Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

TỔ HỢP VÀ SỰ GẮN KẾT ĐÔ THỊ

Chương 4. COMPLEXITY AND URBAN COHERENCE
Sách Principles of Urban Structure của Nikos A. Salingaros
Người dịch: Nguyễn Quý Tự Lập (tháng 11/2013), được tài trợ bởi hquochoi@gmail.com

Những nguyên tắc cấu trúc được phát triển trong sinh vật học, khoa học thông tin và kinh tế học được áp dụng ở đây cho lĩnh vực thiết kế đô thị. Sự gắn kết của hình thái đô thị có thể được hiểu từ lý thuyết của những hệ thống tương tác phức tạp (complex interacting systems). Các tổng thể quy mô lớn có tính phức tạp (complex large-scale wholes) được tập hợp từ những đơn vị con tương tác chặt chẽ với nhau trên nhiều mức độ khác nhau theo một trật tự từ trên xuống dưới, đến tận cấu trúc tự nhiên của các vật liệu. Sự đa dạng của các nhân tố và các chức năng trên quy mô nhỏ là cần thiết cho sự gắn kết trên quy mô lớn. Những khu vực đô thị và vùng ngoại ô chết có thể được khôi phục một phần bằng cách tái kết nối hình học/hình dạng của chúng (their geometry). Nếu những đề xuất này được đưa vào thực tiễn thì các dự án mới thậm chí có thể đạt được sự gắn kết- yếu tố tạo nên đặc trưng cho những khu vực đô thị được yêu mến nhất được xây dựng trong quá khứ. Những quy luật thiết kế được đưa ra hoàn toàn khác biệt với những gì được áp dụng ngày nay. Trong một cuộc khảo sát quan trọng về thực trạng đô thị hiện nay, người ta nhận thấy rằng sự liên kết giữa những đường kẻ ô (grid alignment) không hề kết nối một thành phố mà chỉ tạo ra ấn tượng/cảm giác sai lệch (the misleading impression) giống vậy mà thôi. Mặc dù những quan điểm này phù hợp với Chủ nghĩa đô thị kiểu mới/Đô thị học kiểu mới (New Urbanism) nhưng chúng lại bắt nguồn từ khoa học cũng như độc lập với những luận điểm của các nhà đô thị truyền thống (traditional urbanist arguments).


Giới thiệu
Chương này sử dụng các nguyên tắc khoa học (scientific principles) để nắm được sự gắn kết đô thị. Từ những đồ vật nhỏ do con người tạo ra- như tác phẩm điêu khắc, đồ gốm và vải sợi- đến các tòa cao ốc thì những kiểu mẫu tốt nhất đều có chung một đặc tính về hình học. Mặc dù không thường xuyên được quan sát từ viễn cảnh này nhưng chúng ta sẽ tán thành quan điểm rằng hình thái của các thành phố và kết cấu đô thị (urban fabric) cũng bị chi phối bởi những quy luật chung tương tự. Những nguyên tắc hình học để có được một tác phẩm điêu khắc hay một tấm vải đẹp cũng tạo ra một phản ứng cảm xúc tích cực (a positive emotional response): liệu chúng ta có thể nhận diện các quy luật tương tự cho một đô thị khi bố trí quy mô của một khu liền kê hoặc toàn bộ thành phố? Nếu được vậy, sự cộng hưởng (the resonance) với con người để tạo nên những môi trường đô thị tuyệt vời có thể được giải thích theo lĩnh vực hình học. Tác phẩm gần đây của Christopher Alexander (2002) chính là nguồn động viên để chúng tôi phát triển những ý tưởng này.
Tất cả “các thành phố sống” (living cities) hiện nay đều mang một đặc tính thiết yếu giống nhau, đó là sự phức tạp có trật tự ở mức độ cao (a high degree of organized complexity) (Jacobs, 1961). Sự tập hợp các các yếu tố về hình học nhằm đạt được sự gắn kết đã dẫn đến một hình thái đô thị rõ ràng và có thể nhận biết được (a definite and identifiable urban morphology). Nó chỉ ra rằng hình thái này gần giống với những đô thị và thị trấn truyền thống: các làng xóm không được quy hoạch (unplanned villages) của rất nhiều quốc gia khác nhau trên khắp thế giới; những thành phố giống như thời điểm giữa thế kỉ 19; và ở mức độ nào đó là những khu định cư cho phép chiếm hữu đất đai một cách tự do. Hình thái của một hệ thống gắn kết về hình học (a geometrically coherent system) giống với những thành phố được quy hoạch ở thế kỉ 19. Các quy tắc hiện tại dành cho hình thái đô thị làm giảm tính phức hợp/phức hợp cũng như sự kết nối trong những thành phố ngày này,do đó không đủ khả năng để tạo nên sự gắn kết đô thị. Chúng ta sẽ phân tích tại sao lại như vậy và đưa ra những quy tắc mới để thực hiện mục tiêu đó.
Các thành phần khác nhau của kết cấu đô thị: đường phố, cửa hàng, văn phòng, nhà cửa, khu vực đi bộ, không gian xanh, trung tâm thương mại, bãi đỗ xe…kết nối với nhau để tạo nên một thành phố thành thành công (a successful city), tạo ra một môi trường hiệu quả, đáng sống và nuôi dưỡng đời sống tinh thần của con người.
Kết quả có thành công hay không phụ thuộc vào sự gắn kết về hình học. Mạng lưới giao thông định hình nên hình thái đô thị, cuộc sống và công việc tại thành phố dựa theo mạng lưới liên kết các tuyến đường của nó (Alexander, Neis, Annimou và King, 1987; Hillier, 1999; chương 1 trong sách này - Lý thuyết về mạng đô thị). Hơn nữa, nó cũng sẽ có cuộc sống của những người đi bộ (pedestrian life) nếu các không gian đô thị của nó che chở và khuyến khích những lối đi dành cho họ (Alexander, 1987; Gehl, 1987; Hillier, 1997; chương 2 trong sách này- Không gian đô thị và lĩnh vực thông tin của nó). Cái thứ ba, toàn bộ yếu tố hình học- sự gắn kết đô thị- quyết định sự thành công của một thành phố, và có một bộ những quy tắc riêng của nó. Những quy tắc này cần được nghiên cứu một cách độc lập với cấu trúc các tuyến đường cũng như sự hình thành của các không gian đô thị.
Để đạt được sự gắn kết về hình học trong mọi hệ thống, một tổng thể liên kết chặt chẽ và phức tạp (a tightly-knit and complex whole) được tạo ra thông những quy tắc chung. Sự gắn kết về hình học là một đặc tính có thể nhận diện được (identifiable quality), nó kết nối thành phố lại với nhau bằng hình dạng, và là một điều kiện tiên quyết vô cùng quan trọng cho sự tồn tại lâu dài của kết cấu đô thị. Tư tưởng cơ bản rất đơn giản: thành phố là một mạng lưới các tuyến đường đa dạng về hình dạng và kích thước (chương 1, Lý thuyết về mạng đô thị). Hình thái đô thị gắn kết cũng phải mềm dẻo (plastic), có thể tuân theo sự uốn cong, mở rộng hay đầm nén các tuyến đường mà không bị xé vụn/phá vỡ. để làm được điều này, kết cấu đô thị phải được kết nối chắc chắn ở quy mô nhỏ nhất, và kết nối lỏng lẽo (loosely connected) ở quy mô lớn nhất. sự kết nối trên tất cả các cấp độ nhờ đó mà dẫn đến sự gắn kết đô thị.
Các quy tắc cho sự gắn kết về hình học
Trong một hệ thống tổng thể phức tạp, ví dụ như một cơ thể hay một chương trình máy tính lớn, tập hợp các quy tắc nhất định phải được tuân thủ để các bộ phận có thể vận hành và các chức năng tổng thể hoạt động tốt. Có rất ít sự khác biệt đáng kể giữa những hệ thống này với kết cấu đô thị (Lozano, 1990). Một vài nguyên tắc cấu trúc (structural rules) phát xuất từ nghiên cứu về các hệ thống phức tạp. Ban đầu được phát biểu bởi Herbert Simon trong lĩnh vực kinh tế học (Simon, 1962; Simon và Ando, 1961) một số nguyên tắc được khám phá lại trong ngữ cảnh của chương trình máy tính. Số khác xuất hiện độc lập trong lĩnh vực kĩ thuật và sinh vật học (Mesarovic, Macko và Takahara, 1970; Miller, 1978; Passioura, 1979). Trong rất nhiều tuyên bố mang tính khả thi của các nguyên tắc hệ thống, danh sách dưới đây có liên quan mật thiết đến thiết kế đô thị.
Quy tắc 1. NHỮNG SỰ KẾT HỢP (couplings): các yếu tố kết hợp chặt chẽ trên cùng một phạm vi hình thành một mô-đun (a module). Các yếu tố rời rạc (unconnected elements) không nên tồn tại bên trong một mô-đun.
Quy tắc 2. TÍNH ĐA DẠNG (DIVERSITY). Những yếu tố giống nhau không kết hợp với nhau, sự đa dạng của các yếu tố khác nhau là cần thiết bởi một vài trong số đó sẽ là chất xúc tác cho sự kết hợp giữa những yếu tố còn lại.
Quy tắc 3. CÁC RANH GIỚI (BOUNDARIES). Những mô-đun khác nhau kết hợp thông qua các yếu tố ranh giới của chúng. Những liên kết hình thành giữa các mô-đun chứ không phải giữa những nhân tố bên trong của chúng (their internal elements).
Quy tắc 4. NHỮNG ẢNH HƯỞNG/NGUỒN LỰC (FORCES). Các tương tác vốn mạnh nhất trên phạm vi nhỏ nhất các yếu nhất trên phạm vi lớn nhất. Đảo ngược chúng sẽ tạo ra nhiều bệnh lý/trục trặc (pathologies).

VOCABULARY
-coherence (n) sự chặt chẽ, sự gắn kết, mạch lạc
-hierarchy (n) hệ thống cấp bậc, trật tự
-independent (adj) độc lập, không phụ thuộc- independence (n)
-sculpture (n) tác phẩm điêu khắc, bức tượng
-perspective (n) viễn cảnh
-prerequisite (n) sự tiên quyết, điều kiện tiên quyết
-complex (adj) phức tạp
-diversity (n) sự đa dạng
-internal (adj) (thuộc) bên trong
-external (adj) bên ngoài
Quy tắc 5. SỰ CẤU TẠO/SỰ TỔ CHỨC (ORGANIZATION): những lực tầm xa (long-range forces) tạo một phạm vi rộng từ sự cấu trúc rõ ràng trên các phạm vi nhỏ hơn. Việc sắp xếp thẳng hàng (alignment) không những không hình thành mà còn có thể phá hủy những sự kết hợp ở tầm ngắn.
Quy tắc 6. HỆ THỐNG THỨ BẬC (HIERARCHY). Các thành phần trong một hệ thống kết hợp theo mức độ tăng dần từ nhỏ đến lớn. Quy trình này tạo nên các đơn vị liên kết (linked units) được xác định trên nhiều phạm vi riêng biệt.
Quy tắc 7. SỰ PHỤ THUỘC LẪN NHAU (INTERDEPENDENCE). Các yếu tố và mô-đun trên những phạm vi khác nhau không phụ thuộc lẫn nhau theo cách thức đối xứng (symmetric manner): một yếu tố ở mức độ cao đòi hỏi tất cả các yếu tố ở mức độ thấp hơn, nhưng không có chiều ngược lại.
Quy tắc 8. SỰ PHÂN TÁCH/ PHÂN TÍCH (DECOMPOSITION). Một hệ thống gắn kết không thể bị phân tách hoàn toàn thành các đơn vị cấu thành nó, có nhiều sự phân tách không tương đương (inequivalent decompositions) dựa trên các loại hình đơn vị khác nhau.
Tám quy tắc này được đề ra như những nguyên tắc chung về hình thái đô thị. Chúng ta sẽ phân tích cụ thể hơn về nguồn gốc của những quy tắc này cũng như đưa ra những lý lẽ nền tảng với các dẫn chứng về thị giác, khoa học và đô thị. Trọng tâm chủ đạo là nhằm thuyết phục người đọc rằng việc gắn kết một “thành phố sống” là điều hiển nhiên không thể tránh khỏi. quá trình phát triển đúng lúc của một hệ thống vạch ra một trình tự ưu tiên (underlying sequence). Các phạm vi nhỏ cần được xác định trước những phạm vi lớn hơn: những nhân tố của chúng phải kết hợp một theo một cách thức vững chắc (a stable manner) trước khi những mô-đun có thứ tự cao hơn có thể định hình và tương tác. Vì vậy các yếu tố trên phạm vi nhỏ nhất cùng với những sự kết hợp của chúng cung cấp những nền tảng cho cấu trúc tổng thể. Như vậy đòi hỏi một hệ thống cấp bậc của những phạm vi được lồng vào nhau (nested scales) đồng nghĩa với việc không được thiếu bất cứ một trình tự nào, nếu không thì toàn bộ hệ thống sẽ mất đi sự ổn định/thiếu chặt chẽ.
Sự gắn kết của một hệ thống tương tác phức tạp có thể được hiểu rằng nó kết nối với nhau theo thứ tự từ thấp đến cao. Trong một thời gian ngắn, những sự kết hợp mạnh mẽ sẽ hình thành nên trạng thái cân bằng nội tại/nội bộ (internal equilibility) bên trong mỗi mô-đun, với rất ít sự biến đổi trong mối quan hệ giữa những mô-đun khác nhau ( điều tương tự là sự hình thành ban đầu của nhiều tinh thể nhỏ tách biệt- many small isolated crystals- trong một dung dịch). Trong một quãng thời gian dài hơn, sự kết hợp lỏng lẻo giữa các mô-đun sẽ đưa chúng đến một trạng thái cân bằng ở mức độ lớn hơn, đương nhiên tính cân bằng nội tại của chúng vẫn được duy trì. Quá trình này lặp đi lặp lại (iterates) nhờ đó mà thậm chí là trong nhiều giai đoạn kéo dài, tất cả các mô-đun đều hướng đến trạng thái cân bằng…Kết quả cuối cùng là một trạng thái cân bằng tổng thể (a global equilibrium state) cho toàn bộ hệ thống (tương ứng với một tinh thể đơn phức tạp).
Các thành phần của kết cấu đô thị
Muốn đạt được sự gắn kết đô thị đòi hỏi cần phải có rất nhiều những nhân tố riêng biệt (distinct elements). Đường phố, lối đi, công viên cùng với những nhân tố xanh, nhân tố công nghiệp, thương mại và dân cư …tất cả cũng phải được xem xét. Cho dù chúng tương phản nhau, chúng phải chung sống hòa hợp với nhau. Mỗi nhân tố đô thị (urban element) có thể gia tăng mật độ/cường độ/sức mạnh (intensity) của mình, bằng cách tăng trưởng theo chiều ngang hoặc chiều dọc (lateral or vertical growth). Các tòa nhà có thể gia tăng số tầng; cây xanh có thể phát triển từ một bãi cỏ thành những bụi cây (bushes) rồi thành những cây cao, tất cả chúng đều bị giới hạn về độ cao tự nhiên (natural height). Các lối đi bộ độc lập với những tuyến đường cơ giới: lối đi bộ kéo dài từ một lối đi trong vườn đến vỉa hè rồi đến khu dạo mát dành cho người đi bộ; trong khi đó những tuyến đường cơ giới có thể phát triển từ một ngõ sau (a bạc alley) thành một tuyến đường địa phương rồi nâng lên thành một đường cao tốc (xem chương 1, Lý thuyết về mạng đô thị).
Hiện nay một số nhân tố truyền thống của kết cấu đô thị bị triệt tiêu vì những lý do về kiểu dáng/phong cách (styles). Trong số đó những tổn thất quan trọng nhất là các nhân tố kết nối giữa các không gian bên trong và bên ngoài. Từ cổng vòm theo kiến trúc Hy Lạp (the Hellenistic stoa), những mái cổng của người La Mã (Roman porticoes), đến các mái che xếp trên đường phố (the retractabl street canopies) cho những phố mua bán Bắc Phi và những mái hiên bằng lều bạt (canvas awnings) của những gian hàng tại các khu chợ ngoài trời, một không gian đệm/không gian trung gian (intermediate space) được xác định theo các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Nếu không có nhân tố này, sự chuyển tiếp trong nhà- ngoài trời (indoor/outdoor transition) sẽ rất đột ngột cũng nhự sự kết nối đã bị mất đi. Những cổng vòm (porches) hầu như chưa từng được sử dụng bởi chúng tuy không tương phản nhưng cũng không kết hợp được với đường phố. Về nguyên tắc thì một mái hiên lửng (the half-coverd veranda) sẽ mang lại cảm giác của sự che chở, đồng thời mở ra thế giới bên ngoài cho mặt tiền của căn nhà.
Một nhóm khác trong các nhân tố đô thị cũng bị bỏ xót tại hầu hết những thành phố đương đại bao gồm những thứ phân định một môi trường dành cho người đi bộ và mặt phân giới phức tạp của nó (its complex interface) với các loại hình giao thông khác. Lối đi bộ, vỉa hè, bờ tường thấp, những hàng cột và đường có mái vòm, đường đi bộ có mái che làm tăng nhẹ các lối đi tắt cho người đi bộ, điểm dừng xe buýt cũng như những đại lộ có cây xanh chạy dọc 2 bên cùng những công viên nhỏ, hiện nay chúng bị cho là lỗi thời (anachronistic) và bị loại bỏ khỏi các “thành phố của xe hơi” trong thời đại ngày nay (today’s automobile city). Nếu chúng có tái xuất hiện đi chăng nữa thì cũng như một “trích đoạn” cổ điển (some quaint “quotation” từ quá khứ, và không bao giờ được gắn kết vào một tổng thể. Chúng ta không phải là đang tranh luận về sự trở lại của một thành phố đi bộ đơn thuần, nhưng những thành phần bị bỏ sót này cần thiết cho mọi thành phố để đạt được sự gắn kết về mặt hình học. Chúng ta đơn giản là đưa ra những nhân tố mà một thành phố cần có để gắn kết một tổng thể đô thị rộng lớn và phức tạp.
Mặc dù mất gần một thế kỉ cho quá trình phê bình, đánh giá lý thuyết thiết kế đô thị của một vài trong số những chủ nghĩa hiện đại tồi tệ nhất (some of the worst modernist tenets), chúng ta vẫn chưa thể sao chép/sao lại/bắt chước (duplicate) vẻ đẹp và chức năng của những khu liền kề được xây dựng trước thế chiến thứ hai. Phân tích tiên tri (the prophetic analysis) của Jane Jacobs (1961) đã bị phớt lờ bởi phần lớn những sự phát triển độ thị ngày nay. Những quy tắc theo kinh nghiệm (empirical rules) trong xây dựng kết cấu đô thị được đề ra bởi Alexander cùng cộng sự của ông (Alexander, Ishikawa, Silverstein, Jacobson, Fiksdahl-King và Angel, 1997), sau đó được phát triển thành một lý thuyết căn bản về trật tự (Alexander, 2002). Những giải pháp theo tinh thần này được đưa ra bởi Greenberg (1995) và bởi Kunstler (1996). Những nhà đô thị học được đào tạo theo phương thức thiết kế cũ, và theo chủ nghĩa nhân văn (the older, humanistic design idiom) sẽ tìm kiếm sự ủng hộ từ phương diện khoa học.
VOCABULARY
-decomposition (n) sự phân tích, sự phân rã
-stable (adj) vững chắc, ổn định,- unstable (adj) thiếu chắc chắn, thiếu ổn định
-foundation (n) cơ sở, nền tảng
-equilibrium (n) trạng thái cân bằng
-iterate (v) lặp đi lặp lại
-intermediate (adj) nằm giữa, trung gian
-veranda (n) hiên, hè
-eliminate (v) loại ra, loại trừ
-tenet (n) chủ nghĩa, nguyên lý

Bản chất của những liên kết bền vững/liên kết chặt chẽ (strong links)
Hai nhân tố đô thị hoặc nhân tố kiến trúc có thể liên kết chặt chẽ theo nhiều cách khác nhau. Những sự kết nối phụ thuộc vào hình dạng lẫn vị trí. Sự kết hợp cũng kết nối 2 đầu gắn bó với nhau về chức năng (xem chương 1, Lý thuyết về mạng đô thị). Một liên kết được hình thành nếu một nhân tố trong một đôi củng cố/gia cố (reinforces) cho cái còn lại bằng cách này hay cách khác về mặt thị giác, hình học, cấu trúc hay chức năng, hoặc tất cả các mặt trên. Hai nhân tố cho dù có đứng cạnh nhau nhưng không tương tác với nhau thì cũng không thế kết hợp được. Chúng không bị tác động lẫn nhau và thất bại trong việc đan kết nên kết cấu đô thị. Một hiện tượng phổ biến nữa là các nhân tố nằm cạnh nhau làm suy yếu lẫn nhau. Không những chúng không liên hệ với nhau mà nhân tố mạnh thường biến nhân tố yếu hơn trở nên vô nghĩa/mất đi hiệu quả (uneffective) tại vị trí hiện diện của nó.
Hình 1 đến 5 mô tả vẻ bề ngoài của cái mà chúng ta gọi là sự kết hợp chặt chẽ, mặc dù quá trình này không bị giới hạn bởi những gì được chỉ ra trong những ví dụ minh họa của chúng. Các mô-đun hình thành từ những nhân tố ở cùng cấp độ/cùng quy mô (quy tắc 1), vì thế các bộ phận của những nhân tố đó có thể kết hợp với nhau và kích thước của chúng cũng tương đương nhau như đã được trình bày. Lưu ý rằng trong mỗi trường hợp thì cách thức các nhân tố được kết hợp với nhau mang những đặc tính vừa tương phản, vừa bổ sung cho nhau (contrasting, complementary qualities). Để cho đơn giản, các giải pháp được lập biểu đồ dưới đây được thể hiện trên một mặt phẳng 2 chiều; nó dễ dàng khái quát (generalize) những giải pháp này hơn so với 3 chiều.
(chỗ này có 5 hình minh họa về sự kết hợp giữa hai nhân tố A và B)
Hình 1. Kết hợp hình học thông qua sự tương phản về bố cục/kết cấu (texture)
Hình 2. Kết hợp hình học thông qua sự tương phản về màu sắc
Hình 3. Kết hợp hình học thông qua sự thâm nhập (vào nhau) (interpenetration)
Hình 4. Kết hợp hình học thông qua khả năng thẩm thấu (vào nhau) (permeability)
Hình 5. Kết hợp quy nạp (inductive coupling) dựa vào một nhân tố chung thứ 3
Phép loại suy rất hữu dụng để hình dung mức độ “ma sát” (“friction”) giữa các vùng A và B trong hình từ 1-4, “ma sát” này nảy sinh từ các vật liệu tương phản nhau hoặc từ hình dạng của mặt tiếp xúc. Nếu hai vùng có thể “thái nhỏ” (slide) lẫn nhau thì chúng không kết hợp được với nhau. Một nhân tố riêng biệt cũng có những đặc tính tạo nên sự gắn kết nội tại cho nó cho dù được đặt cạnh một phần bổ sung, cặp đôi kết hợp này sẽ đạt được những đặc tính mới và càng thêm bền vững thông qua sự hỗ trợ lẫn nhau (hình 1 và 2). Sự hợp nhất của hai hay nhiều nhân tố phải thể hiện tính toàn vẹn (completeness); không còn là những nhân tố riêng lẻ yếu ớt nhưng là một tập thể thống nhất và độc lập (hình 1). Một kết hợp sẽ chặt chẽ nếu một nhân tố cần một sự bổ sung cho nó để đạt được sự gắn kết lớn hơn. Tính toàn vẹn phụ thuộc vào sức bền/sức mạnh (strength) của ranh giới tổng thể. Mục đích là nhằm hợp nhất các nhân tố khác nhau thành một mô-đun ở cấp độ cao hơn, mô-đun này mang những đặc tính cả những nhân tố hợp thành nó.
Quy tắc 3 khẳng định rằng rằng những nhân tố ranh giới trong một mô-đun kết nối nó với mô-đun khác. Một vài nhân tố có thể hoàn toàn trùng khớp với nhau về mặt hình học giống như những mảng ghép trong một trò chơi ô chữ (hình 2 và 3). Sự tương phản và sự lồng ghép có thể hoạt động cùng nhau để đưa các nhân tố không rõ ràng xích lại gần nhau hơn (hình 1 và 2). Trong những trường hợp khác, mặt tiếp giới giữa 2 nhân tố có thể ngăn ngừa/ngăn chặn (preclude) sự nối kết, nhờ đó đề cao vai trò của “keo kết dính” (“glue”) trong sự định hình của một vùng trung gian, chúng kết hợp với từng ranh giới của mỗi nhân tố (hình 5). Kết hợp quy nạp diễn ra với sự trợ giúp từ một nhân tố trung gian (intermediate element)- điều này giải thích tại sao các mô-đun lớn có tính phức tạp có thể được hình thành từ nhiều cặp nhân tố gắn kết với nhau. Nếu A kết nối với B, và B kết nối với C thì A kết nối với C (hình 5). Những sự kết nối theo cập thường diễn ra với sự hiện diện của sự nối liền về cấu trúc (structural continuities), chúng cùng với những liên kết nội bộ định hình nên một mô-đun lớn hơn.
Một ví dụ từ bộ môn vật lý và hóa học mô tả quy trình kết hợp và cách thức nó đưa đến sự toàn vẹn. Một phân tử muối (a salt molecule) được hợp thành từ hai nguyên tử: một axit và một ba zơ. Những liên kết bên trong nguyên tử quyết định cấu trúc bên trong nguyên tử và chặt chẽ hơn nhiều so với những liên kết ở mức độ phân tử (molecular bonds). Chỉ có vỏ electron bên ngoài mới đóng vai trò trong các liên kết hóa học mới có thể nối kết 2 nguyên tử lại với nhau. Kết hợp ở mức độ phân tử diễn ra khi các electron phía ngoài của axit lấp đầy những lỗ trống trong lớp vỏ bên ngoài của ba zơ. Trong một phân tử mối chắn chắn, cả hai nguyên tử có chung những electron phía ngoài, nhờ đó mang lại sự đang kết vào nhau đồng thời tạo nên một ranh giới chung. Chúng tôi nhấn mạnh rằng quá trình kết hợp sở hữu những đặc tính mới và nổi bậc (new, emergent properties), bởi vì các thành phần của muối- một phần thiết yếu trong khẩu phần ăn của chúng ta, là natri và clo, nếu đứng riêng lẻ thì chúng là những nhân tố độc hại.
Jane Jacobs đã chỉ ra rằng sự đa đạng trong những chức năng đô thị chỉ trở thành một vấn đề khi các nhân tố có kích thước không cân đối (disproportionate size) (Jacob 1961, trang 234). Đặc biệt trong một phạm vi nhỏ, các nhân tố kết hợp với nhau phải có cùng kích thước (quy tắc 1). Bất cứ một mặt tiền đường phố bị chiếm dụng nào có quy mô lớn cũng đều sẽ thất bại trong việc kết hợp với các tòa nhà bên cạnh bởi sự mất cân đối về kích thước (the size imbalance). Điều này cũng đúng với dãy những tòa tháp trong các công trình có quy mô nhỏ hơn. Sự mất cân đối về kích thước giữa các đơn vị đô thị có thể tạo ra sự đơn độc (desolation) bằng việc ngăn cản những sự kết hợp trong phạm vi nhỏ cho dù chính xác là sự tương phản về chức năng trong một phạm vi nhỏ trở thành một giá trị hữu ích vì nó cho phép những sự kết hợp giữa những nhân tố nằm cạnh nhau.

Củng cố lẫn nhau
Chúng tôi nhận thấy những vật thể tương tác thông qua một lĩnh vực hình học thì khác biệt với nhau, chúng được biết đến như các lực vật lý (physical forces) (Alexander, 2002). Lĩnh vực hình học là một chức năng của lĩnh vực thông tin, và các lực tương tác (interactive force) phụ thuộc vào cách thông tin tăng cường sức mạnh cho chúng thông qua quá trình kết hợp (xem chương 2, không gian đô thị và lĩnh vực thông tin của nó). Các chi tiết trong cơ chế tương tác phụ thuộc vào một mô hình trong lĩnh vưc thông tin, mô hình này sẽ không được thảo luận tại đây, tuy vậy, độc giả có thể kiểm chứng những hiệu quả của chúng bằng trực giác một khi chúng được nhận diện. Bởi vì sự tương tác phụ thuộc vào thông tin chứa đựng trong hình dạng, cấu trúc bề mặt, hoa văn, màu sắc và chi tiết nên mọi cách tiếp cận đối với thiết kế mà thiết kế này làm giảm thiểu thông tin xuống mức thấp nhất vì những lý do liên quan đến phong cách nghệ thuật cũng sẽ loại bỏ hàng loạt các công trình để đạt được sự gắn kết đô thị.
VOCABULARY
-shape (n) hình dạng
-pair (n) đôi, cặp
-simplicity (n) tính đơn giản, sự giản dị
-friction (n) sự ma sát
-completeness (n) tính toàn vẹn, sự toàn vẹn
-atom (n) nguyên tử
-molecule (n) phân tử
-poisonous (adj) độc hại



Khái niệm củng cố lẫn nhau hay sự hòa hợp (harmonization) thể hiện hiệu ứng này. Hai nhân tố- ví dụ, một phần của lối đi bộ và một bờ tường- sẽ kết hợp với nhau nếu chúng củng cố lẫn nhau. Nếu một trong hai nhân tố đó nằm tách biệt, nó sẽ yếu ớt hơn so với khi chúng được đặt cạnh nhau. Qua ví dụ này chúng tôi muốn nói đến chức năng cũng như tác động về mặt thẩm mỹ cửa chúng (their aesthetic impact), ấn tượng tích cực về thị giác, hoặc mức độ thỏa mái về mặt cảm xúc mà người sử dụng nhận được. Nếu như chúng không hề tạo ra sự khác biệt nào cho nhau thì những nhân tố được đặt cạnh nhau vẫn không củng cố lẫn nhau cũng như không hề có sự kết nối. Trong một vài trường hợp, mất đi một nhân tố sẽ làm suy giảm nghiêm trọng tính hiệu quả của nhân tố còn lại. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng chúng phải cùng góp phần để tạo ra một tổng thể có quy mô lớn hơn, tổng thể này bị phá hủy nếu mất đi một trong những thành phần cấu tạo nên chúng.
Những kết hợp trong đô thị bắt đầu từ phạm vi nhỏ nhất có thể (the smallest possible scale), và cần thiết để gắn kết những thành phần tương phản hoặc bổ sung cho nhau thành một đơn vị duy nhất. Các mô hình có tính khả thi cho những cặp đôi bổ sung cho nhau bao gồm: lối đi bộ với tường rào, điểm đỗ xe với mái che/mái vòm (canopy) cho người đi bộ, bờ tường với cây cối, gạch với vữa (mortar), những phiến đá lát với màu sắc tương phản, lối vào với đường đi có mái vòm, cột với trần nhà/mái nhà (roof), đường nội đô với những không gian đỗ xe, dây buộc và cọc…Những sự gắn kết này có vận hành tốt hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Sự kiểm chứng về mức độ kết giữa hai nhân tố dựa trên những đánh giá (judgements) của con người- xét cho cùng vẫn luôn được biết đến như là cỗ máy tính tinh vi nhất (the most sophisticated known computer). Trước kia, cách tiếp cận theo chủ nghĩa nhân văn/trường phái nhân văn (humanistic approach) trong thiết kế đã tìm kiếm những sự hòa hợp này giữa các thành phần và dành cho chúng sự ưu tiên hơn là tính hợp lý.
Những mặt phân giới phân dạng là một kết quả không thể tránh khỏi của các lực kết hợp (fractal interfaces are an inevitable result of coupling forces) (xem thêm về “fractal geometry” trên wikipedia để hiểu rõ hơn)
Hình học đô thị truyền thống được thể hiện bởi những mặt phân giới phân dạng (Batty và Longley, 1994; Bovill, 1996; Frankhauser, 1994). Định nghĩa đơn giản nhất của phân dạng là một cấu trúc thể hiện sự phức tạp ở mọi câp độ phóng đại. Đường thẳng hoặc những ranh giới phẳng liên tục cùng những bờ rìa phân chia thành một vùng từ một vùng khác là một trường hợp ngoại lệ (an exception) chứ không phải là quy tắc trong “các thành phố sống”. Mặt phân giới đô thị thành công tương tự như một màng thấm với nhiều lỗ cho phép sự trao đổi, hoặc như một bức màng có nếp (a folded curtain) với rìa trông giống như một dòng sông uốn lượn trên một mặt phẳng/đồng bằng (a plan). Loại hình mặt phân giơi thứ nhất tương ứng với một tấm lưới chao hay một cái sàng (a colander or sieve); một bề mặt bị kéo căng đến nỗi nó đầy những lỗ hổng. Loại hình thứ hai đại diện cho một bề mặt uốn khúc, xoắn (a crinkly, convoluted surface) lấp đầy thể tích của nó, trái ngược với một mặt phẳng định rõ sự ngăn cách ở mức tối thiểu (Batty và Longley, 1994; Kaye, 1994).
Những dãy cột, lối đi có mái che và dãy nhà cửa, shop với nhiều lối đi cắt ngang tất cả đều tương ứng với các bề mặt phân dạng, giống như những máy lọc bằng màng xốp vậy (hình 4). Một mặt phân giới có thể thẩm thấu như thế này cho phép một số đối tượng tự do di chuyển theo quy luật tự nhiên bên trong nó (chẳng hạn như những người đi bộ), trong khi vẫn giữ một khoảng cách giữa những đối tượng này (chẳng hạn như xe cộ). Sự gắn kết đô thị phụ thuộc chặt chẽ vào phạm vi của con người (human scale). Do vậy Các lỗ thủng hay khoảng trống sẽ rất hữu ích khi chúng hiện diện trong phạm vi từ 1- 3 mét tương ứng với kích cỡ và sự di chuyển một cách tự nhiên của một người đi bộ. Nếu những khoảng trống trong kết cấu đô thị lớn hơn con số này thì (không có bất cứ cấu trúc hạ tầng nào trên phạm vi của con người), chúng sẽ xóa sự kết hợp phân dạng (fractal coupling).
Các mặt phân giới đô thị khác có khuynh hướng xoắn lại với nhau (convoluted) (hình 3). Một bờ xây dựng không thấm nước kết hợp bằng cách gắn chặt với không gian bên cạnh nó. Sự xoắn hay gấp vào nhau tạo nên một khu vực tiếp xúc lớn hơn (a greater contact area), khuyến khích những hoạt động của con người diễn ra tại đó. Trong nhiều thiên niên kỉ, thương mại hằng ngày phụ thuộc vào sự di chuyển bằng cách đi bộ đã được sàng lọc trong khu vực chợ, với sự tiếp xúc và trao đổi diễn ra tại các nếp uốn gấp của một bờ rìa công trình xây dựng.
VOCABULARY
-combination (n) sự kết hợp, combine (v)
-isolation (n) sự tách biệt, isolate (v)
-aesthetic (adj) thuộc về thẫm mỹ
-diminish (v) làm giảm
-exeption (n) trường hợp ngoài lệ, sự loại trừ
-convolution (n) sự xoắn vào nhau, convoluted (adj)
-erase (v) xóa bỏ, bỏ đi
Các mặt phân giới phân dạng gắn kết cấu trúc xây dựng với không gian mở, và mang lại chất xúc tác cho hoạt động của chúng trong những động lực và hoạt động tự nhiên của đô thị (natural urban forces and activities). Việc tạo nếp gấp (folding) trong kết cấu đô thị là một sự kết hợp hữu ích ở tất cả các cấp độ, từ những nếp gấp của một nhân tố kiến trúc với kích cỡ chỉ 1cm cho đến nếp gấp đô thị tạo ra một trung tâm thương mại nửa kín (a semi-enclosed plaza: một nửa trong nhà, một nửa ngoài trời). Tuy nhiên, sự kết nối của con người được hình thành bởi nếp gấp trên phạm vi của con người (the human scale).
Vận dụng những kết hợp hình học từ phần trước giải thích về hình thái học phân dạng (the fractal morphology) của những ranh giới kết nối như là một hệ quả của gắn kết hệ thống (quy tắc 3). Chúng tôi không đề xuất rằng các mặt phân giới đô thị phải có tính phân dạng chỉ vì cũng có các mặt phân giới sinh học, mặc dù chúng rõ ràng có nét tương đồng nhau. Thay vào đó, chúng tôi đưa ra sự giải thích mang tính khoa học: các mặt phân giới phân dạng là kết quả trực tiếp của các lực kết hợp tầm ngắn (short-range coupling forces) kết nối hai vùng lại với nhau. Những sự kết hợp trên các phạm vi của con người sẽ tạo ra hình học phân dạng trong kết cấu đô thị, như có thể được suy luận ra từ việc lặp lại hình 3 và hình 4. Do các hệ thống sinh học lẫn hệ thống đô thị (biological and urban systems) đều tuân theo những quy luật chung về cấu trúc dựa trên sự kết nối diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, nên điều này giải thích vì sao cùng một hình thái giống nhau nảy sinh từ 2 chuyên ngành tách biệt (two separate disciplines).
Như đã được đưa ra trong chương 2- Không gian đô thị và lĩnh vực thông tin của nó, thành công của không gian đô thị phụ thuộc vào những kết nối về thị giác và thính giác (visual and auditory connections) giữa một người đi bộ và những bề mặt xây dựng xung quanh. Những ranh giới đô thị hợp lý bắt nguồn từ việc xem xét khía cạnh quang hình học (the geometrical optics) của quá trình truyền thông tin (information transmission). Các bề mặt tối ưu hóa thông tin là những bề mặt được đục lỗ hoặc xoắn lại với nhau, trong khi các bờ rìa thẳng là những vật truyền thông tin kém (poor transmitters) (chương 3, quy tắc chung cho sự phân bố các kích thước). Điều này hoàn toàn đúng với kết luận của chúng tôi trong chương này, được được điều này là nhờ vào sự xem xét những kết hợp nội bộ (local couplings). Vì thế, bản chất phân dạng (the fractal nature) của các mặt phân giới đô thị dựa theo 3 điểm khởi đầu hoàn toàn khác biệt một cách độc lập: (1) cực đại hóa các kết hợp hình học giữa các khu vực đô thị tại một trong hai mặt của mặt phân giới; (2) cung cấp một môi trường sẽ làm chất xúc tác cho những sự tương tác của con người; (3) nhu cầu cần phải có sự kết nối về mặt giác quan (sensory connection) đối với người sử dụng.
Mặt phân giới tự nhiên nhất giữa các tòa nhà và đường phố chính là một đường cong/đường vòng phân đoạn, thoải mái (a relaxed, segmented curve). Hình dạng này được tìm thấy tại các làng quê và thị trấn truyền thống. Tại đó, tất cả các mảng tường đều được đặt thẳng hàng theo một đường để “tổng thể” (ensemble) vạch ra một trật tự tuyến tính tương đối (a approximately linear ordering) của những đơn vị kết hợp chặt chẽ với nhau. Mỗi mặt hay mỗi tiết diện của bức tường đều cong và có góc cạnh trên một phạm vi nhỏ, không phải do sự bất cẩn, nhưng bởi hình dạng và cách sắp xếp này nhằm phục vụ cho những kết hợp nội bộ. Trái lại, thực tế hiện nay là việc sắp xếp thành hàng quá khắc khe theo một đường thẳng tắp tại các khu vực đô thị hay theo một đường cong tùy tiện/tùy hứng (arbitrary curve) tại các khu ngoại ô thất bại trong việc kết hợp các nhân tố trong một phạm vi nhỏ. Cả hai trường hợp này đều giống nhau về mặt toán học, bởi vì chúng loại bỏ đi đặc tính phân dạng của những mặt phân giới truyền thống.

Những vùng rỗng (empty regions) không kết hợp
Một phong cách thiết kế tối giản (a minimalist design style) cho các tòa nhà ngăn cản sự gắn kết hình học trong một lãnh thổ đô thị mở rộng, bởi phạm vi nhỏ nhất ảnh hưởng đến phạm vi lớn nhất (quy tắc 7). Các vùng không chứa bất kỳ thông tin nào không thể kết hợp được với nhau (quy tắc 2 và 3). Các bề mặt bằng phẳng, trơn hay bóng thiếu cấu trúc bên trong hay sự những sự phân biệt (differentiations). Những mô-đun nhỏ thường đơn giản và cách đều nhau tuyệt đối; ví dụ như có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Những vật thể không kết hợp trong suốt và trong mờ (non-coupling transparent and translucent objects) từ “óc thẩm mỹ máy móc” (“machine aesthetic”) của những năm 1920 không hề có ranh giới, vì thế rìa cũng chúng sắc nhọn và có độ dốc. Hình 6 mô tả sự không kết hợp giữa hai mô-đun rỗng đứng cạnh nhau. Người đọc không nên bị đánh lừa bởi ảo giác về thị giác (optical illusion) của sự kết hợp trong hình 6, ảo giác về mắt này có thể tạo ra mọi lúc khi hai bức vẽ này được gắn kết với cấu trúc đối xứng tịnh tiến (translational symmetry) (điểm này sẽ được thảo luận sau)
Hình 6. Hai mô-đun rỗng đứng cạnh nhau không kết hợp với nhau
Trong những trường hợp các mô-đun rỗng góp phần hình thành nên một tổng thể lớn hơn, chúng được tập hợp lại bởi một bộ khung; ranh giới của chúng đóng vai trò kết nối (quy tắc 2 và 3). Cái chúng ta nhận thấy như một đơn vị đơn vị xậy dựng phẳng thực chất chỉ là một vùng rỗng cùng với bộ khung của nó. Các mô-đun rỗng chỉ có thể kết hợp những nhân tố khác có các đặc tính bên trong về hình học. Sự gắn kết đạt được bởi một khoảng không xung quanh hoàn toàn trống rỗng với một ranh giới được cấu trúc trên cùng một phạm vi, giống như việc đặt một bộ khung chắc chắn lên một mặt gương (hình 7) (Alexander, 2002). Sự kết hợp giữa hai vùng có kết cấu khác nhau mở ra (từ hình 1 đến hình 3) khi cấu trúc của một đơn vị thu nhỏ lại, đòi hỏi cơ cấu bao bọc nhiều hơn nữa để có thể hoạt động, và cuối cùng là tiến đến sự bao bọc hoàn toàn khi khu vực được bao bọc này trở nên trống rỗng (hình 7). Vì các nhân tố kết hợp chặt chẽ với nhau phải nằm trên cùng một phạm vi (quy tắc 1) nên ranh giới xung quanh một khu vực đồng nhất (a homogenous region) phải có kích thước đủ lớn so với khu vực được bao bọc/vây quanh (hình 7).
Hình 7. Một vùng rỗng được bao quanh bởi một ranh giới có cấu trúc để trở thành một đơn vị (unit)
Sự kết hợp được trình bày trong hình 7 có thể hoạt động được là vì khoảng không bên trong tương phản với đường viền phức tạp bên ngoài, và hỗ trợ cho đường viền này về mặt hình học, vật liệu làm ranh giới có thể đứng độc lập nếu chúng được định hình trong một đơn vị không có lỗ hổng, nhưng một khoảng không thì không thể đứng một mình như một đơn vị độc lập được. Cần phải sửa chữa một quan nhận thức sai lệch đã ăn sâu vào truyền thống thiết kế đô thị và kiến trúc trong thế kỉ 19, đó là những khoảng không không phải là những đơn vị. sử dụng các mô-đun rỗng riêng biệt - như trong phong cách thiết kế tối giản- không thể tạo nên sự gắn kết về mặt hình học (quy tắc 2). Nếu các nhân tố đô thị và kiến trúc không thể kết hợp trên những phạm vi nhỏ nhất thì chúng cũng không bao giờ có thể hỗ trợ cho nhau trên một phạm vi lớn. Vì lý do này, một kết cấu đô thị chặt chẽ phụ thuộc rất nhiều vào các vật liệu trên thực tế, cũng như hình dạng của những khối xây dựng cơ bản (nhỏ nhất), cũng như trên mọi liên kết ở cấp độ cao hơn.

VOCABULARY
-obey (v) vâng lời, tuân theo
-analogy (n) nét tương đồng, sự giống nhau, phép loại suy
-transmission (n) sự truyền tải,sự chuyển giao
-curve (n) đường cong, đường vòng
-differentiation (n) sự phân biệt
-transparent (adj) trong suốt
-translucent (adj) trong mờ
-illusion (n) ảo giác, ảo tưởng
-translational (adj) tịnh tiến
-misconception (n) nhận thức sai, lệch

Sự đa dạng về nhân tố là cần thiết cho sự kết hợp
Những phát hiện gần đây trong ngành sinh vật học tiến hóa (evolutionary biology) tiết lộ nhu cầu cần phải có sự đa dạng trong các nhân tố kết nối, cũng giống như cấu trúc đa dạng của nhiều kiểu phân tử hữu cơ phức tạp (complex organic molecules) đã được tìm thấy từ thời xa xưa trên hành tinh này. Rất có thể một phản ứng ngẫu nhiên (a chance reaction) nào đó tạo nên hình thái sống đầu tiên đã làm tăng số lượng các phân tử khác nhau và có sự tiếp xúc với nhau. Một số nguyên tử sẽ đóng vai trò như những chất xúc tác (nhưng với xác suất rất thấp) cho các phản ứng giữa những các phân tử khác, nhờ đó tạo điều kiện cho mọi sự kết hợp có thể diễn ra. Mô hình trên máy tính thể hiện sự gia tăng nhanh chóng của xác suất phản ứng trên một ngưỡng nhất định của sự đa dạng về phân tử, được biết đến như là “giới hạn đa dạng” (critical diversity”) (Kauffman, 1995). Một cấu trúc như vậy sẽ có khả năng tự xúc tác (auto-catalytic). Ngược lại, những hệ thống đơn giản hơn mang tính đa dạng về nhân tố dưới giới hạn (sub-critical) sẽ có một phần nhỏ xác suất phản ứng bị triệt tiêu.
Kết quả này mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với cấu trúc đô thị, và chỉ ra rằng những nhân tố xúc tác đã không được nhận diện một cách rõ ràng như thế. Thực tế không hề có các nhân tố tự xúc tác, mà mỗi phân tử (hoặc một đơn vị cấu trúc) cũng có thể đóng vai trò là một chất xúc tác để kết hợp hai đơn vị khác. Chúng tôi bắt đầu với một cấu trúc ngẫu nhiên (a random texture) của những đơn vị khác nhau, chúng ta đã biết đến chúng là những thành phần cấu thành nên một tổng thể có hệ thống sau cùng (a eventual organic whole), và chúng được phép tương tác tự do với một nhân tố khác. Mọi phân tử đều được tận dụng để đóng một vai trò thứ yếu (a secondary role) như một chất xúc tác, cùng với mọi vai trò quan trọng về thuộc lĩnh vực hóa học mà nó có thể nắm giữ. Rõ ràng là chúng ta cần sự đa dạng cho các đơn vị, bởi vì mọi đơn vị đơn lẻ đều cần thiết để làm nhân tố xúc tác cho một liên kết đặc biệt giữa hai đơn vị khác. Ngưỡng tự xúc tác (the auto-calalytic threshold) là ngẫu nhiên/bất ngờ và có tính xác suất (probabilistic and sudden) (Kauffman, 1995), và nó chứng minh cho quy tắc 2.
Sự gắn kết đô thị nổi lên trong một xu thế tương tự. Sự hình thành của một tổng thể tương tác phức tạp đòi hỏi sự sẵn sàng của rất nhiều loại hình nhân tố đô thị. Lý do là một vài trong số những nhân tố này cần phải đóng vai trò như những cầu nối trung gian (intermediate connectors) để xúc tác cho quá trình kết hợp của hai nhân tố đô thị khác (hình 5). Một số không thể tập hợp lại để tạo nên một thành phố sống động và gắn kết bởi hạn chế về sự đa dạng và hòa hợp của các nhân tố (the element variety and mix). Hệ quả cũng rất rõ ràng: đời sống đô thị tại các thành phố năng động mà chúng ta biết hầu hết hình thành một cách tự phát khi các nhân tố đô thị đạt đến ngưỡng giới hạn về cấu trúc và mật độ, và chúng biến mất khi một trong những nhân tố thiết yếu này bị mất đi, bị cô lập hoặc bị tập trung lại (Jacobs, 1961). Cho dẫu chúng ta có được sự đang dạng cần thiết của các nhân tố thì chúng phải được phép tương tác với nhau, do vậy, các chức năng đô thị riêng lẻ (segregating urban functions) sẽ ngăn chặn quá trình liên kết.
Vai trò kết nối kép của các nhân tố đô thị không được nhận diện một cách đầy đủ trong thiết kế đô thị.Sau nhiều thập kỉ bấu víu vào các nhân tố đô thị rập khuôn rời rạc theo từng chức năng cơ bản riêng lẻ, thật khó để nghĩ đến tất cả các chức năng thứ yếu khác cũng như vai trò nền tảng trong kết nối đô thị của chúng bị xem nhẹ. Ví dụ, trong khi rõ ràng chúng ta cần một con đường để kết nối một ngôi nhà với một cửa hàng, tương tự như chúng ta cần những cửa hàng và nhà cửa như là những nhân tố kết nối hình học trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Những nhân tố kết nối bị xóa bỏ trong nỗ lực “làm sạch” (“purify”) môi trường xây dựng bởi chức năng thực sự của chúng không được hiểu đúng nghĩa. Cơ chế xúc tác lẫn nhau (the mechanism of mutual catalysis) là nền tảng trong các hệ thống phức tạp, nó vận hành trong các thành phố cũng như trên toàn thế giới, mặc dù nó đi ngược lại với những gì được dạy tại các trường kiến trúc trong nhiều thập kỉ.
Không còn nghi ngờ gì nữa kết quả trên ủng hộ một trong các đề xuất của Jacobs cho sự hình thành đời sống tại các đô thị. Một khu vực phải trộn lẫn (mingle) những công trình đa dạng về niên đại/tuổi (age) cũng như tình trạng, bao gồm một tỉ lệ hợp lý của những công trình cũ để chúng đa dạng hóa lợi ích kinh tế của chúng. Sự trộn lẫn này phải hoàn toàn “mịn mặt” (fairly close-grained) (Jacobs, 1961; trang 150). Jacobs đã đưa ra những căn cứ về kinh tế hết sức thuyết phục nhằm ủng hộ kết quả này; còn ở đây, những căn cứ của chúng tôi nằm ở khía cạnh khoa học. Các nhân tố của mọi môi trường sống sẽ không được xác định rõ ràng bởi những nhân tố nhận diện hình học (quy tắc 2). Trong chương 3, Quy tắc chung cho sự phân bố của các kích thước, chúng tôi nhận thấy sự phân bổ ở điều kiện tốt nhất (an optimum distribution) cho quỹ dự án trong xây dựng đô thị, nhưng chúng đã bị bóp méo/làm sai lệch (skewed) trong các dự án nhỏ. Cách thức/công thức này (this formula) chắc chắn sẽ ngăn chặn những sự phát triển “những khối u lớn” (large lump), nhờ vậy nó đảm bảo cho sự bảo tồn những công trình cũ bằng cách chỉ cấp phép cho một số ít những công trình mới trong bất kỳ khu vực đô thị gắn kết nào.

Sự phân tách/phân hủy (decomposition) của các hệ thống gắn kết phức tạp
Thật ngạc nhiên và hơi đáng lo ngại rằng các định lý về sự phân tách/phân hủy của những hệ thống phức tạp vẫn còn là điều bí ẩn đối với nhiều tác giả và nhà quy hoạch, công trình của họ dựa trên những kế hoạch phân tích theo kinh nghiệm, 40 năm sau khi tác tác phẩm này được xuất bản lần đầu tiên (courtois, 1985; Simon, 1962; Simon và Ando, 1961). Một hệ thống đô thị kết hợp theo chức năng được cho là được tạo nên bởi nhiều thành phần; tuy nhiên, chúng quyết định như thế nào đối với những thành phần này? Một tổng thể rõ ràng là không thể rút gọn bớt các thành phần cùng những tương tác của chúng (quy tắc 8). Thay vào đó, nó được gọi là “cận phân tách/phân hủy” (nearly decomposable”), bởi vì nếu nó bị phân tách hoàn toàn thì mỗi hệ thống con (sub-system) sẽ vận hành theo một cách thức hoàn toàn độc lập. Hệ thống tổng thể vì thế sẽ mất đi tính phức hợp của nó, cách thức vận hành của nó sẽ làm hạn chế tính liền kề trong vị trí của những thành phần cấu tạo nên nó. Chính những sự kết hợp yếu hơn ở cấp độ cao hơn mang lại sự gắn kết cần thiết của một hệ thống phức tạp thứ bậc/có trật tự (a complex hierarchical system).
Dẫu vậy, sự phân tách/phân hủy có thể hỗ trợ quá trình phân tích một hệ thống phức tạp bởi vì nó tiết lộ cấu trúc bên trong của nó. Mặt khác, tính phức tạp/phức hợp của một hệ thống sẽ vẫn còn là một điều bí ẩn (a mystery). Tuy nhiên, việc lựa chọn thành phần nào là thành phần cơ bản trong một hệ thống vẫn còn rất ngẫu hứng/tùy tiện (arbitrary) và dựa trên quan điểm của những nhà giám sát (quy tắc 8). Một thành phố có thể bị phân tách
(A) thành những công trình- những đơn vị cơ bản (như vẫn thường được thực hiện) cùng những tương tác của chúng thông qua các tuyến đường; hoặc
(B) các tuyến đường được gắn chặt và định hướng bởi các công trình (chương 1, lý thuyết về mạng đô thị); hoặc
(C) những không gian bên trong cũng như bên ngoài được kết nối bởi những tuyến đường và được củng cố bởi những công trình (chương 2, Không gian đô thị và lĩnh vực thông tin của nó). Những sự phân tách khác cũng có thể xảy ra, mỗi một sự phân tách này nhận diện một loại hình đơn vị cơ bản khác nhau, và xây dựng nên thành phố từ một viễn cảnh hoàn toàn khác biệt.Tất cả các lựa chọn đều có giá trị như nhau và dẫn đến sự hiểu biết một phần tính phức tạp/phức hợp của hình thái và chức năng đô thị.
VOCABULARY
-reveal (v) tiết lộ
-probability (n) xác suất
-threshold (n) ngưỡng
-auto-catalytic (adj) tự xúc tác
-stereotyping (n) sự rập khuôn
-purify (v) làm sạch, gột rửa
-decade (n) thập kỉ, century (n) thế kỉ, millennium (n) thiên niên kỉ
-formula (n) công thức, cách thức
-mystery (n) bí mật, bí ẩn
Sự tách rời và tập trung các chức năng, sự phân chia khu vực, và sự đơn trị hóa (uniformization) tất cả đều thể hiện một quan niệm quá đơn giản về một thành phố, phủ nhận tính phức hợp cơ bản của nó. Việc nhận diện những công trình lớn có cùng kích thước như là những đơn vị nền tảng của một thành phố đã phá hủy đi sự gắn kết của nó bằng cách phủ định tất cả những sự phân tách khả thi khác. Hơn nữa, sự sắp xếp thẳng hàng một cách sơ sài của những công trình không hề có sự tương tác với nhau đã làm phân tách hoàn toàn một hệ thống phức tạp, do đó làm suy giảm nó và biến nó thành một tổng thể quá đơn giản. Thật không may, trong thực tế các đô thị đã thực hiện theo cách này, và vẫn tiếp tục làm như vậy mà không hề nhận thức được tổn hại mà nó sẽ gây ra cho kết cấu đô thị. Trong một tổ chức sống, con người không thể tháo gỡ một tổng thể mà không làm hại đến nó. Mặc dù có vẻ diện mạo bên ngoài rất thứ tự, hầu hết các đô thị đương đại đơn giản chỉ là một sự tập hợp của nhiều bộ phận rời rạc được xác định trên chỉ một hoặc hai phạm vi mà thôi. (Chương 3, Quy tắc chung cho sự phân bố các kích thước).

Sự kết hợp tại một bờ/rìa công trình (a building’s edge)
Một sự phân tách hữu ích khác của một thành phố- và con người, mô tả đầy đủ tất cả các quan điểm được đưa ra trong chương này- diễn ra trong lĩnh vực kết hợp cơ bản hơn là trong các công trình tách biệt. Chúng tôi xem những sự kết hợp hình học (ví dụ các mặt phân giới) tự bản thân chúng đã là những đơn vị của thành phố trong phạm vị từ 1-10 mét, trong khi các vật thể hình học (geometrical objects) tham gia vào quá trình gắn kết được coi là thứ yếu. Các bờ/cạnh và mặt phần giới là những đường phân dạng và phức tạp hình thành nên một “thành phố sống”: chúng vạch ra các không gian cũng như các cấu trúc xây dựng chứ không phải những nhân tố khác xung quanh. Việc một thành phố được tạo nên bởi các bờ/cạnh tương tác (interactive edges) cùng với nhiều sự tương tác của con người biến thành phố đó trở nên “sống động” (alive) thực sự đã diễn ra. Ví dụ, các không gian nằm phía trước và hai bên của một công trình phải thỏa mãn quy tắc 1. Những sự kết hợp sau đây có vận hành tốt? những lối vào (entrances) dành cho người đi bộ với đường phố; cửa trước với đường phố hoặc nơi đỗ xe; lối đi bộ với lối vào; lối đi bộ với cây cối và bụi rậm; các nhân tố xây dựng với cây xanh, bãi cỏ hoặc một quảng trường được lát đá; giữa bờ/cạnh công trình với không gian đô thị; giữa bờ/cạnh công trình với mặt đất….vv..
Những tuyến đường cục bộ hiện tuy nằm cạnh nhau nhưng không hề kết nối với các lối đi dẫn vào nhà, mặt tiền công trình hay các bãi cỏ. Không giống với ngày nay, những lối đi trước đây kết nối tất cả những công trình nằm trong một khu liền kề; mạng lưới các tuyến kết nối dành cho người đi bộ độc lập với giao thông cơ giới (Alexander, 1987; Greenberg, 1995; chương 1 trong sách này, Lý thuyết về mạng đô thị). Trong một căn nhà ngoại ô điển hình, bề mặt đường, vỉa hè, đường xe hơi (để lái vào nhà), bãi cỏ trước, và lối đi vào nhà tất cả đều là những thực thể rời rạc (disconnected entities). Sự gần gũi (proximity) không hề kết nối chúng lại với nhau. Trái ngược với sự phân tán không gian đối với một số kết hợp kỳ diệu giữa đường đi với nhà cửa từ thế kỉ 19, khi phương tiện đi lại là xe ngựa kéo (horse-drawn). Chúng có thể kéo đi vào một chiếc cổng hình vòm- một bộ phận gắn liền với mỗi căn nhà, và chạy di chuyển xuyên qua cấu trúc này.
Những công trình trong thế kỉ 19 nhìn chung đã đánh mất đi sự kết nối giữa bên trong với bên ngoài của chúng (their inside/outside connection). Những bức tường bằng kính rõ ràng là không thể kết hợp không gian bên trong với bên ngoài; chúng tạo nên sự mơ hồ (ambiguity) bằng việc kết nối về mặt thị giác trong khi lại rời rạc về mặt vật lý và thính giác (xem chương 2, Không gian đô thị và lĩnh vực thông tin của nó). Phần lớn sự kết hợp chỉ hoạt động thông qua một vùng trung gian: một lối vào ở đại sảnh liên kết đường phố với phần bên trong ngôi nhà; một hành lang có mái che như một sự chuyển tiếp giữa bên trong một ngôi nhà với một khoảng sân trong (a patio) hoặc một khu vườn; một đường đi có mái vòm như một sự chuyển tiếp giữa các mặt tiền cửa hàng và một con đường hay một trung tâm tương mại; một khoảng sân trong có mái che như một sự chuyển tiếp giữa phần bên trong với phần lộ thiên bên ngoài (hình 5). Tại những khu ngoại ô hiện nay, những người ngồi trên một cổng vòm mở (an open porch) không được bảo vệ đầy đủ khỏi giao thông trên đường hoạc cảm giảm bị quầy rầy (the disturbing feeling) của không gian rỗng rộng lớn được tạo ra bởi những khoảng lùi công trình. Nếu không có các mặt phân giới thì sẽ không hề có sự kết nối nào với không gian mở phía trước.
Khái niệm mới nhất hiện nay là một khu vực xanh xung quanh một công trình, nhưng nó lại không phát huy hiệu quả bởi vì bãi cỏ bằng phẳng không thể tạo ra ranh giới (chương 2, Không gian đô thị và lĩnh vực thông tin của nó). Một bãi cỏ có thể giúp tách biệt một căn nhà ở ngoại ô với phần xung quanh nó; nó đối nghịch với một nhân tố kết nối. Giải pháp được đưa ra trong một ngôi nhà có sân trong truyền thống mang lại nhiều ý nghĩa về mặt hình học. Một nhân tố càng phẳng bao nhiêu thì nó càng cần phải được bao bọc bởi một ranh giới bấy nhiêu (hình 7). Hầu hết những khu vực xanh thành công đều được bao bọc bởi một thứ gì đó: một tòa nhà, một bức tường, hay một con sông (Alexander, 1977). Hiện nay, những bãi cỏ đồng đều và bằng phẳng tại ngoại ô không hề kết hợp với bất cứ thứ gì. Mô hình không hoàn thiện này (this flawed pattern) bắt nguồn từ những công trình nguy nga trong quá khứ với các bãi cỏ rộng lớn để trang trí, những bãi cỏ này tự bản thân chúng đã được bao bọc bởi hàng rào và những bức tường cao, chắc chắn (quy tắc 3). Những bức tường này, mặc dù rất cần thiết cho sự kết hợp hình học, hiện bị cấm bởi những quy định về sự khoanh vùng (zoning regulations).

Cấu trúc theo mô-đun của Ngôn ngữ mô hình của Alexander ( modular structure of Alexander’s ¬Pattern Language)
Các mô hình Alexander (Alexanderine patterns) biểu lộ các lực nội tại mạnh mẽ, chứng minh bản thân chúng là một môn hình học đặc biệt, hay một hành động tuần hoàn của của con người (a repeating human action) (xem chương 8, Cấu trúc của những nguôn ngữ mô hình). Bằng cách gói gọn bản chất tại sao những cấu trúc giống nhau xuất hiện lặp đi lặp lại trên khắp thế giới và trong suốt quá trình lịch sử, các “mô hình” đại diện cho phần lớn quá trình phân tách thông minh (intelligent decomposition) của các hệ thống đô thị và kiến trúc chưa từng được khám phá trước đó. Ngôn ngữ mô hình của Alexander đã bị hiểu sai lệch là một bản liệt kê các mô-đun, trong khi thực tế nhiều mô hinh nhận diện các mặt phân giới chi phối cách thức các mô-đun kết nối với một mô-đun khác (Alexander,1977) . Alexander và các đồng nghiệp của ông nhận thấy rằng những mặt phân giới có chức năng liên kết- chẳng hạn như các ranh giới, những kết nối vật lý, những vùng chuyển tiếp và các bờ/cạnh hình học là nơi diễn ra những hoạt động của con người- có vai trò thiết yếu trong việc tạo nên sự gắn kết đô thị. Như trong quá trình phân tách của bất cứ hệ thống phức tạp nào, các mặt phân đô thị và kiến trúc phải được xác định một cách cẩn trọng như với chính những mô-đun của chúng vậy.
Alexander đã tìm kiếm những mô hình hoạt động và tương tác của con người và phân tích xem phạm vi nào trong lĩnh vực hình học xây dựng khuyến khích hay ngăn cản chúng. Nhờ đó ông xác định được các mô-đun thuộc con người và đời sống xã hội theo cách thức tương quan chúng với những hệ thống hình học cụ thể. Lúc nào cũng vậy, những mô-đun chức năng này không tương thích với bất kỳ mô-đun hình học độc lập nào (any self-contained geometrical module), nhưng tương thích với các cạnh/bờ và mặt phân giới trong hình học đô thị. ở đây là sự phân tách thay thế của một hệ thống sống tuân theo những mô-đun hoạt động của con người, đây chính là điều chúng tôi mong đợi từ lý thuyết các hệ thống. Đời sống tại đô thị diễn ra như một hệ quả do sự xuất hiện của những mặt phân giới của một quá trình phân tách được tiến hành dọc theo các đường kẻ hình học (geometrical lines). Những đặc tính rõ nét sẽ không xuất hiện trực tiếp từ những mô-đun hình học, bởi vì chúng thường được cố định. Trường hợp ngoại lệ đó là công trình tự do, không kiểm soát (free, unrestrained building) như những gì diễn ra tại những favelas (nhà ở trên sườn núi dành cho nô lệ vào thế kỉ 19) tại thế giới thứ ba.
Khi viết Ngôn ngữ mô hình, Alexander muốn đưa tất cả những quan điểm trên thành một phương pháp để tạo nên sự gắn kết trong môi trường xây dựng. như đã được chỉ rõ bởi chính Alexander, những công trình và khu vực đô thị được thiết kế dựa theo Ngôn ngữ mô hình, mặc dù nó nó phụ thuộc vào sự di chuyển và tương tác của con người hơn là những cấu trúc tương đương can thiệp đến nó, không phải lúc nào cũng đóng góp vào một tổng thể gắn kết (Alexander, 2002). Quá trình giám sát thực tiễn này phù hợp với sự diễn giải của chúng tôi về các mô hình như là các mô-đun và các mặt phân giới: con người có thể trực tiếp sắp xếp chúng lại với nhau nhưng vẫn chưa thu lại được những đặc tính nổi bật của một hệ thống gắn kết, chẳng hạn như những đặc điểm thiết yếu của những công trình vĩ đại trong lịch sử hay những khu vực đô thị đã phát triển theo thời gian. Mặc dù các tiêu chuẩn truyền động (a driving criterion) để “chưng cất” (distilling) nên từng mô hình riêng biệt bắt nguồn từ phạm vi mà mô hình này góp phần hình thành nên một tổng thể thống nhất, thì việc đạt được sự trọn vẹn của một hệ thống phụ thuộc vào sự sắp xếp của các kết nối nằm ngoài Ngôn ngữ mô hình.

Những mô hình ngược (anti-patterns) trong đô thị đương đại
Trong một nỗ lực sai lầm trong ngành kỹ thuật xã hội bị gượng ép (forced social engineering), những ngôn ngữ mô hình đô thị và kiến trúc truyền thống đã bị ruồng bỏ (abandoned) vào đầu thế kỉ 19. Hành động này là hoàn toàn có chủ đích (entirely deliberate) và là những tư tưởng tiêu biểu cho một loại hình đô thị mới. Le Corbusier trình bày những đề án đô thị của ông ấy trong Hiến Chương Athens năm 1933, sau đó được sử dụng như là một kế hoạch chi tiết (blueprint) cho quá trình phát triển đô thị trước chiến tranh thế giới (post-war urban development). Không còn nghi ngờ gì nữa, sự đảo ngược (reversal) cấu trúc đô thị truyền thống này, được kết hợp với quá trình loại bỏ các ranh giới kết nối cũng như các mặt phân giới, dựa trên hai giả thuyết sai lầm (two false premises): (a) tập trung các chức năng thành các gói khổng lồ (giant packages) là điều đang mơ ước; (b) hình học bên trong mỗi gói là đồng nhất (homogeneous). Tuy nhiên, một thành phố chứa đựng quá nhiều các chức năng con người phức tạp đến nỗi nó không thể tách rời chúng, đặt riêng hay tập trung chúng, để áp đặt mảng hình học quá đơn giản lên hình thái đô thị, ngăn chặn các hoạt động của con người, mà chỉ có những hoạt động này mới tạo nên được những “thành phố sống”.
Một phương pháp để đối phó với sự tắt nghẽn (giao thông) đang gia tăng của các thành phố trong thế kỉ 19 chỉ là tổ chức lại mảng hình học. Giải pháp đó, chỉ hỗ trợ luồng di chuyển tự do của giao thông cơ giới, đã tạo nên một quy tắc về phong cách (a stylistic rule) chịu trách nhiệm tách rời các nhân tố đô thị. Ý niệm về quá trình “hợp lý hóa” đã được đón nhận như một nguyên tắc kiến trúc chung, vượt xa sự ứng dụng hạn hẹp của nó- chỉ dành cho các tuyến đường cao tốc trước kia. Kết quả là số lượng các mặt phân giới đô thị bị suy giảm mạnh mẽ, trong khi chúng nên có mặt trong rất nhiều phạm vi khác nhau, điều này đã làm cho mục tiêu tạo nên một hệ thống đô thị gắn kết trở nên bất khả thi. Thêm vào đó, không chấp nhận những mô hình đô thị truyền thống đồng nghĩa với việc con người không còn kết nối với các công trình và với các thành phố, bởi vì các mô hình ứng xử của con người không thể được chứa đựng trong các mô hình kiến trúc ngược (xem chương 8, Cấu trúc của các ngôn ngữ mô hình).
Sắp đặt các nhân tố đô thị quy mô lớn
Chúng tôi đưa ra những cơ chế cho việc kết nối kết cấu đô thị trên quy mô nhỏ, phản đối tính phức tạp, sự kết nối và hình thái có hình thống là những điều kiện tiên quyết cần thiết của các khu vực sống (living regions). Nghiên cứu về sự kết nối này đã được khai mở bởi các tác giả như Camillo Sitte (Collins và Collins, 1986), Gorden Cullen (1961), Jane Jacobs (1961) và rất nhiều các tác giả khác (Alexander, 1987; Lonzano, 1990; Moughting, 1992; Moughting, Oc và Tiesdell, 1995). Những quan điểm khoa học đối với sự kết nối này cung cấp sự hỗ trợ đáng ngạc nhiên (unexpected support) cho nhiều cách tiếp cận theo chủ nghĩa nhân văn truyến thống. Sự đóng góp có giá trị cho những ứng dụng của các nguyên tắc chung về hình thái trong thiết kế đô thị nhằm giải thích tại sao những phương pháp cũ có thể vận hành trơn tru, và tại sao những phương pháp mới hơn- được sự hỗ trợ từ những luận điểm về tư tưởng, triết học và kĩ thuật cũng như được truyền thống ủng hộ trong thực tế lại phá hủy các thành phố.
VOCABULARY
-entrance (n) lối vào
-ground (n) mặt đất, nền
-ambiguity (n) sự mơ hồ, sự mập mờ, ambiguous (adj)
-set-back (n) khoảng lùi công trình
-correlate (n) yếu tố tương liên, (v) có tương quan với nhau
-inhibit (v) ngăn cản, ngăn chặn
-philosophy (n) triết học, philosophical (adj)
-abandon (v) bỏ rơi, ruồng bỏ, (n) sự phóng túng, sự buông thả
Phần còn lại của chương này xem xét điều gì đã diễn ra trên các phạm vi khác nhau. Các thành phố hiếm khi được thiết kế như một tổng thể. Ngoài những mô hình nhân tạo (arfificial examples) (đã bị chỉ trích kịch liệt), hình thái đô thị phần lớn là hệ quả của các quy trình kinh tế trong thị trường đất đai/thị trường bất động sản (land market), vị trị nằm kề nhau của các cấu trúc được quy định bởi các cơ quan luật pháp và chính phủ. Theo chiều hướng này, một tổng thể không được thiết kế bởi bất kì ngươi nào, cũng không bị chi phối bởi bất kì nguyên tắc thẩm mĩ nào. Vì thế, có lý do để nghi ngờ rằng một lý thuyết về kiên trúc hay thiết kế đô thi có thể hoặc nên được áp dụng cho mọi phạm vi. Chúng tôi sẽ trình bày cách mà các hình thái khác nhau có thể nảy sinh bên ngoài những nguyên tắc hình học bởi vì chúng hoạt động trên nhiều phạm vi khác nhau (chương 3, quy tắc chung cho sự phân bố các quy mô). Hy vọng những kết quả sẽ chứng minh được rằng kết cấu đô thị quả thực là có thể được chi phối bởi những quy tắc giống nhau như trong một tác phẩm điêu khắc hoặc các tòa nhà.

Cường độ và biên độ của các lực đô thị (the strength and range of urban forces)
Khám phá trong ngành vật lý học giúp hiểu thêm về bản chất của những sự kết hợp đô thị trên nhiều phạm vi khác nhau (quy tắc 4). Mọi lực F này sinh từ những sự khác biệt trong phạm vi U thì đều mang một đặc tính về hình học hoặc một chức năng nào đó. Thật dễ dàng để nhận thấy được vị trí mà U tăng trưởng về kích thước thông qua quá trình tập trung hoặc gia tăng mật độ. Lực F được xác định như một chất dẫn xuất không gian cực âm (negative spatial derivative) của năng lượng tiềm năng U trong phạm vi của nó, F= -dU/dr (đối với những độc giả không biết nhiều về tính toán, lực này có thể được hiểu là một tỷ số (a ratio): sự khác biệt trong năng lượng tiềm năng U được chia bởi khoảng cách dr trên mức khác biệt tiềm năng đo đạc được). Phương trình này (this equation) mang lại một sức mạnh lớn hơn cho địa điểm mà sự khác biệt có tiềm năng gia tăng lớn hơn. Một sự khác biệt tiềm năng tịnh tiến vào bên trong một bối cảnh đô thị như là sự khác biệt trong các đặc tính trong một quãng ngắn; áp dụng một lực kết hợp mạnh hơn ở mọi thời điểm có sự tương phản lớn hơn về các đặc tính như cấu trúc, màu sắc, hay độ cong của mặt phân giới (quy tắc 1 và 2).
Bây giờ chúng tôi sẽ sử dụng công thức trên để giải thích 2 bệnh lý (two pathologies) của cấu trúc đô thị thế kỉ 20: (1) thiếu sự gắn kết bên trong những khu vực được khoanh vùng; và (2) các cạnh/bờ rối loạn của những chức năng tập trung theo chiều dọc (vertically-concentrated functions). Tiềm năng U cũng vậy, xuyên suốt một khu vực đồng nhất, do đó không hề có sự phân biệt nào và không thể có các lực gắn kết/cố kết (cohesive forces) để kết dính một khu vực lại với nhau. Điều này ngụ ý rằng sự tương phản bên trong- ví dụ như tính phức hợp- là hết sức cần thiết trong mọi khu vực đô thị. Sự khoanh vùng trong những chức năng riêng biệt cũng như nỗi ám ảnh (obsession) với phong cách thiết kế tối giản vì thế làm phá vỡ sự gắn kết đô thị. Ứng dụng thứ 2 của công thức này cho thấy tại sao chúng ta cần các mặt phân giới kết nối đô thị. sự tập trung theo chiều dọc của một chức năng U bên trong các tòa tháp đơn chức năng (monofunctional megatowers) tạo ra những áp lực chức năng khổng lồ lên các cạnh/bờ của tòa nhà. Hiện tượng này xảy ra là do có một bước nhảy vọt quá lớn bên trong U tại một ranh giới dốc đứng/dựng đứng (đại diện cho một bề ngang quá hẹp dr).
Nhiều kiểu lực khác nhau tác động lên nhiều phạm vi khác nhau. Phương trình trên cũng mang lại sự am hiểu khái quát về sức mạnh cũng như biên độ của chúng. Đối với những tiềm lực ngang nhau thì mọi lực đều có tỉ lệ nghịch với chiều kích không gian (spatial dimension), nghĩa là một lực có cường độ cực mạnh thì tác động lên các quãng ngắn (short distances), trong khi đó một lực yếu tác động lên một quãng dài (long distances) (quy tắc 4). Kết quả này đã được kiểm chứng trong tự nhiên. Các vệ tinh chuyển động theo quỹ đạo (orbiting satellites) và cơ thể người đều được gắn liền với trái đất bởi lực hấp dẫn (gravitation), một lực tương đối yếu. Mỗi cơ thể lại được gắn kết bởi các lực hóa học mạnh hơn, chúng phụ thuộc vào sự tương tác điện từ mạnh mẽ hơn (stronger electromagnetic interaction). Cuối cùng, lực mạnh nhất từng được biết đến diễn ra trong các hạt nhân nguyên tử (atomic nuclei), nhưng nó lại không tác động ra vùng bên ngoài hạt nhân.
Thậm chí trong một hệ thống nhân tạo phức tạo như kết cấu đô thị, việc can thiệp vào tính tỉ lệ nghịch giữa cường độ và biên độ lực là bất khả thi. Những đơn vị tương phản có kích thước nằm cạnh nhau hình thành nên các lực không tự nhiên/bất bình thường (unnatural forces) trên một phạm vi rộng, chúng lấn át (overwhelm) các lực kết hợp tầm ngắn cũng như các lực liên kết tầm xa yếu hơn cần thiết cho sự gắn kết đô thị. Le Corbusier đã nỗ lực đảo ngược cường độ và biên độ của các lực đô thị (quy tắc 4). Ông ấy đã phỏng đoán- một cách không chính xác, và không có bất cứ bằng chứng khoa học nào- rằng việc tái sắp xếp triệt để này sẽ giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong thế kỉ 19 trong thế kỉ 20 này. Ông ấy không bao giờ nhận ra rằng sự đảo ngược này theo quy luật tự nhiên không bao giờ có thể xảy ra, nhưng chỉ làm phân tán các tương tác cấu trúc giữa những đơn vị đô thị mà thôi.

Nhiệt động lực (entropy) và sự sắp xếp không gian
Kết hợp được tạo ra trên phạm vi hẹp thông qua các lực nội bộ tầm ngắn không hề dẫn đến sự gắn kết trên phạm vi rộng. Một hệ thống cần tạo ra phạm vi lớn của nó theo những nguyên tắc sắp xếp nhất định. Các lực liên kết tầm xa khác biệt với những lực liên kết tầm ngắn như đã được thảo luận trong những phần trước. “Trật tự trên một phạm vi rộng diễn ra khi mọi nhân tố đều có liên hệ với tất cả các nhân tố khác trong cùng một khoảng cách theo xu hướng làm giảm nhiệt động lực (Salingros, 1995). Nhiệt động lực là một khái niệm từ vật lý học, nó đo lường mức độ lộn xộn. Một hộp diêm bằng gỗ rơi vãi xuống sàn nhà một cách ngẫu nhiên cung cấp một mô hình nhiệt động lực cao độ về mặt thị giác. Nhiệt động lực bị giảm xuống bởi sự sắp xếp cẩn thận các que diêm theo một hình dạng đồng đều. nó không cần phải tuân theo một mô hình hình chữ nhật (a rectangular pattern), nhưng nó có thể trông giống như một mạng nhện (a spider web) hay một vòng xoắn (a whorl). Những cấu trúc đối hình học đối xứng- trong trường hợp này là tịnh tiến, xoay tròn, tỏa tròn hoặc xoắn ốc (translational, rotational, radial, or spiral) - tạo nên trật tự trong phạm vi rộng và nó làm giảm nhiệt động lực về mặt thị giác (the visual entropy).
Một ví dụ nhằm tái sắp xếp các quê diêm với chiều dài và màu sắc khác nhau ban đầu được phân bổ một cách ngẫu nhiên. Trong số vô vàn những mô hình khả thi có khả năng đạt được, mô hình thực tế nhất là mô hình có thể tách biệt các que diêm thành nhiều hàng ngay ngắn có màu sắc và độ dài giống nhau. Bằng cách tập hợp các nhân tố tương đồng lại với nhau (nền tảng của công tác khoanh vùng trước chiến tranh thế giới), không hề có các kết hợp tầm ngắn ở mức độ nhỏ nhất, bởi vì không có bất cứ sự tương phản nào. Nhiệt động lực bị giảm sút bởi việc loại bỏ hoàn toàn các phạm vi nhỏ hơn. Điều này vi phạm quy tắc 6 và 7. Bất chấp sự sắp xếp nhìn bề ngoài có vẻ có trật tự, một tổng thể như thế không bao giờ có thể đạt được sự gắn kết bởi nó không có đủ tính phức tạp/phức hợp.
Nguyên tắc đằng sau quá trình sắp xếp đô thị chính là các lực liên kết có biên độ rộng và yếu hơn so với các lực kết hợp có biên độ hẹp hơn (quy tắc 4). Vì thế sự gắn kết phải tôn trọng từng mô-đun riêng lẻ cũng như không được thay đổi cấu trúc bên trong của nó bằng cách xóa bỏ những kết hợp giữa các nhân tố. để hạn chế nhiệt động lực (mất trật tự) trong một môi trường đô thị, rất nhiều những sự kết nối với biên độ rộng phải được hình thành giữa tất cả các mô-đun khác nhau (quy tắc 5), và phải đạt được nhiều cấp độ khác nhau về phạm vi trong quá trình này (quy tắc 6). Những loại hình kết nối khác nhau được tạo ra thông qua các quy trình sản sinh (generative processes), chứ không thông qua một mô hình thị giác quá giản đơn. Các hoạt động của con người không dựa vào tính đối xứng về thị giác trên một mặt phẳng, bởi vì mặt phẳng là một trật tự hình học không thể quan sát trực tiếp được trên mặt đất. Những môi trường đô thị được kết nối chặt chẽ (do vậy nên rất thành công) thường trông có vẻ lộn xộn khi quan sát từ trên không (Gehl, 1987).
Lĩnh vực hình học của hình thái xây dựng như đã được bộc lộ trong quá trình phát triển không kiểm soát tại các thành phố có tính phân dạng và phi ngẫu nhiên (Makse, Havlin và Stanley, 1995). Chính điều này tạo ra một thế giới của sự khác biệt (a world of difference): sự tiến triển/phát triển đô thị là một quy trình kết nối ở tất cả các cấp độ; trái ngược với một quy trình ngẫu nhiên. Trật tự được áp đặt bởi các nỗ lực quy hoạch nhằm chống lại quan niệm sai lầm của quá trình phát triển “ngẫu nhiên” ( Batty và Longley, 1994). Hầu hết các khu vực đô thị thành công đều có khuynh hướng “cận trật tự” (“nearly ordered”) hơn là “cận rối loạn” (“nearly disordered) (Hillier, 1999). Quá trình tuyến tính hóa không hoàn toàn (approximate linearization) là một hệ quả của sự vận động của con người, và đưa đến một hình thái độ thị có trật tự rõ ràng. Nó không đồng nghĩa với những đường kẻ thẳng hàng hoặc song song một cách tuyệt đối, nhưng là một quá trình tuyến tính hóa thoải mái của hình thái đô thị mang lại bởi cấu trúc của các tuyến đường. Bất chấp các lực sắp xếp cận tuyến tính (the approximately linear ordering forces) nhờ vào mạng lưới giao thông, một thành phố có thể không bao giờ được gắn kết hoàn toàn mà không làm mất đi sự gắn kết hình học của nó.

Giảm nhiệt động lực không tạo ra các kết nối nội bộ
Sự liên kết bằng đường kẻ ô hình chữ nhật là một phương pháp hữu dụng làm giảm nhiệt động lực (a useful entropy-lowering technique) cho tính phức hợp đô thị gây ra bởi địa hình không bằng phẳng (uneven topography), ví dụ như những thành phố nằm trên đồi như Priene và San Francisco..., quá đa dạng về độ cao của mặt đất (trục z) có thể bị ngăn chặn bởi đường kẻ ô thẳng x-y. Điều này gây bối rối, và thay thế cho các phương pháp cũ trong việc tạo nên những kết hợp chặt chẽ trong phạm vi hẹp. Hiện giờ chúng tôi vẫn bị ám ảnh với những vật thể xếp thành hàng, mặc dù một mặt phân giới theo đường thẳng ngăn chặn hầu hết các kết hợp hình học (sử dụng sự ma sát tạo ra bởi các mặt phân giới nhẵn, thẳng tuyệt đối nhưng không kết hợp được với nhau). Hình 8, 9 và 10 mô tả ba trường hợp riêng biệt về trật tự. Trong hình 8, các nhân tố không tương tác (non-interacting elements) được liên kết, như trong một đô thị đương đại. Trường hợp ngược lại, nơi các nhân tố tương tác không thể hình được liên kết tổng thế, thì có một hình thái tổ chức rõ ràng (a decidedly organic form) (hình 9). Những động lực của con người tuyến tính hóa (linearize) một thành phố để cho mặt phẳng của có sự liên kết tốt hơn so với hình 9 (Hillier, 1999).
Hình 10 có cả sự kết hợp lẫn sự liên kết (với nhiều cấu trúc đối xứng hơn so với đòi hỏi của 1 đô thị). Nó gợi nhớ lại những thiết kế trên các tấm thảm ở Phương Đông (oriental carpets) và các vại bằng đồng (bronze vessels) thời Trung Hoa cổ đại, ở đây, cấu trúc đôi xứng sóng đôi (bilateral symmetry) được sử dụng vì những hoa văn này thường được quan sát chính diện. Một thành phố có trật tự theo một kiểu dáng cận tuyến tính nhờ vào mạng lưới giao thông của nó, do đó mặt phẳng của nó không cần những cấu trúc đối xứng có tình phản chiếu như thế. Tuy nhiên, rất nhiều nhà quy hoạch đánh giá một thành phố bởi cách nó thể hiện sự trừu tượng về thị giác (visual abstraction) khi nhìn từ trên không- như mô hình rời rạc của thế kỉ 19 được thể hiện trong hình 8- và không cho phép các chức năng đô thị trên mặt đất tạo ra hình thái chặt chẽ cho chúng. Trật tự trên phạm vi rộng có thể được áp đặt, nhưng nó phải được tiến hành một cách tinh vi, với sự hiểu biết về cường độ tương đối (relative strength) của tất cả các lực cơ bản.
Hình 8. Các nhân tố được liên kết nhưng không được kết hợp
Hình 9. Các nhân tố được kết hợp nhưng không được liên kết
Hình 10. Kết hợp các nhân tố được liên kết
VOCABULARY
-excursion (n) cuộc du ngoạn, sự khám phá
-ratio (n) tỉ số, tỉ lệ
-equation (n) phương trình
-obsession (n) nỗi ám ảnh, sự ám ảnh
-gravitation (n) sự hút, sự hấp dẫn (vật lý)
-random (adj) ngẫu nhiên
-spider web: mạng nhện
-entropy (n) nhiệt động lực
-evolution (n) sự tiến hóa, tiến triển
-linearization (n) sự tuyến tính hóa
-smooth (adj) trơn, nhẵn
-vessel (n) lọ, vại,
-carpet (n) thảm, tấm thảm
-abstraction (n) sự trừu tượng
Ngày nay các kiến trúc sư (architects) sử dụng liên kết theo đường kẻ ô như một phương pháp thiết kế chung thay cho những kết nối theo cặp. Giả thuyết đằng sau quan điểm này là sai: không hề có kết nối tầm ngăn nào xuất phát từ những cạnh/bờ liên kết dọng theo một hình chữ nhật hay bất cứ đường kẻ ô nào khác (quy tắc 5). Tuy nhiên, sự hiểu lầm cơ bản này (this basic misunderstanding) đã trở lan tỏa rộng khắp và trở thành một thế lực không thể lay chuyển (an unshakable authority). Mọi người hiện cứ hình dung một đường kẻ rõ rệt theo không gian ba chiều tỏa rộng khắp tất cả các không gian để liên kết các nhân tố đô thị lại với nhau; không chỉ là các tòa nhà, tường rào, lối đi mà còn có những thỏi gạch (bricks), cửa sổ, cửa chính, bậc thềm, gờ cửa, những bụi cây được cắt tỉa, các ô cỏ, và thậm chí là nững chậu cây có hình chữ nhật. Những nhân tố được liên kết này được cho là nhằm kết nối với một bộ khung cứng nhắc không nhìn thấy được/vô hình (an invisible rigid frame). Bởi vì không có một hệ thống đường kẻ ô như thế cho nên những kết nối được tưởng tượng/hình dung thực sự không tồn tại (non-existent).
Hai yếu tố tương đồng nhau là tạo nên một tấm chăn (a quilt); và chơi với những khối lắp ghép LEGO (LEGO blocks). Trong trường hợp đầu tiên, đó là may các mảnh lại với nhau, chú ý đến những kết nối nội bộ chứ không phải mô hình tổng thể để rồi có được một tấm chăn bằng phẳng những đường may nổi (seams) không được liên kết với nhau. Đối chiếu để thấy được khác biệt giữa điều này với việc các mảnh vải giống nhau chỉ đơn thuần được sắp xếp lại với nhau trong một mô hình trực giao chính xác (an exact orthogonal pattern) trên sàn nhà, mà không hề may chúng lại với nhau. Trong trường hợp thứ 2, sử dụng các khối LEGO để xây dựng một đồ chơi kết nối ba chiều (a connected three-dimensional toy); Cũng vậy, đối chiếu trò chơi này với việc chỉ đặt các khối LEGO lên một cái bàn trong một mô hình hình chữ nhật, những không gắn chúng lại với nhau. Trong cả hai hai trường hợp sau, lấy ra bất kì một mảnh hay một khối nào sẽ không kéo phải lấy ra phần còn lại, chúng được liên kết với nhau những không trói buộc (attached) vào nhau. Cùng theo hướng này, những thành phố trong lịch sử đều có tính phức tạp và được kết nối, trong khi các thành phố đương đại tuy được liên kết nhưng lại rời rạc.
Một trật tự bên ngoài chỉ duy nhất dựa trên hệ thống liên kết theo đường kẻ ô là một sai lầm sâu sắc (deeply misleading), vì mang lại cảm giác kết nối giả tạo tại những địa điểm không hề tồn tại. Một bài kiểm tra sự kết nối đơn giản như sau: liệu kết cấu đô thị có ổn định (stable) dưới những sự biến dạng của (deformations) của mặt phẳng? Nếu chúng ta thay đổi vị trí các nhân tố theo nhiều hướng đủ để phá vỡ hệ thống đường kể ô theo hình chữ nhật, lúc đố thành phố có còn được kết nối không? Hầu hết các câu trả lời là không, nó phân thành nhiều mảnh nếu trật tự tuyến tính bị mất đi, bởi vì các nhân tố của nó không bao giờ được kết nối ở vị trí đâu tiên. Các khu ngoại ô bị tách rời bởi sự chọn lựa. Mặt khác, những kết hợp theo chiều dọc (ví dụ như những căn hộ trên đỉnh các shop, hay những văn phòng nằm trên đỉnh của các căn hộ) lại ổn định bởi chúng không bị tác động bởi những sự nhiễu loạn theo chiều ngang (horizontal perturbations). Thật không may, những kết hợp truyền thống này bị xa lánh bởi các nhà quy hoạch bị ám ảnh bởi các chức năng riêng biệt/khu biệt (segregating functions).

Phạm vi lớn ảnh chi phối phạm vi nhỏ như thế nào
Một mảng kết nối theo ba chiều lan tỏa khắp một kết cấu đô thị chặt chẽ. Những đặt điểm của nó hoàn toàn khác biệt với hệ thống liên kết đường kẻ ô tưởng tượng được thảo luận ở phần trước. Những kết hợp tầm ngắn gắn chặt các đơn vị lại với nhau trên một phạm vi hẹp, và những kết hợp này được củng cố bởi những kết nối trung gian yếu hơn nhưng có biên độ rộng hơn (quy tắc 4, 5 và 6). Trật tự và hình dáng tổng thể của một thành phố bị ảnh hưởng bởi những đòi hỏi về chức năng, địa hình và sự lưu thông của nó (its functions, topography and circulation). Trong một hệ thống gắn kết, tất cả các thành phần đều có mối liên hệ với nhau, để mỗi nhân tố tác động đến tất cả những nhân tố còn lại theo nhiều cách khác nhau. Các nhân tố tập hợp lại tạo nên một lĩnh vực hình thái học (a morphological field), nó tương tác với mới nhân tố riêng lẻ, và sự tương tác này có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
Trong một cấu trúc chặt chẽ, một nhân tố đơn lẻ của bất kì mô-đun nào sẽ đều bị ảnh hưởng bởi tất cả những lực nội bộ tạo ra bởi những nhân tố khác của cùng mô-đun đó, và bị ảnh hưởng một cách gián tiếp bới những nhân tố bên ngoài mô-đun. Các nhân tố lân cận nhau sẽ tương tác lẫn nhau nếu như không bị ngăn cản bởi một sự cách ly có chủ đích (deliberate isolation). Vị trí, thậm chí là hình dạng của tất cả các nhân tố riêng biệt vì thế sẽ bị ảnh hưởng bởi tất cả những nhân tố khác trong cùng một tổng thể (Alexander, 2002). Tất nhiên, mỗi một nhân tố đô thị có thể mang bất cứ hình dạng nào và được đặt ở bất kỳ vị trí nào, nhưng điều đó sẽ tạo nên các lực không có trọng tâm. Khi hình dạng và vị trí của một nhân tố đều ở mức độ hoàn chỉnh- khi đó, các lực tương tác dành cho tất cả các nhân tố xung quanh sẽ được cung cấp- kết quả đạt được hiếm khi cân đối hoặc hoàn toàn liền mạch. Tính mềm dẻo này (this plasticity) mang lại sự sống cho những thành phố truyền thống.
Sự tiến triển/phát triển/tiến hóa (evolution) của một hệ thống phức tạp theo thời gian đã được thảo luận trong phần trước và hệ quả đưa đến đến sự gắn kết đã được xác định từ phạm vi nhỏ đến lớn (quy tắc 6). Phần lớn các tư tưởng về thứ bậc trong các đô thị ngày được hình thành thông qua mỗi chuỗi ngược (the opposite sequence): từ lớn đến nhỏ (xem Friedman, (1997), bản tóm tắt các lý thuyết về thứ bậc trong quy hoạch đô thị). Thậm chí dưới sự hướng dẫn của một nguyên tắc sắp xếp chung thì quá trình gắn kết một cấu trúc đô thị về nguyên tắc diễn ra từ nhỏ đến lớn (Alexander, 2002; Alexander, 1987). Một quy hoạch đô thị không hoàn thiện bộc lộ rõ bởi cấu trúc đối xứng cao về thị giác của nó, đồng nghĩa với cấu trúc của phạm vi hẹp bị hi sinh để dành sự ưu tiên đầu tiên cho những nhân tố lớn nhất. Mọi trật tự nghiêm ngặt ô từ cao xuống thấp ( strict top-down order) đều bị áp đặt, việc làm này vi phạm quy tắc 7.
Quan hệ nhân quả (the causality) được thể hiện trong quy tắc 7 khẳng định rằng một phạm vi lớn dựa trên những phạm vi nhỏ hơn, và điều này không nên bị hiểu sai (misinterpreted). Một khi đã được hình thành một cách đúng đắn, một phạm vi rộng sẽ khó biến đổi bởi vì nó bao gồm rất nhiều những cấu trúc con (substructures). Tất cả những đơn vị con (subunits) nằm trong một phạm vi lớn phải được dịch chuyển cùng với một mô-đun của phạm vi đó. Trái lại, việc biến đổi những phạm vi nhỏ hơn là tương đối dễ, vì chúng không dựa trên những phạm vi lớn hơn (Habraken, 1998). Các căn phòng có thể được sắp xếp lại mà không làm biến đổi phần còn lại của ngôi nhà; các căn nhà có thể được dịch chuyển mà không làm biến đổi một tuyến đường, một khu liền kề có thể được xậy dựng lại hoàn toàn mà không ảnh hưởng đến phần còn lại của thành phố. Sự phụ thuộc ngược theo một chiều này (this opposite one-way dependence) của sự biến đổi trong một hệ thống phức tạp đôi khi được phát biểu như: “một phạm vi lớn thống trị (dominates) các phạm vi nhỏ hơn” (Habraken, 1998).

