Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

CHƯƠNG 8: CẤU TRÚC CỦA CÁC NGÔN NGỮ MÔ HÌNH



THE STRUCTURE OF PATTERN LANGUAGES
Trích dịch từ Sách Principles of urban struscture, của Nikos Salingaros
Đoạn này, tác giả bàn về 253 mô hình của
Christopher Alexander

                                                                    Người dịch: Nguyễn Quý Tự Lập


Các ngôn ngữ mô hình (pattern languages) giúp chúng ta đối phó với sự đa dạng và phức tạp vô cùng phong phú trong các hệ thống, từ phần mềm máy tính cho đến các công trình và các thành phố. Mỗi “mô hình” đại diện cho một quy tắc chi phối một bộ phận hoạt động nào đó của một hệ thống phức tạp, và ứng dụng (the application) của các ngôn ngữ mô hình có thể được thực hiện một cách có hệ thống. thiết kế mong muốn kết nối nhân loại lại với nhau cần có thông tin chứa đựng trong một ngôn ngữ mô hình. Chương này mô tả cách thức làm thế nào để sử dụng hiệu quả các ngôn ngữ mô hình hiện có, làm thế nào để phát triển chúng cũng như tìm hiển quá trình tiến triển của chúng. Mảng hình học kết nối (the connective geometry) của các mặt phân giới đô thị được rút ra từ những mô hình cấu trúc của Christopher Alexander.

Phần mở đầu
Chúng tôi theo dõi thế giới xung quanh và học hỏi cấu trúc của nó bằng cách rút ra nguyên nhân và hệ quả (cause and effect), và bằng cách dẫn chứng những giải pháp có tính định kỳ (recurring solutions) thu được ở nhiều điều kiện khác nhau. Những quy tắc theo kinh nghiệm đó, đại diện cho những quy tắc trong ứng xử (regularities of behavior), được gọi là những “mô hình”. Các mô hình thị giác là sự biểu hiện đơn giản nhất của khái niệm mô hình (Salingaros, 1999). Có nhiều mô hình mà trí óc con người khó có thể kiểm soát được: chúng ta được thừa hưởng những hành động và những phản ứng (actions and reactions) đảm bảo cho sự tồn tại của chúng ta. Các mô hình khác có thể học được, và hình thành nên sự mở rộng nhân tạo của trí óc con người (an artificial extension of the human mind). Khả năng quan sát những mô hình mang lại cho chúng tác lợi thế để vừa thích ứng vừa biến đổi môi trường sống của chúng ta. Dĩ nhiên, tính phức tạp/phức hợp bao bọc quanh một mô hình nào đó trong từng môi trường riêng biệt phải được làm rõ theo từng phần để nắm được cơ chế cơ căn bản của nó.
Ngôn ngữ của một nhóm các ngôn ngữ tạo làm cơ sở (the groundwork) cho bất kì quy tắc nào- không thuộc bản chất của trí tuệ con người- đã được giữ gìn một cách cẩn trọng trong quá khứ. Nhiều mô hình trong mối tương quan của con người  được hệ thống hóa vào các tôn giáo, những câu chuyện thoại (myths) và những thiên sử thi văn chương (literary epics). Khả năng hiểu biết chung phát triển từ những phát hiện có tính mở đường được tích lũy qua nhiều thế hệ. đây là một quá trình hoàn toàn bình thường. khoa học dựa trên toán học về khả năng sắp xếp dữ liệu và giải thích các hiện tượng nhờ vào những quy tắc, hoặc những mô hình logic  (logical patterns) (Steen, 1988). Những đột phá (breakthroughs) xảy ra khi các mô hình tại khu vực liên kết với các mô hình tại những khu vực khác.
Chương này thảo luận về các ngôn ngữ liên kết những mô hình lại với nhau. Một ngôn ngữ mô hình chứa đựng thông tin kết nối hữu ích (useful connective information), thông tin này giúp chúng ta vừa tiếp nhận những mô hình vừa áp dụng chúng. Chúng ta sẽ quan sát cấu trúc của một ngôn ngữ mô hình về khía cạnh đặc trưng của quá trình kết hợp những mô hình. Cách tiếp cận như thế tiết lộ trật tự của các mô hình theo không gian, thời gian, và theo các chiều kích con người (human dimensions). Chúng tôi sẽ giả định người đọc quen thuộc với các mô hình kiến trúc của Christopher Alexander đã được xuất bản trong Ngôn ngữ mô hình (Alexander, 1977). Mặc dù đã được giới thiệu trong lĩnh vực kiến trúc hơn hai mươi năm trước nhưng tầm quan trọng thực sự của nó chỉ được đánh giá cao bởi một số ít các nhà hoạt động thực tiễn. Các mô hình là một công cụ đầy sức mạnh (a powerful tool) trong việc kiểm soát những quy trình phức tạp, nhưng do những hiểu biết sai lầm, chúng đã không đóng vai trò to lớn nào trong thiết kế kiến trúc. Thay vào đó, các mô hình đã đạt được những thành công ngoài mong đợi trong khoa học máy tính/công nghệ thông tin (computer science).
Thính giả/độc giả (the audience) của chương này là bất cứ ai quan tâm đến việc kết nối những thiết kế của họ với con người. Chúng tôi sẽ cho thấy rằng điều này sẽ không thể được thực hiện nếu không có những mô hình kết hợp chặt chẽ với nhau. Sau khi mô tả một cách tổng quát mô hình là gì, và cách thức mà chúng có thể kết hợp, tôi sẽ thảo luận về mối quan hệ giữa các mô hình và khoa học. Lý thuyết đồ thị (graph theory) minh họa trực quan một số khía cạnh then chốt của các ngôn ngữ mô hình: làm thế nào để các mô hình kết hợp để tạo thành những mô hình ở cấp độ cao hơn (higher-level patterns) chứa đựng những thông tin mới; làm thế nào để những mô hình được liên kết tồn tại trong ở nhiều cấp độ khác nhau; làm thế nào để tìm ra những mô hình trong một ngôn ngữ mới; và làm thế nào để để một ngôn ngữ mô hình phát huy tác dụng thông qua cấu trúc kết nối của nó, độc lập với với từ mô hình riêng lẻ. Một mối quan tâm lớn đó là làm thế nào mà một ngôn ngữ mô hình bị phá hủy bởi sự áp đặt của những quy tắc độc đoán về phong cách nghệ thuật và phản mô hình (the imposition of arbitrary stylistic rules and anti-patterns)- thường bị hiểu nhầm với mô hình. Con người cố gắn biến đổi một xã hội bằng cách biến đổi ngôn ngữ mô hình kiến trúc của nó. Ứng dụng về hình học của các mặt phân giới đô thị được rút ra từ cách tiếp cận của các mô hình này.
Trong Ngôn ngữ mô hình, Alexander và đồng nghiệp đã rút ra 253 giải pháp hay thiết kết “các mô hình” tuần hoàn trong lĩnh vực kiến trúc, chẳng hạn như nhu cầu về BÃI ĐỖ XE NHỎ (SMALL PARKING LOTS) (#103), hay BAN CÔNG RỘNG 6 BÀN CHÂN (SIX-FOOT BALCONY)- độ sâu tối thiểu để chúng phát huy tác dụng –(#167) (Alexander, 1977). Họ lập luận rằng những thiết kế xây dựng trái với những mô hình đã được rút ra kém thành công hơn nhiều so với những thiết kế tuân theo chúng. Tác phẩm của Alexander tập trung vào một mô hình bao gồm một tuyên bố khái quát triết lý về một chủ đề cụ thể (ví dụ như CÁC BÃI ĐỖ XE NHỎ): các bãi đỗ xe rộng lớn làm hủy hại đất đai dành cho con người”.
Chúng tuân theo tuyên bố về mô hình bởi lập luận ủng hộ mô hình: dữ liệu thống kê (statistical data); một phân tích khoa học; khám phá sự xuất hiện đồng thời của mô hình này trong các nền văn hóa hoàn toàn khác biệt; các nguyên do về tâm lý, cấu trúc và văn hóa…ví dụ, thảo luận dựa theo những mô hình trên bao gồm: “…kết cấu của một xã hội bị đe dọa bởi sự hiện diện duy nhất của xe hơi, nếu các khu vực dành cho đậu đỗ xe chiếm hơn 9 hay 10% diện tích đất của cộng đồng…các bãi đỗ xe rất nhỏ tốt hơn nhiều cho môi trường so với những bãi đỗ xe lớn, thậm chí khi tổng diện tích của chúng là bằng nhau. …các bãi đỗ xe lớn, thích hợp cho xe hơi, mang tất cả những đặc điểm lỗi (wrong properties) cho con người.
Một mô hình kết thúc với sự sắp xếp của các điều kiện bắt buộc trong thực tế, để giúp kết hợp mô hình vào một thiết kế trên thực tế. Ví dụ: “làm nhỏ các bãi đỗ xe, phục vụ từ 5 đến 7 xe hơi trở xuống, mỗi bãi được bảo bọc bởi những mảng tường, bờ rào, mô dốc, và cây xanh trong vườn, để có thể nhìn thấy xe hơi từ bên ngoài…”
Nhiều sự phê bình đối với Ngôn ngữ mô hình của Alexander là có giá trị ở mức độ nào đó- nó phản ánh triết lý/triết học (the philosophy) của những năm 1960, rằng thật không hề dễ dàng để kết hợp triệt để vào thiết kế và quy hoạch đương đại, vì thế nó phớt lờ hầu hết những gì được cho là quan trọng trong kiến trúc của thế kỉ 20- nhưng những điều đó bị so sánh một cách tầm thường so với thông điệp quan trọng mà nó mang đến. Chương này sẽ cố gắng để chỉ rõ rằng bất kỳ thiết kế nào bỏ qua các mô hình sẽ không bao giờ có thể kết nối với con người.
Kết hợp các mô hình Alexanderine
Bạn có thể kết hợp các mô hình thiết kế theo vô số cách khác nhau. Tuy nhiên, những quy tắc kết nối- chẳng hạn như ngôn ngữ-  chỉ được phát họa một cách ngắn gọn. Để có được sự hiểu biết về mối quan hệ giữa các mô hình, bạn phải quay trở lại với những tác phẩm trước đây của Alexander (Alexander, 1964; Alexander, 1965). Ngoài chương 16 trong tác phẩm Quy luật/Cách thức muôn thuở trong xây dựng (The Timeless Way of Building) (Alexander, 1979), chính Alexander cũng không chú trọng đến sự tổng hợp giữa các mô hình (the synthesis between patterns).Bất cứ mô hình yếu kém được nhận thấy nào cũng có thể nằm trong các mô hình riêng lẻ, nhưng đó rất có thể là kết quả của việc thiếu hiểu biết về ngôn ngữ tổ hợp của chúng (their conminatorial language). Mặc dù các mô hình thiết kế được việc theo kiểu Alexanderine gián tiếp nói đến khả năng kết nối của chúng với những mô hình khác (trong phần mở đầu hoặc tái bút), thật là khó để có thể hình dung ra chúng nếu không có một bản đồ kết nối (a connective map). Thậm chí các kiến trúc sư- những người sử dụng các mô hình- cũng có khuynh hướng không nhận thức được các thức mà các mô hình liên kết với nhau, do đó thường xuyên dẫn đến sự thiếu gắn kết trên quy mô lớn.
Trong một quá trình phát trển hoàn toàn không theo dự kiến (in an entirely unanticipated development), định dạng Ngôn ngữ Mô hình đã mang lại ứng dụng căn bản trong lập trình máy tính. Bất cứ giải pháp chương trình nào tái xuất hiện trong các khoảng cách tách biệt đều có thể được nhận diện như là một “mô hình”, rồi sau đó được tái sử dụng như một đơn vị. Hiện nay những mô hình được thừa nhận như một một khung lý thuyết có tác động mạnh (a powerful theorectical framework) khi gắn kết các chương trình máy tính phức tạp (Coplien và Schmidt, 1995; Gabriel, 1996; Gamma, Helm; Johnson và Vlissides, 1995). Những người khởi xướng các mô hình phần mềm tin rằng các mô hình có thể trợ giúp giải quyết hàng loạt những vấn đề thực tiễn mà nếu không có chúng thì sẽ vô cùng cồng kềnh hoặc tiêu tốn nhiều thời gian (too cumbersome or time-consuming).
Để mang đến cho độc giả nhận thức rõ ràng hơn về khái niệm các mô hình kết nối với nhau, chúng tôi liệt kê một số ví dụ về sự kết hợp.
-         Một mô hình chứa đựng hay bao hàm môt mô hình khác có quy mô nhỏ hơn
-         Hai mô hình bổ sung cho nhau, cái này cần đến cái kia để đạt được sự hoàn thiện.
-         Hai mô hình giải quyết những vấn đề chồng chéo lên nhau và cùng tồn tại ở cùng một cấp độ.
-         Hai mô hình giải quyết cùng một vấn đề theo những cách khác nhau nhưng có hiệu lực ngang nhau.
-         Những mô hình khác biệt có cấu trúc giống nhau, nhờ đó dẫn đến sự kết nối ở cấp độ cao hơn (a higher-level connection).
Với những quy tắc kết nối, hai khía cạnh khác nhau cả một mô hình vận hành trong cùng một phạm vi. Một mặt, các bộ phận bên trong của một mô hình sẽ quyết định sự bao hàm của nó bên trong một mô hình lớn hơn. Mặt khác, chính mặt phân giới quyết định sự chồng chéo (overlap) hay sự kết nối trên cùng một cấp độ. Hai mô hình ở cùng cấp độ có thể ganh đua/đối nghịch (compete), chung sống rời rạc hoặc bổ sung tất yếu cho nhau.
Sự chỉ trích đối với các mô hình Alexanderine nảy sinh từ sự xung đột của chúng (their clash) với thực tiễn kinh tế và quy trình xây dựng hiện nay. Ngôn ngữ Mô hình mở rộng từ phạm vi của chi tiết bề mặt, đến phạm vi của một thành phố rộng lớn và bao trùm toàn bộ tư tưởng của Alexander là làm thế nào để bổ sung tốt nhất cho một môi trường xây dựng mang tính nhân văn hơn (Alexander, 1977). Một số mô hình đô thị thẳng thừng bác bỏ sự đầu cơ đất đai (land speculation) cũng như xây dựng các tòa cao ốc, trong khi đó các mô hình xây dựng tập trung làm rõ đòi hỏi phải chất lượng cao hơn về cấu trúc so với những gì các nhà thầu vẫn thường cung cấp như hiện nay. Cả hai quan điểm này đều đe dọa đến nguồn lợi nhuận trong ngành công nghiệp xây dựng.  Mặc dù vẫn chưa có sự hòa giải rõ ràng cho những sự khác biệt đó, các nhà phê bình về Alexander lại tìm cớ bác bỏ tất cả Ngôn ngữ Mô hình vì cho rằng chúng không thực tế và phi thực tiễn (impractical and unrealistic) (Dovey, 1990). Điều này thật quá thiễn cận (short-sighted).
Một mối quan tâm hệ trọng hơn nữa đến từ những nhà hoạt động thực tiễn- những người cố gắng áp dụng các mô hình Alexanderine để định hình cho môi trường xây dựng. Ngôn ngữ Mô hình không phải, và không bao giờ được cho là một phương pháp thiết kế, và việc kết hợp các mô hình vào trong một dự án thiết kế trên thực tế vẫn luôn luôn là một nỗ lực khó khăn. Tuy nhiên, các kiến trúc sư lại liều lĩnh đòi hỏi một phương pháp thiết kế độc lập (a self-contained design method), và không nhận thấy nó trong các lý thuyết của Alexander, sẽ chấp nhận mọi phương pháp thiết kế mới mẽ hiện nay. Những công cụ mà Alexander đề xuất do đó bị phớt lờ,  và chỉ hữu dụng cho sự phân tích trong quá khứ (retrospective analysis), điều này cũng lý giải cho sự thiếu tác động/ảnh hưởng tương xứng của Ngôn ngữ mô hình (the Pattern Language’s relative lack of impact). Thiết kế quả thực là một công việc vô cùng khó khăn, và tôi muốn trợ giúp trình bài cách thức áp dụng các mô hình trong thực tế.

