất xây dựng trụ sở của các tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng các cơ sở văn hóa, xã
hội, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ và các
công trình sự nghiệp khác); Đất
sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủy lợi; đất có di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất công trình năng lượng; đất công trình
bưu chính viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình
công cộng khác; …
Trong Luật Quy hoạch đô thị không có khái niệm
Đất công trình công cộng; Trong Quy chuẩn 04/2008 không có khái niệm đất công
trình công cộng, chỉ có khái niệm khu chức năng đô thị và khái niệm hệ thống
công trình dịch vụ đô thị (giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, chợ); công trình
hành chính các cấp, công trình sử dụng hỗn hợp…
Theo điều 15 NĐ 37 nội dung đồ án QHC, mục 5 định
hướng phát triển không gian đô thị, điểm b định hướng phát triển không gian cho
khu vực trung tâm, chỉ tiểu mục 4: Xác định hệ thống trung hâm hành chính,
trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, thể dục thể thao, công viên
cây xanh và không gian mở của đô thị, trung tâm chuyên ngành cấp thành phố; chỉ
tiểu mục 6: Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các khu vực trung tâm, khu
vực cửa ngõ của đô thị, trục không gian
chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh, mặt nước, điểm nhấn đô thị
và đề xuất nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc cho các khu vực
trên. KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG HOẶC ĐẤT CÔNG CỘNG.
Trường ĐH Quảng Nam 4 mặt đường, đường Hùng Vương dài 400m betong hóa hàng rào thế này?
Tìm trong Sách Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị của GS. Nguyễn Thế Bá vẫn không có định nghĩa về đất công trình công cộng. Có 3 chỗ như sau: Trang 106. "Theo quan niệm của GS. Nguyễn Thế Bá, khu vực dọc 2 bên trục phố chính được coi là không gian công cộng; ở đây bố trí chủ yếu là các công trình công cộng, các cơ quan, cửa hàng, nơi làm việc của nhân dân đô thị, chợ cũng như các công trình văn hóa xã hội khác. Trang 114, về cơ cấu quy hoạch xây dựng đơn vị ở cơ sở. Đất trong đơn vị ở thông thường được phân thành 4 loại chính:
- Đất ở
- Đất xây dựng công trình công cộng
- Đất cây xanh và TD TT
- Đất giao thông.
Trang 125 về các bộ phận chức năngtrong khu trung tâm đô thị. Tùy theo vai trò và chức năng phục vụ của trung tâm đô thị, hệ thống các công trình công cộng trong trung tâm đô thị bao gồm các nhóm: hành chính, giáo dục, văn hóa, thương nghiệp, y tế, thể thao, nghỉ ngơi - du lịch, dịch vụ, liên lạc, tài chính - tín dụng.
Như vậy, khái niệm đất - công trình công cộng được ngầm hiểu là đất, ở đó xây dựng một công trình có nhiều người lui tới, hoặc bản thân công trình đó hoặc những người ở trong công trình đó thực hiện một chức năng phục vụ công chúng. Như vậy, đất công trình công cộng chưa hẳn là một không gian công cộng.
II. KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
Tại Quyết định 03/2008 về quy định bản vẽ QH Chung có bản vẽ 05 sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị: yêu cầu - Thể hiện rõ
hướng phát triển không gian chủ đạo; Cấu trúc phát triển không gian đô thị theo
các khu chức năng; nhấn mạnh các không gian công cộng, các trục chính đô thị,
không gian mở, quảng trường, công viên, mặt nước... Các liên kết về giao thông
và hạ tầng kỹ thuật giữa các khu vực.
Tuy nhiên, khái niệm không gian công cộng ở đây cũng không được định nghĩa rõ ràng. Ở đây, ta thử đi tìm hiểu rõ về khái niệm này: 1. Trước chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; 2. Những vườn hoa, vòng xuyến, bùng binh ngã 3, ngã 4 3. Quảng trường trước nhà hát, nhà thờ, nhà Ủy ban hành chính (tòa thị chính), các quảng trường nhỏ, các vỉa hè rộng, các đài tưởng niệm, đài phun nước, các quảng trường nhà ga... Nhưng ở đây, chúng tôi muốn hướng người đọc đến khái niệm: không gian công cộng có - sinh - hoạt - của các nhóm người hoặc của những cá nhân muốn có nhu cầu sinh hoạt công cộng như là nơi tụ tụ tập, giao lưu và thể hiện cái tôi, hoặc cái tôi tập thể CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ không gian công cộng là những không gian mang tính hình thức trang trí thay vì là nơi sinh diên ra các hoạt động mang tính sinh hoạt đời sống của nhóm - cộng - đồng. Chúng ta tạm goi không gian công cộng hiện có là không gian chính thống mang tính hình thức. Và câu chuyện ở đây đang đi tìm và hướng đến một không gian công cộng mang tính tự do trong một xã hội dân sự, dân chủ thực sự. Theo lời Hồ Chí Minh, dân chủ đơn giản là dân được mở mồm ra nói. Lần theo khái niệm này, chúng ta tìm về năm 475, xã hội Hy Lạp dân chủ.