Tái kết nối thành phố ngẫu nhiên/tùy tiện (re-connecting the random city)
Sự phức tạp của một hệ thống gắn kết tỉ lệ với kích thước của nó. Cùng một điểm nút nhưng nếu đặt tại thị trấn nhỏ sẽ ít náo nhiệt hơn khi đặt giữa một thành phố lớn bởi vì cả hai trường hợp, khu vực này đều nhận năng lượng của chúng từ phần còn lại của thành phố (Hillier, 1997). Một dãy các cửa hàng nằm trên một tuyến đường chính của một vùng quê sẽ kết nối với 2 nghìn người, trong khi đó một dãy cửa hàng tương tự tại thủ đô của một nước châu Âu thì con số đó là 2 triệu người. Tất nhiên hiệu quả này chỉ đạt được với điều kiện cấu trúc đô thị phải chặt chẽ. Trong một “thành phố sống”, mọi điểm nút có thể với tất cả các điểm nút khác, để cho thành phần đều bị chi phối bởi kích thước của toàn bộ hệ thống.. Chẳng hạn như quy mô của thành phố. Thật nghịch lý, nền văn minh của chúng ta hiện đang nỗ lực để kết nối các thành phố về mảng điện tử (electronically), sau khi tách rời chúng về mặt hình học. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng kết nối điện tử sẽ giải quyết được các vấn đề về đô thị, nhưng không bao giờ chú tâm vào đòi hỏi tái kết nối kết cấu đô thị.
Các điểm nút quan trọng trước đây được đặt tại trung tâm về phương diện địa lý (the geographical center) của các thành phố. Ngày nay, những sự kết nối đã bị cắt đứt, nên những địa điểm nằm ở trung tâm không nhất thiết phải là những điểm được liên kết chặt chẽ nhất. Ngay cả như vậy, nhiều doanh nghiệp cảm thấy rằng một địa điểm ở trung tâm vẫn còn có thể mang lại những lợi thế về kết nối. Mặc dù có sự kết nối tổng thể về mặt điện tử của các thành phố hiện đại, chỉ một số khu vực địa lý nhất định trên thế giới thể hiện được hoạt động sáng tạo ở cấp độ cao mà thôi. Lý do là chúng có được sự gắn kết đúng đắn để thúc đẩy các thành tựu về thương mại cũng như sự sáng tạo. Phức hợp- bao gồm sự hòa trộn của các cơ sở giáo dục và nghiên cứu, cùng với văn hóa và giao thông liên lạc (bao gồm một sân bay chính), tất cả được kết nối một cách một cách thích hợp- mang lại chất nền/ma trận (matrix) cho các hoạt động dựa trên tri thức (Garnswhorthy và O’Connor, 1997).
Tại các vùng rộng lớn trên thế giới, hiện không có đơn vị đo về sự gắn kết hình học, ngoại trừ các nhóm biệt lập của các thành phố cổ được bảo vệ dành cho du lịch hoặc bị sao lãng bởi quy trình tách rời vì chúng đã trở thành những khu ổ chuột (slumps). Tuy nhiên, rốt cuộc, sự phục hồi đô thị (the urban renewal) xuất hiện và thậm chí tàn phá những khu vực này, cắt bỏ những kết nối hình học của chúng với một sự chính xác như trong một cuộc phẫu thuật. Khu vực cư dân nghèo tại địa điểm này bị mất đi tính nhân văn (humanity) vốn có của họ như là một hệ quả của hình học đô thị bị biến đổi. Những thành phố rời rạc ngày nay hầu hết không phải là môi trường cho sự cư trú của một dân số khỏe: trẻ em, thanh thiếu niên, bà mẹ có con nhỏ và những người già; cũng như những người tật nguyền (handicapped persons) ở mọi độ tuổi. Giải pháp là phải tái kết nối tất cả các mảng của một thành phố, ở mọi phạm vi cùng tất cả các khu vực khác.

Hợp nhất các nhân tố thương mại vào một khu ngoại ô (suburbia)
Quy tắc 1 nhấn mạnh rằng các cửa hàng phải được kết hợp về mặt không gian với các cụm nhà ở (housing clusters); được kết nối ở mức tối đa với phần dân cư (Jacobs, 1961; Lozano, 1990). Nhiều người dân mong muốn tách biệt khu vực dân cư ra khỏi những khu vực thương mại, nhưng không nhìn thấy được sức tàn phá của nó đến sự gắn kết của một khu liền kề. Thật không may, các quan niệm này lại chiếm ưu thế (predominates), để rồi các nhân tố thương mại mới vẫn bị tách rời với kết cấu của khu ngoại ô, và chỉ có thể tiếp cận được bằng xe hơi. Một trong những cản trở lớn nhất đối với sự gắn kết của không gian thương mại chính là một điểm đỗ xe đồng nhất, nó phá hủy các không gian xanh cũng như các lối đi. Những quy tắc được vạch ra ở đây có thể được áp dụng để tạo nên các không gian đổ xe gắn kết từ bên trong và được chia thành nhiều phần kết hợp với không gian xanh, không gian xanh này không hề giống với những khu đất hoang với diện tích bề mặt rộng lớn được trải nhựa rộng khắp các thành phố hiện nay.
VOCABULARY
-architect (n) kiến trúc sư
-unshakable (adj) không thể lay chuyển
-circulation (n) sự lưu thông, sự lưu hành
-plasticity (n) sự mềm dẻo
-substructure (n) cấu trúc con, subunit (n) đơn vị con
-matrix (n) ma trận, chất nền
-slum (n) nhà ổ chuột, khu ổ chuột
-handicapped (adj) bị khuyết tật, bị khiếm khuyết
Một số đề xuất để lắp ghép một thành phố một cách có thứ bậc (hierarchically)
Để tạo nên một môi trường xây dựng mới và chặt chẽ, một phần đáng kể của các cấu trúc hiện nay sẽ phải được sửa đổi hoặc thay thế hoàn toàn. Quá trình này diễn ra tại những khu nhà ở ngoại ô cũng như các tòa cao ốc nằm ở trung tâm, hình dạng và chức năng của chúng sẽ bị biến đổi mạnh mẽ. Thậm chí ngoài sự biến đổi của các công trình, mà hình dạng (về hình học) của không gian công cộng, các điểm đỗ xe, các quảng trường, công viên, vỉa hè, và đường sá cũng phải được tu bổ lại. Nhiều tác giả đã đề xuất những nguyên tắc cho việc lắp ghép một thành phố theo một cách thức chặt chẽ hơn, được hỗ trợ bởi những luận điểm hợp lí hơn (Alexander, 1977); Alexander, 1987; Gehl, 1987; Greenberg, 1995; Kunstler, 1996; Lozano, 1990). Thật đáng tiếc là những phản biện không xác đáng (spurious counter-argument) chỉ trích những ý tưởng này là quá lỗi thời, viễn vông, thiếu cách tân và hiện đại đã cản trở sự chấp nhận đối với chúng cho đến tận bây giờ.

Kết cấu theo thứ bậc của các nhân tố đô thị
Một thành phố được lắp ghép từ những đơn vị kết hợp trên nhiều phạm vi khác nhau. Để trợ giúp đạt được một ý tưởng thô/ý tưởng nháp (a rough idea) về mối quan hệ giữa những phạm vi liên tiếp (successive scales), chúng tôi nhắc lại một đề nghị trước đây: “phạm vi nhỏ được kết nối với phạm vi lớn thông qua một trật tự liên kết của những phạm vi trung gian với quy xấp xỉ bằng 2.7” (Salingaros, 1995). Tỉ lệ giữa các phạm vi trong một kết cấu đô thị phải tương ứng với những khả năng/năng lực (powers) của con số này- bằng với hằng số logaric (the logarithmic constant). Chúng tôi không tìm kiếm một mối quan hệ thật chính xác về phạm vi; trọng tâm là cho phép các nhân tố đô thị định hình trong theo thứ bậc của những phạm vi khác nhau (quy tắc 6) (Alexander, 2002; Lorenzo, 1990). Các ranh giới của ranh giới (boundaries of boundaries) tạo nên những phạm vi nhỏ, rồi nhỏ hơn nữa, quá trình này diễn ra liên tục trong những hình thái kiến trúc. Tất cả các thành phần phải được kết hợp chặt chẽ nhất có thể, với các ranh giới đóng vai trò như một mối nối trung gian (an intermediate connector) giữa những nhân tố có cùng kích thước (quy tắc 3).
Các lực chức năng và hình học (functional and geometrical forces) tạo nên một trật tự phạm vi gần đúng (an approximate scaling hierarchy) nếu bộ khung kết nối được cho phép để phát triển một cách tự do nhất có thể. Những bề mặt phân dạng, những ranh giới kết nối, những sự kết hợp hình học, và những sự tập hợp theo nhóm tất cả đều dựa trên những mảng nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa, những mảng này xác định các điểm nối (the joins) cùng những nhân tố trung gian (quy tắc 4 và 5). Sự gắn kết về hình học chỉ có thể đạt được nếu chúng ta áp dụng những quy tắc về thiết kế cho những phạm vi khác nhau một cách công bằng cũng như phải chắc chắn là không được xem nhẹ/bỏ bê (neglect) bất cứ phạm vi thiết kế riêng biệt nào. Các quy tắc kết hợp vận hành nhằm đạt được những kết quả khác nhau về mặt định tính (qualitatively different results) trên các phạm vi khác nhau. Luôn luôn tồn tại những lý do căn bản về toán học để giải thích tại sao ngành kiến trúc và thiết kế đô thị nếu được cho phép tự do một cách tối đa thì chúng sẽ phát triển bằng cách tuân theo những quy trình độc lập về phạm vi (scale-independent processes) (xem chương 3, Quy tắc chung cho sự phân bố các kích thước).
Nỗi ám ảnh của chúng ta trong thời đại ngày nay về độ thẳng (straightness) thật sự đã làm triệt tiêu đi cấu trúc thứ bậc. Một đường thẳng được giới hạn bởi các điểm cuối của nó, vì thế bất cứ một nhân tố thiết kế thẳng một cách tuyệt đối nào cũng có một phạm riêng lẻ cố định, tương ứng với độ dài của nó. Mặt khác, một đường cong đơn giản hay phức tạp có những phạm vi con (subscales) được xác định bởi những góc cong của nó (its inflections) và phong phú hơn nhiều về mặt toán học nhờ vào cấu trúc con theo thứ bậc của nó. Việc làm thẳng một đường kẻ sẽ loại bỏ tất cả các phạm vi trung gian của nó, do đó cũng làm mất đi mọi khả năng tương tác và kết hợp về hình học trên những phạm vi nhỏ hơn của chúng. Vì lí do này, kiến trúc truyến thống và kiến trúc bản địa (traditional and indigenous architecture) chỉ gần thẳng mà thôi. Nó được gắn kết cực kĩ chặt chẽ nhờ xác định được những phạm vi nhỏ hơn dựa vào những sự chệnh hướng rất nhỏ so với thẳng tuyệt đối.

Kết hợp các căn nhà thông qua những nhân tố trung gian
Tại những thành phố hiện đại, mỗi căn nhà được kết nối với nơi làm việc, trường học và cửa hàng thông qua một con đường; nhưng rõ ràng là không có một lý do về hình học nào để mỗi căn nhà liên kết với những căn liền kề nó (do đó vi phạm quy tắc 1 và 2). Những căn nhà có thể chỉ liên kết với nhau một cách gián tiếp, thông qua các nhân tố bổ sung như các cửa hàng, các tuyến đường xung quanh, có chung khoảng sân trước hoặc sân sau (quy tắc 2). Các nhân tố kết nối trung gian (the intermediate connective elements) tồn tại trên một phạm vi khác nhau, mặc dù ngày nay tất cả những phạm vi có kích thước ngang bằng với chính đơn vị con của nó đã bị loại bỏ. Thậm chí nếu một căn nhà được kết hợp với sân của chính nó- trường hợp này hiếm khi diễn ra đối với những căn nhà được xây dựng trong suốt thế kỉ 20- chúng ta thừa hưởng những cặp đôi nhà-sân (house/yard pairs) không kết hợp với nhau. Rất nhiều người mong muốn điều đó, tuy nhiên họ đang bị bối rối/phân vân giữa nhu cầu về sự riêng tư với sự cô lập về hình học (need for privacy with geometrical isolation).
Sự ghép đôi theo kiểu châu cổ điển Châu Âu kết hợp các cửa hàng với nhà ở theo trục dọc trong những tòa nhà 3 hoặc 4 tầng, với các căn hộ nên trên mỗi cửa hàng. Không gian thương mại tương phản và kết hợp thành công với không gian cư trú (residential space) (quy tắc 1). Tận dụng càng nhiều chức năng của các không gian thương mại thì quy mô của không nó sẽ gấp càng nhiều lần không gian cư trú, tỉ lệ 1:2, hoặc 1:3 là hợp lý, thỏa mãn phạm vi được đề nghị (quy tắc 6). Những thành phố tại Mỹ tận dụng mô hình kết hợp theo trục dọc này một cách rộng rãi cho đến những năm 1940. Trọng tâm là những đơn vị nhà ở (residential units) kết hợp gián tiếp với nhau thông những đơn vị thương mại (commercial units) - điều không thể diễn ra trong một tòa nhà chung cư 4 tầng đơn thuần như ngày nay (quy tắc 2). Điều ngược lại- quy vùng/quy hoạch tất cả các tòa cao ốc văn phòng để 4 tầng dưới cùng vủa chúng dành cho nhà ở- là cách thức nhanh nhất để mang các khu buôn bán, kinh doanh vào cuộc sống.
Một sự kết hợp phổ biến tại Anh là phải có một chuỗi từ 5 đến 10 căn nhà có chung một sân sau lớn hoặc một ô vuông/ quảng trường (square) để cho những căn nhà này kết hợp thông qua không gian xanh (bao phủ một diện tích khoảng gấp 3 lần căn nhà). Trẻ em nhờ dó có một công viên xe hơi đồ chơi cho riêng chúng thay vì những khoảng sân sau nhỏ hẹp hơn và bị tách biệt. Nước Mỹ đã trải nghiệm hệ quả tất yếu (the corollary) của giải pháp này trong những năm 1920: một chuỗi các căn nhà có chung một khoảng sân trước lớn được bảo dưỡng bởi thành phố. Các nhóm nhà ở này đối diện với một công viên mini tồn tại ở một vài hình thái khác nhau. Một kiểu trong số này bao gồm các căn nhà được xây dựng đối diện với một quãng trường hãy một ngõ cụt (facing a square or cul-de-sac road). Trong số đó, vị trí thành công nhất có mô hình này là nằm xung quanh một cái hồ. Ngày nay, các chuỗi nhà ở-công viên như thế đã bị phá hủy bởi việc cắt bỏ không gian để xây dựng một con đường bao quanh, chính nó đã xóa bỏ đi sự kết hợp cốt yếu.
Các lối đi vuông góc với những tuyến đường địa phương để các không gian giữa những căn nhà (chương 1, Lý thuyết mạng đô thị). Những lối đi cắt ngang này tạo nên một chuỗi nhiều căn nhà như một đơn vị ngoại ô vậy (a suburban units) bằng cách bao quanh nó. Các khu đất giáp với nhau theo cả 3 mặt; tuy nhiên, những căn nhà cổ có một ngõ sau rất hữu dụng, các những lối đi cắt ngang tồn tại giữa tất cả những căn nhà này. Một mô-đun đô thị (an urban module) bao gồm nhiều chuỗi từ 5 đến 8 căn nhà, cùng với một công viên liền kế và 4 nhân tố thương mại hoặc dân sinh (four commercial or civic elements); trở thành nền tảng cho quy hoặc khởi đầu và sự phát triển tại Savannah, Gruzia (Bacon, 1974). Mỗi chuỗi 5 căn nhà được phân định bởi một tuyến đường bao quanh, các chuỗi nhà ở khác và 4 cao ốc lớn hơn được bao quanh bởi công viên. Mô-đun này được lặp đi lặp lại nhiều lần trước khi nảy sinh nhu cầu về những loại hình nhân tố khác, chính xác là được đòi hỏi bởi các quy tắc của hệ thống.

Những bài học từ thế giới thứ 3
Chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ việc nghiên cứu quá trình tăng trưởng tự nhiên của kết cấu đô thị khi nó diển ra trong trong các favelas và các khu dân cư tạm bợ (squatter settlements) tại thế giới thứ 3. Chúng không bị giới hạn bởi các sắc lệnh/quy định quy hoạch chính thức (official zoning ordinances) hay một hệ thống các tuyến phố theo đường kẻ ô hình chữ nhật, quá trình phát triển bị kiểm soát bởi chủ tư nhân, và có xu hương tuân theo gần như hoàn toàn các quy tắc cấu trúc của một hệ thống phức tạp đang phát triển (a developing complex system) (Lozano, 1990). Tất nhiên, các điều kiện sống thì tồi tệ (deplorable), gần như hoàn toàn thiếu hụt về hệ thống vệ sinh, nước sạch cũng như các dịch vụ công ích… tuy nhiên, bên dưới sự nghèo khổ và bẩn thiểu đó là một bức tranh minh họa thế giới hiện thực (a real-world illustration) của sự gắn kết đô thị. Một điểm quan trọng nữa đó là sự phát triển của những khu nhà sụp xệ hay các thị trấn bản địa (shanty or indigenous towns) coi trọng và dựa theo địa hình tự nhiên (natural topography) mà chưa từng có hình thái đô thị nào khác đã từng làm (Ribeiro, 1997). Trong một điều kiện lý tưởng, chúng tôi mong muốn tăng cường một số (nhưng không quá nhiều) sự liên kết cho mô hình favela (the favela model).
Quá trình phát triển thú vị minh họa cho các lực đô thị tự nhiên (natural urban forces) đã diễn ra với sự xuất hiện tràn lan của các căn nhà bất hợp phát trong các thành phố thuộc địa thế kỉ 19. Tại một sô vùng của Cairo, người ta tận dụng mái nhà của các căn hộ tại những tòa nhà thương mại cao tầng, vì thế ngày nay có một thành phố tách biệt theo hai chiều được xây dựng trên đỉnh của những cao ốc văn phòng gây nhiều ấn tượng này. Đây là một sự kết hợp theo chiều dọc chưa được chấp nhận chính thức giữa không gian cư trú và không gian văn phòng. Tại một số tiểu bang phía nam nước Mỹ, những người vô gia cư (homeless persons) cư trú bên dưới những trạm giao thông cao tầng nằm trên đường cao tốc: một sự kết hợp theo chiều dọc giữa không gian cư trú và không gian giao thông vẫn tải. do các lực đằng sau những hiện tượng này (these phenomena) không được hiểu đúng nên chúng bị đối xử như là một nỗi phiền toái (a nuisance) và vẫn còn uncoordinated). Tuy nhiên áp lực dân số đảm bảo cho sự tồn tại tiếp tục của chúng.
Hầu hết những bài viết về cấu trúc đô thị đều chỉ trích các favelas vì “sự lộn xộn không có hình dạng rõ rệt” của chúng (their formless sprawl). Các tác giả chỉ hiểu biết chút ít về tính phức hợp trong hình thái hoặc chức năng, họ đang dựa theo những tuyên bố trong cuộc chiến về các hình thái đô thị lũy tích (cumulative urban forms), và những cấu trúc liên tiếp, có hệ thống như đã được biên soạn bởi Le Corbusier trong hiến chương Athens năm 1993. Chú ý quan hệ nhân quả (the causality) của các phạm vi được thể hiện trong một favela điển hình: các phạm vi nhỏ hơn- chẳng hạn như những tòa nhà riêng lẻ- thường có trước một phạm vi lớn được phân định bởi một mạng lưới các tuyến đường hoặc lối đi. Quan hệ nhân quả này bị đảo ngược trong quy hoạch-nơi mà cơ sở hạ tầng phạm vi lớn được bố trí trước, rồi rất lâu sau đó mới đến các căn nhà hay những công trình khác. Mọi người có thể thấy được các hệ thống lai (hybrid systems) của các khu ô chuột, nơi mà chính quyền áp đặt một hệ thống đường kẻ ô hình chữ nhật bao gồm nhiều tuyến đường rộng rãi trong khi lại bỏ quên những công trình nhà ở của cư dân, một sự thiếu hụt đáng kể (a notable lack) của sự gắn kết có hệ thống như đã được nhận thấy trong những hệ thống tự do hoàn toàn.

Độ ổn định và những kết nối mới xuất hiện (Stability and emergent connections)
Chúng tôi không phải đang đề xuất một cái nhìn phá cách về kiên trúc (an anarchic view of architecture) hay là hoàn toàn đối lập. Những hệ hống chỉ phát triển một cách ngẫu nhiên hiếm khi dẫn đến bất cứ một hình thái trật tự nào, hoặc đơn giản, hoặc phức tạp. Giống như trong các cơ thể sinh vật sống, tính phức hợp sâu sắc về cấu trúc và chức năng được điều phối một cách cẩn thận bởi một một kết hoạch chi tiết về di truyền lẫn các cơ chế điều tiết tinh vi (delicate regulatory mechanisms) dựa trên thông tin phản hồi và sự cân bằng. Vì thế, việc phá vỡ những cơ quan điều tiết này sẽ dần đến những bệnh lý như ung thư (cancer), hay không thể phục hồi sau khi chịu sự xâm lấn của bệnh lý từ bên ngoài vào (an external pathologenic invasion). Đây là đặc điểm mà một “thàn phố sống” khác biệt với một favela; một thành phố có trật tự bổ sung để khác phục những vấn đề của những favela mà không làm mất đi mức độ hiệu quả của đời sống hiện có. Trọng tâm là khai thác các lực để chúng có thể kết hiệp với nhau.
Các lực kết nối hoạt động dựa trên hình học đô thị, thúc đẩy nó hướng đến một hình thái đặc trưng trong từng trường hợp cụ thể. Những kiến trúc sư- những người mong muốn áp đặt trật tự trong tưởng tưởng của riêng họ- phớt lờ các lực đang cố gắng định hình môi trường. Những hành động bao gồm ngăn cấm mọi người tạo ra những lối đi chéo (diagonal paths) cũng như cưỡng chế chúng thay cho một vỉa hè thiếu tiện nghi (Gehl, 1987; Whyte, 1980). Khi Xua đuổi những người bán thức ăn đường phố (street food vendors) và thay bằng những ki-ốt nằm trong các tòa nhà là chúng ta đã bỏ qua một nhu cầu thực tế về thức ăn chế biến sẵn tại địa điểm đó. Thiết kế đô thị đương đại mong muốn duy trì sự hiện diện của nó chống lại các lực đô thị. Đây là một sự tìm kiếm hoàn toàn vô ích, bởi vì nó cố ngăn chặn những quy trình tự nhiên của quá trình tự sắp xếp. Những lực đó sẽ mãi hoạt động chống lại bất cứ hình thái áp đặt nào, cũng như một phần lớn năng lượng sẽ được dùng để duy trì thiết kế ban đầu, ngăn cản sự xuất hiện của những kết nối.
Khái niệm cơ bản về sự ổn định trong các hệ thống vật lý nhấn mạnh rằng các trạng thái (states) chỉ tồn tại lâu dài nếu chúng được chống đỡ: nếu như năng lượng của chúng là tất cả các lực biến đổi nhỏ mang tính tất yếu sẽ củng cố trạng thái thay vì làm nhiễu loạn chúng. Một trạng thái đô thị cân bằng động
(a dynamically stable urban state) là trạng thái chứa đựng một số lượng cực lớn những kết nối về hình học và chức năng trên nhiều phạm vi khác nhau. Một số sẽ tách ra thành những nhân tố mới một khi chúng tăng trưởng. Các quy trình phụ thuộc vào thời gian như thế này (these time-dependent processes) có tính tự lực/độc lập (self-sustaining) ở mức độ trung bình. Cũng theo cách này, các tòa nhà truyền thống có sự kết nối tốt với kết cấu đô thị mang lại sử cân bằng ổn định cho cả một vùng như là kết quả từ thiết kế của chúng. Các tòa nhà đương đại theo quy tắc thì không hề kết nối với nhau: chúng thất bại trong việc tạo ra những môi trường dành cho con người bởi vì các kiến trúc sư đã hiểu sai (hoặc hi vọng đảo ngược tình hình một cách vô ích) phương hướng phát triển tự nhiên của các hình thái đô thị.

Kết nối các mô-đun trên phạm vi lớn nhất
Những nhân tố đô thị lớn đạt được thành công đều có được tính phức hợp bên trong vô cùng phong phú (a rich internal complexity) và một số lượng khổng lồ các liên kết giữa những nhân tố đô thị nằm cạnh nhau (Jacobs, 1961). Trong khi sự tương phản là điều thiết yếu trên phạm vi nhỏ thì nó có thể phá hoại trên phạm vi lớn (quy tắc 4). Như đã được thảo luận ở phần trước, không nên đặt những khu vực rộng lớn nằm cạnh nhau, mà nên tập trung những chứng năng giống nhau dọc theo một mặt phân giới rõ ràng (a sharp interface). Cấu trúc con cũng phải hiện diện để tăng cường các ranh giới kết nối cũng như các vùng chuyển tiếp (quy tắc 2 và 3), nếu khu thì một khu vực sẽ làm tổn hại đến khu vực khác.
Ngày nay, rất nhiều công trình xây dựng bất ngờ đặt 2 hay 3 hình thái đồng nhất ở phạm vi lớn (two or three homogeneous large-scale forms) nằm cạnh nhau mặc dù các chức năng mật độ cao (high-density functions) của chúng khác nhau: tòa nhà văn phòng khổng lồ kế bên một tuyến đường cao tốc, một dãy cửa hàng kế bên một bãi đỗ xe rộng lớn, một tuyến đường quốc lộ đông đúc kế bên nhưng căn nhà riêng, một tòa căn hộ cao tầng kế bên một bãi cỏ khổng lồ. Những mẫu hình này (archetypes) của kết trúc đương đại vi phạm quy tắc 5 và 6.
Giả định rằng chúng ta tập hợp các đơn vị đô thị hiện nay lại với nhau- các cửa hàng, văn phòng, căn hộ, đường phố, lối đi bộ, vỉa hè và cây xanh- vào trong một mô-đun (quy tắc 1). Nếu mô-đun này tạo nên một đơn vị hoạt động (a working unit) thì nó sẽ được kết hợp với những thứ khác- đại khái là có cùng phạm vi kích thước, để hình thành một đơn vị lớn hơn. Những xác suất có thể xảy ra có thể là một tòa nhà dân sự hoặc công quyền, trụ sở công ty, khu phức hợp thể thao, khách sạn lớn, hay một ngành công nghiệp nhỏ không gây ô nhiễm (a small non-polluting industry). Thậm chí đến khi đó, chúng ta cũng không nên chỉ lặp lại tổng thể mới và có quy mô lớn hơn này, thay vào đó là nhắm đến việc xác định một mô-đun bổ sung lớn hơn chứa đựng một số thành phần tương tự. Trọng tâm không phải là lặp lại mọi đơn vị một cách đơn điệu (quy tắc 2), nhưng là để đạt được sự kết hợp trên mọi phạm vi. Không có gì là sai trái nếu chúng ta lặp lại những đơn vị con trong một tổng thể lớn hơn, những quá trình lặp lại đó bản thân nó không tạo ra được những sự liên kết: chính những nhân tố ranh giới chung mới đảm nhận vai trò đó (quy tắc 3).
Một khu vực xanh (a green area) sẽ vận hành tốt với điều kiện phải có những sự khác biệt bên trong nó (Jacobs, 1961). Những công viên thành công không bao giờ đồng nhất, những gắn kết những lối bộ được lát đá, những đường mòn trải sỏi, cỏ, những bụi cây được vui xới, cây xanh cùng với sự phát triển còn hoang dại (wild growth). Cánh rừng chưa phát triển nằm phía bên trái các hành lang tuy rất hẹp những chúng giúp đạt được sự đa dạng hợp lý cần thiết cho sự kết hợp bên trong (internal coupling). Các chuyên gia môi trường lập luận rằng những đường kẻ ô của không gian xanh hoang dã cung cấp một môi trường sống đô thị mini (a minimal urban habitat) cho một số loài sinh vật hoang dã (Van der Ryn và Cowan, 1996). Tuy nhiên, một công viên đô thị rộng lớn chỉ an toàn khi nó được đông đảo khách viếng thăm (Jacobs, 1961; Whyte, 1980). Điều cần thiết là phải Kết hợp chúng thông qua một đường ranh giới kết nối bao gồm những nhân tố thương mại và nhà ở, tốt nhất là không bị chia cắt bởi một tuyến đường. Một đường viền dân cư liên tục (a continuously populated rim) đảm bảo cho một khu vực xanh an toàn hơn trong phần lớn thời gian trong ngày. Thành phố có thể kết nối với những công viên lớn hơn bằng cách lắp ghép các nhân tố đô thị với các tuyến đường của chúng, và bằng cách thành lập những khu dân cư mới ở các đường biên, cắt giảm ở khu trung tâm.

Kết luận
Một số đề xuất đã được đưa ra, nếu được áp dụng, có thể cải thiện nhanh chóng sự gắn kết của kết cấu đô thị. Những đề nghị được dựa trên các quy tắc trong gắn kết hình học có nguồn gốc từ lý thuyết đô thị phức tạp. Các kết quả mang lại giá trị lớn bởi vì chúng hỗ trợ cho những giải pháp đô thị hoạt động theo bản năng, mặc dù chúng có thể tàn phá kết cấu đô thị nhưng lại đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong thời đại ngày nay. Bởi vì những nhà quy hoạch đô thị trong những năm 1940 tuân theo các quy tắc với mục tiêu mang lại những kết nối tầm ngắn. Sự nhầm lẫn căn bản về hình học đô thị dẫn đến sự phân tách của các chức năng, và trở thành một sự ám ảnh như hiện nay. Kết quả là thành phố hiện đại bị tách rời một cách có chủ đích: về phương diện toán học, đó là sự ngẫu nhiên. Các khu vực bán lẻ bị cắt rời khỏi những khu dân cư liền kề, để lại những khoản đất trống ở ngoại ô chỉ chứa đựng những căn nhà và những bãi cỏ trang trí hoàn toàn tách biệt nhau, và để lại một lớp vỏ trống rỗng (an empty shell) vào ban đêm. Người ta nghĩ rằng sự liên kết và lặp lại của những đơn vị giống hệt nhau sẽ kết nối chúng, nhưng thực tế lại không phải vậy. Thực hiện những quy tắc được đưa ra ở trên có thể giải quyết nhiều vấn đề trong thiết kế đô thị, hay ít nhất cũng giúp hiểu biết rõ ràng hơn về những căn nguyên của chúng.


BÀI LIÊN QUAN:

1 nhận xét:

  1. Mình đã tìm thấy các thông tin cần thiết ở đây, cảm ơn bạn. Mình cũng muốn giới thiệu về một Công ty dịch thuật uy tín - Công ty dịch thuật miền trung - MIDtrans , trụ sở chính chính tại địa chỉ 02 Hoàng Diệu, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có Giấy phép kinh doanh số 3101023866 cấp ngày 9/12/2016 là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật, phiên dịch dành các cá nhân. Hệ thống thương hiệu và các Công ty dịch thuật con trực thuộc: dịch thuật sài gòn midtrans - dịch thuật miền trung tại địa chỉ A12.1 _ Phú Hoàng Anh – Đường Nguyễn Hữu Thọ – Q7 – TPHCM là địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng TP Hồ Chí Minh ; dịch thuật công chứng sài gòn 247 , địa chỉ 47 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1 TP HCM, dịch thuật đồng Nai : địa chỉ Đường Bùi Văn Hòa, Tổ 5 KP 11, Biên Hòa, Đồng Nai là nhà cung ứng dịch vụ dịch thuật uy tín hàng đầu tại Đồng Nai; vietnamese translation : dịch vụ dịch thuật cho người nước ngoài có nhu cầu, giao diện tiếng Anh dễ sử dụng; dịch thuật công chứng tân bình: nhà cung ứng dịch vụ dịch vụ dịch thuật phiên dịch hàng đầu tại Quận tân bình, TP HCM; dịch thuật công chứng đà nẵng midtrans : Địa chỉ 54 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng, dịch thuật chuyên ngành tại Đà Nẵng; dịch thuật hà nội midtrans : địa chỉ 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội là nhà cung ứng dịch vụ biên dịch, phiên dịch chuyên nghiệp tại địa bàn Hà Nội. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ biên dịch và phiên dịch, dịch thuật công chứng chất lượng cao hơn 50 ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, Nhật, Hàn, Trung, Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Ba Lan, Phần Lan, Thái Lan, Hà Lan, Rumani, Lào, Campuchia, Philippin, Indonesia, La Tinh, Thụy Điển, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ..vv... Dịch thuật MIDtrans tự hào với đội ngũ lãnh đạo với niềm đam mê, khát khao vươn tầm cao trong lĩnh vực dịch thuật, đội ngũ nhân sự cống hiến và luôn sẵn sàng cháy hết mình. Chúng tôi phục vụ từ sự tậm tâm và cố gắng từ trái tim những người dịch giả.Tự hào là công ty cung cấp dịch thuật chuyên ngành hàng đầu với các đối tác lớn tại Việt nam trong các chuyên ngành hẹp như: y dược (bao gồm bệnh lý), xây dựng (kiến trúc), hóa chất, thủy nhiệt điện, ngân hàng, tài chính, kế toán. Các dự án đã triển khai của Công ty dịch thuật chuyên nghiệp MIDtrans đều được Khách hàng đánh giá cao và đạt được sự tín nhiệm về chất lượng biên phiên dịch đặc biệt đối với dịch hồ sơ thầu , dịch thuật tài liệu tài chính ngân hàng, dịch thuật tài liệu y khoa đa ngữ chuyên sâu. Đó là kết quả của một hệ thống quản lý chất lượng dịch thuật chuyên nghiệp, những tâm huyết và kinh nghiệm biên phiên dịch nhiều năm của đội ngũ dịch giả của chúng tôi. Hotline: 0947688883. email: info@dichthuatmientrung.com.vn . Các bạn ghé thăm site ủng hộ nhé. Cám ơn nhiều

    Trả lờiXóa