Một tập hợp các mô hình liên kết cung cấp một bộ khung để bất cứ thiết kế nào cũng có thể được gắn chặt vào đó. Các mô hình không hề quyết định đến thiết kế. Bằng cách áp đặt sự kiểm soát, chúng loại trừ nhiều nguy cơ/khả năng có thể xảy ra (possibilities) trong khi vẫn cho phép một số lượng không giới hạn những thiết kết có tính khả thi. Bó hẹp những nguy cơ/khả năng có thể xảy ra là một phần thiết yếu của một phương pháp thiết kế có tính thực tiễn. Trong trường hợp này, những lựa chọn còn lại kết nối chính xác với con người hoặc về thị giác, hoặc về cảm xúc, về chức năng hoặc bằng cách tạo điều kiện cho những sự tương tác và hoạt động của chúng. Con người có những nhu cầu căn bản về thể chất và cảm xúc (fundamental physical and emotional needs) cần được thỏa mãn bởi môi trường xây dựng, mặc dù ngày nay phần lớn trong số chúng đã bị phớt lờ. Thiết kế kiến trúc chứa đựng, hay tốt hơn nữa là đề cao một bộ khung của các mô hình Alexanderine sẽ “tự nhiên hơn” (more “natural”) so với những thiết kế không áp dụng chúng. 