Đoạn này đang viết, bị lỗi chút
....
Trụ sở CA Tỉnh 160 x 150 m, thênh thang nhé.
Tóm lại, việc sử dụng đất công trình công cộng tại địa phương hiện nay còn nhiều lãng phí, không tận dụng hết chức năng của đất đai khu vực trung tâm cũng như sử dụng hết mục đích công cộng của đất công cộng. Cần phải nghiên cứu điều chỉnh theo hướng khai thác hết khả năng sử dụng của đất đai công cộng để phục vụ cư dân bản địa theo các mục đích phúc lợi công. Theo Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai hiện nay quy định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà Nước mà chủ thể là các UBND các cấp thống nhất quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý đất khu vực trụ sở cơ quan như hiện nay chỉ mới khai thác theo khía cạnh một chiều như trên đã phân tích. Đã đến lúc nên sử dụng đất đai theo hướng đa chiều, đa ngữ theo hướng phục vụ tối đa nhu cầu phúc lợi cho con người, cho dân chúng địa phương như họ vốn được hưởng, theo nghĩa đất đai là sở hữu của toàn dân, của nhiều thế hệ, tổ tiên, tiền nhân, cha ông, người già, trẻ con và các thế hệ mai sau. Đất đai phải được sử dụng theo hướng phát triển bền vững, tức là những con người hiện tại được hưởng lợi, được hít thở, được thò một chân vào không gian công cộng mà đất công trình công cộng đang chiếm giữ để cảm nhận rằng, mình đang được có một phần trong sở hữu tài sản đất đai mà cha ông đã khai phá, góp phần xây dựng nên. Đất đai không phải của một ông nào đấy có quyền ký, để mà người dân đi qua đi lại mỏi chân trên vỉa hè, nhìn những công bộc khác trong những tòa nhà, trụ sở trồng những cây cau, bồn hòa, hít thở như là không gian riêng của họ, của cha ông họ để lại mà nhìn nhân dân qua những song sắt ngăn cách vô hồn tiếp nối khuôn viên của nhau Sở này Sở nọ.
Tóm lại, việc sử dụng đất công trình công cộng tại địa phương hiện nay còn nhiều lãng phí, không tận dụng hết chức năng của đất đai khu vực trung tâm cũng như sử dụng hết mục đích công cộng của đất công cộng. Cần phải nghiên cứu điều chỉnh theo hướng khai thác hết khả năng sử dụng của đất đai công cộng để phục vụ cư dân bản địa theo các mục đích phúc lợi công. Theo Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai hiện nay quy định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà Nước mà chủ thể là các UBND các cấp thống nhất quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý đất khu vực trụ sở cơ quan như hiện nay chỉ mới khai thác theo khía cạnh một chiều như trên đã phân tích. Đã đến lúc nên sử dụng đất đai theo hướng đa chiều, đa ngữ theo hướng phục vụ tối đa nhu cầu phúc lợi cho con người, cho dân chúng địa phương như họ vốn được hưởng, theo nghĩa đất đai là sở hữu của toàn dân, của nhiều thế hệ, tổ tiên, tiền nhân, cha ông, người già, trẻ con và các thế hệ mai sau. Đất đai phải được sử dụng theo hướng phát triển bền vững, tức là những con người hiện tại được hưởng lợi, được hít thở, được thò một chân vào không gian công cộng mà đất công trình công cộng đang chiếm giữ để cảm nhận rằng, mình đang được có một phần trong sở hữu tài sản đất đai mà cha ông đã khai phá, góp phần xây dựng nên. Đất đai không phải của một ông nào đấy có quyền ký, để mà người dân đi qua đi lại mỏi chân trên vỉa hè, nhìn những công bộc khác trong những tòa nhà, trụ sở trồng những cây cau, bồn hòa, hít thở như là không gian riêng của họ, của cha ông họ để lại mà nhìn nhân dân qua những song sắt ngăn cách vô hồn tiếp nối khuôn viên của nhau Sở này Sở nọ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét