Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Những ngôi nhà "bắt gió" xứ Ba Tư


Các nước ở Trung Đông đều có khí hậu đặc trưng nóng và khô, vì vậy các ngôi nhà ở đây thường được xây dựng theo kiểu truyền thống là tường dày cách nhiệt. Trần nhà cao để tránh sức nóng của mặt trời. Sức nóng cũng được giảm đi nhiều với những những cửa sổ nhỏ. Một yếu tố khác mà các kiến trúc sư Ba Tư kết hợp trong cấu trúc của họ là hệ thống “bắt gió”.

Hệ thống “bắt gió” ở Madinat Jumeirah, Dubai.

 
Một hệ thống “bắt gió” là một tòa tháp cao được xây dựng trên mái nhà với mục đích làm mát  bên trong tòa nhà với luồng lưu thông không khí. Hệ thống “bắt gió” này được cho là có nguồn gốc từ Ba Tư và sau đó lan khắp Trung Đông, Pakistan và Afghanistan. Chúng được sử dụng trong nhiều nhiên nhiên kỷ, ví dụ  hệ thống “bắt gió” đã được tìm thấy trong kiến trúc truyền thống của Ai Cập cổ xưa vào thời kỳ các pharaoh, khoảng 1300 năm trước khi Chúa Giesu ra đời.
 
Sơ đồ của một tòa nhà được làm mát bởi một qanat  và tháp gió, hệ thống thông gió tự nhiên.
 
Hệ thống “bắt gió” chức năng như một máy điều hòa không khí hiện đại. Ở phía trên của Hệ thống “bắt gió” là các cổng đón gió trực tiếp thường mở cả bốn hướng. không khí được đẩy xuống theo các trục đi vào trong nhà. Ở bên dưới của tháp là một hồ nước được cung câp nước bởi các ống dẫn gọi là qanat, cho phép không khí đi qua. Khi không khí nóng đi qua bề mặt của nước, không khí lạnh đi quà làm hơi mát bay đi. Vào ban đêm, không khí lạnh bị hút vào trong nhà làm mát một cách tự nhiên.
 
Một hồ chứa nước với một hệ thống “bắt gió” ở Yazd.
 
Hệ thống “bắt gió” có thể làm ngược lại, bằng cách đóng các cổng ngăn gió hướng đến, không khí được đi lên bằng cách sử dụng nguyên lí Bernoulli, và hiệu ứng Coanda. Các áp lực kéo không khí nóng xuống hầm qanat và được làm lạnh bằng cách tiếp xuống với mặt đất lại và nước lạnh chạy qua. Tại thời điểm này, không khí được làm lạnh sẽ được đưa vào tòa nhà. Để tránh hệ thống “bắt gió” khỏi bụi, vát thổi từ sa mạc, có thể giữ nó xa khỏi tòa nhà.
 
 
 
 
 
 

 
Hệ thống “bắt gió” hoạt động rất hiệu quả và thường được sử dụng như một thiết bị làm lạnh, một “tủ lạnh” ở nhiều nơi tại Iran. Nhiều hồ chứa nước truyền thống (ab anbars) được xây dựng với Hệ thống “bắt gió” có khả năng giữ nhiệt độ nước gần như đóng băng trong suốt mấy tháng hè.
 
Gần đây, nhiều kiến trúc sư phương tây đã áp dụng phương pháp này, chẳng hạn như trung tâm du khách tại Công viên quốc gia Zion, Utah và sân vận động môn cricket Kensington Oval ở Barbados.

Nguồn: http://m.duongbo.vn/Nhung-ngoi-nha-bat-gio-xu-Ba-Tu/2502-34018


ĐỌC THÊM:

>>> http://kienviet.net/2015/08/12/he-thong-lam-mat-tu-dong-trong-kien-truc-iran/

2 nhận xét:

  1. Bài viết rất hay, mời các bạn ghé thăm Fanpage đem cao su lien a ha noi của chúng tôi!

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết raats hay và ý nghĩa. Mời bạn ghé qua website ủng hộ mình nhé Gia sư Toán tại quận Đống Đa

    Trả lờiXóa