Trong một “thành phố sống”, các ranh giới xác định và kết nối những vùng khác nhau, và khuyến khích nhiều quy trình có tính nhân văn để mang lại thành công cho thành phố. Những chức năng này có hiện hữu trên phạm vi rộng hay không phụ thuộc vào hệ quả hình học của các ranh giới đô thị: nó phải quanh co và có khả năng thẩm thấu (crinkly and permeable). (Trong toán học, đường như thế được gọi một cách chính xác là một “đường phân dạng”, vì nó không liên tục, cũng không hoàn toàn trôi chảy). Thông tin cần thiết cho chức năng này có trong một số mô hình Alexandrine, chúng kết hợp để mang lại hình học đô thị rõ ràng hoàn toàn khác biệt với những gì được tìm thấy ở những đô thị đương đại.

Trong thực tế, sẽ là một nhiệm vụ hết sức nặng nề nếu chỉ dựa trên một danh mục hoàn chỉnh của các mô hình đã được khám phá để tạo ra một sản phẩm. Một danh sách kết nối được đơn giản hóa có thể cải thiện mạnh mẽ tính hữu dụng (utility) của bất cứ ngôn ngữ mô hình nào. Một thủ tục (a procedure) để tạo nên một bản đồ như thế dựa trên  khái niệm “khoanh” thông tin (“chunking” of information) (Miller, 1956). Mục đích là gộp các mô hình thành các nhóm với khoảng 5 mô hình hoặc ít hơn nữa ở mỗi cấp độ phạm vi. Giả định rằng một người cần thiết kế một thứ gì đó, sử dụng những mô hình có sẵn, họ lấy những nhóm mô hình liên quan nhiều nhất đến vấn đề của họ, rồi sau đó lựa chọn không quá 12 mô hình trong số đó từ một danh mục mô hình hiện có. Nhận diện theo chiều dọc (ví dụ: thời gian, không gian, hoặc kích thước nhóm) phù hợp với quy trình tạo ra sản phẩm cuối cùng, và học hỏi được cách thức làm thế nào mà quy trình sản sinh (generative process) phát triển khi con người nâng dần các cấp độ của phạm vi.
Một khi bản lắp ghép một nhóm các mô hình từ một danh mục, bạn có thể trở lại và phát triển những mô hình khác cho những quy trình có liên quan, chúng sẽ bao gồm những mô hình bị bỏ sót trong vòng đầu tiên. Các nhóm mô hình cho những kết quả khác nhau có thể tách biệt, và không làm xáo trộn sự rõ ràng (clarity) của các nhóm khác. Trong trường hợp của các mặt phân giới đô thị, một vài mô hình có sự liên quan trực tiếp. 

Tôi liệt kê chúng ở đây, và đánh số như trong Ngôn ngữ Mô hình (Alexander, 1977).
13. RANH GIỚI VĂN HÓA NHÓM/TIỂU VĂN HÓA (SUBCULTURE BOUNDARY)
15. RANH GIỚI VÙNG LÂN CẬN (NEIGHBORHOOD BOUNDARY)
42. DẢI CÔNG NGHIỆP (INDUSTRIAL RIBBON)
53. CÁC CỬA NGÕ CHÍNH (MAIN GATEWAYS)
108. CÁC CÔNG TRÌNH KẾT NỐI (CONNECTED BUILDINGS)
119. CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CÓ MÁI VÒM (ARCADES)
121. HÌNH DẠNG LỐI ĐI (PATH SHAPE)
122. CÁC MẶT TIỀN CỦA NHỮNG TÒA NHÀ (BUILDING FRONTS)
124. CÁC NGĂN HOẠT ĐỘNG (ATIVITY POCKETS)
160. RÌA CÔNG TRÌNH (BUILDING EDGE)
165. MỞ RA ĐƯỜNG PHỐ (OPENING TO THE STREET)
166. ĐƯỜNG VIỀN HÀNH LANG (GALLERY SURROUND)
12 mô hình này đóng vai trò là một cơ sở kinh nghiệm (an empirical foundation) cho ngành hình học của các mặt phân giới đô thị.
Đảo ngược trật tự của các mô hình
Alexander đánh số các mô hình theo kích thước giảm dần, còn tôi sẽ đảo ngược trật tự trong danh sách trên để phục vụ cho cuộc thảo luận của chúng ta. ĐƯỜNG VIỀN HÀNH LANG đề xuất rằng chúng ta có thể đi bộ xuyên qua một vùng kết nối (a connecting zone), chẳng hạn như một ban công để cảm thấy được kết nối với thế giới bên ngoài. MỞ RA ĐƯỜNG PHỐ là một hệ quả tất yếu (the corollary): những người đứng trên vỉa hè có thể cảm thấy được kết nối với các chức năng bên trong một tòa nhà, được tạo nên bởi những phần mở ra trực tiếp. RÌA CÔNG TRÌNH cũng thế, nó thúc đẩy cuộc sống, các nên những điểm nút cho người đi bộ và có hình dạng uốn khúc cần thiết như họ đòi hỏi. CÁC NGĂN HOẠT ĐỘNG tiết lộ rằng mọi bất cứ không gian công cộng nào chỉ có thể thành công khi rìa của nó chứa đựng và bao hàm những điểm nút thành công dành cho người đi bộ. CÁC MẶT TIỀN CỦA NHỮNG TÒA NHÀ vạch rõ rành giới rìa công trình của một đường phố, trong khi đó những khoảng lùi công trình giống nhau “gần như luôn luôn tàn phá giá trị của các khu vực mở giữa các tòa nhà”. HÌNH DẠNG LỐI ĐI quy định các điểm nút của người đi bộ dọc theo một lối đi, và chúng sẽ làm biến dạng (deform) mọi bờ rìa thẳng trở thành một hình thái có tính phân dạng cao hơn. CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CÓ MÁI VÒM kết nối phần phía trong của các tòa nhà với thế giới bên ngoài thông qua một không gian trung gian được che phủ một phần (an intermediate partially-enclosed space); nếu không có chúng, sự chuyển tiếp sẽ hết sức đột ngột.
CÁC TÒA NHÀ KẾT NỐI tạo nên một ranh giới và một lối đi dọc theo nó, lối đi này bị phá hủy khi hình thành không gian trung gian giữa các tòa nhà. CÁC CỬA NGÕ CHÍNH có tầm quan trọng- bằng cách vạch ra sự tiếp cận- cho những không gian nằm giữa các tòa nhà mà, nếu không có những cửa ngõ này thì chúng sẽ trở nên vô ích. DẢI CÔNG NGHIỆP giữ chức năng như một các thức khả thi để tạo ra một ranh giới rộng lớn nhằm chia tách các vùng chứa đựng các kiểu nhà khác nhau. Cuối cùng, hai mô hình RANH GIỚI VÙNG LÂN CẬN và RANH GIỚI VĂN HÓA NHÓM nhấn mạnh sự cần thiết của việc ngăn chặn (containment) trong một “thành phố sống”, và trình bày cách thức mà một khu vực có thể phá hủy một khu vực liền kề nếu không có sự hiện diện của những ranh giới phù hợp. Cùng với đó, những mô hình trên kết hợp để tạo ra một bức tranh chung của thành phố, điều này phần lớn phụ thuộc vào những mặt phân giới xoắn, có thể thấm qua/thẩm thấu của nó (its convoluted, permeable interfaces). Thông tin được tập hợp bởi Alexander cùng đồng nghiệp của ông cùng với Ngôn ngữ Mô hình đưa ra một khái niệm rằng kết cấu đô thị như là một cấu trúc được kết nối ở cấp độ cao (a highly connected structure), các khu vực con của chúng được xác định bởi những ranh giới hết sức phức tạp.
Một số nhà phê bình có thể mong muốn loại bỏ nhóm mô hình đầu tiên bởi lý do chúng chỉ liên quan đến một thành phố đi bộ mà theo như đánh giá của họ là không còn tồn tại.Quả thật, quan điểm đối lập này là đúng. Sự thảo luận trong chương này làm rõ rằng kể từ khi con ngược cấu trúc về phương diện giải phẫu cho việc đi bộ như là loại hình di chuyển cơ bản, những mô hình này không bị ảnh hưởng theo thời gian và luôn giữ vai trò mật thiết cho dẫu sự phạm vi của chúng bị hạn chế trong bối bối cảnh đô thị được thống trị bởi xe hơi như hiện nay (today’s car-dominated urban landscape). Chúng vẫn được sử dụng ở mọi nơi có thể đi bộ được, dù là trong các bãi đỗ xe, dọc theo mặt tiền các cửa hàng hay những vỉa hè ở ngoại ô, hoặc bên trong các trung tâm mua sắm. Hàng thập kỉ chịu sự đè nén của các mô hình dành cho mạng lưới xe ô tô làm cho phần lớn các mô hình dành cho người đi bộ bị xóa bỏ (Newman và Kenworthy, 1999). Tuy nhiên, bất cứ khi nào có một cơ hội về kiến trúc (an architectural opportunity), những mô hình này tự nhiên sẽ lại nổi lên (reemerge) để tạo nên một mặt phân giới vô cùng sinh động.

                                                                 
13. RANH GIỚI VĂN HÓA NHÓM/TIỂU VĂN HÓA (SUBCULTURE BOUNDARY)
15. RANH GIỚI VÙNG LÂN CẬN (NEIGHBORHOOD BOUNDARY)
42. DẢI CÔNG NGHIỆP (INDUSTRIAL RIBBON)
53. CÁC CỬA NGÕ CHÍNH (MAIN GATEWAYS)

108. CÁC CÔNG TRÌNH KẾT NỐI (CONNECTED BUILDINGS)
119. CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CÓ MÁI VÒM (ARCADES)

121. HÌNH DẠNG LỐI ĐI (PATH SHAPE)
122. CÁC MẶT TIỀN CỦA NHỮNG TÒA NHÀ (BUILDING FRONTS)
124. CÁC NGĂN HOẠT ĐỘNG (ATIVITY POCKETS)

160. RÌA CÔNG TRÌNH (BUILDING EDGE)



165. MỞ RA ĐƯỜNG PHỐ (OPENING TO THE STREET)

 166. ĐƯỜNG VIỀN HÀNH LANG (GALLERY SURROUND)




BAN CÔNG 2M - 6 FEET BALCONY


Sự công nhận các mô hình
Alexander giới thiệu Ngôn ngữ Mô hình như là một công cụ thực tiễn (a practical tool), và trật tự của các mô hình thường theo hướng giảm dần kích thước. Đây là một trật từ chính xác khi một ai đó sử dụng chúng cho thiết kế, bởi vì những quy định ở phạm vi lớn nhất phải được đưa ra trước tiên. Tuy nhiên, nó lại giả định rằng các mô hình được cho là đúng theo một ý nghĩa căn bản. Vấn đề là xu hướng kiến trúc chủ đạo (mainstream architecture) không bao giờ chấp nhận toàn bộ các mô hình Alexanderine. Đây qua thực là những hành động quá sức nhạy cảm và theo tinh thần cực đoan. Để công nhận những mô hình trên, chúng phải được nghiên cứu theo trật tự ngược lại: từ nhỏ đến lớn. Trí tuệ con người có thể kết hợp các mô hình nhỏ hơn thành các nhóm; những mô hình lớn hơn sử dụng những sử gộp nhóm này, và nhờ đó tạo ra những đặc tính mới mà những đặc tính này không hiện diện trong các mô hình thành phần. Trí não có khả năng hợp lý hóa những mô hình này trong tiềm thức khi chúng ta nghiên cứu những mô hình này theo trật tự tăng dần (từ nhỏ đến lớn).
Thậm chi hiện nay, sau hơn 20 được xuất bản, tầm quan trọng có tính nền tảng của Ngôn ngữ Mô hình vẫn hầu như không được đánh giá cao. Nhiều người vẫn còn nghĩ nó như làm một danh mục của những sự thiên vị/sở thích cá nhân (personal preferences), đây là một nhận thức hoàn toàn sai lầm (Dovey, 1990). Thậm chí những ai nhìn nhận rằng mỗi mô hình được tạo ra, mặc dù có sự quan sát dựa theo kinh nghiệm hoặc bằng lập luận khoa học (scientific reasoning), thường thất bại trong việc nhìn nhận tính tất yếu của nó. Mặc dù vậy, tôi khuyến khích bạn sao chép những mô hình có liên quan từ tác phẩm Một ngôn ngữ mô hình ( Alexander, 1977) đóng tập chúng lại với nhau theo một trật tự đảo ngược. Việc nghiên cứu chúng mà không gặp phải những sự sao lãng từ những mô hình khác thì có thể trợ giúp kết nối chúng trong tâm trí người đọc, và sự tiến triển tự nhiên từ nhỏ đến lớn tiết lộ những kết nối giữa các phạm vi lớn hơn liên tiếp nhau.  Việc làm như vậy đưa đến kết luận rằng kiểu ranh giới đô thị được mô tả không đơn thuần là đề xuất của chúng tôi, mà là điều cần thiết để xây dựng một thành phố sinh động.
Khác biệt với logic bên trong được mang lại bởi khả năng kết hợp của chúng, điều thể hiện tính tất yếu của các mô hình (the patterns’ inevitability) là sự kết nối của chúng với những mô hình nền tảng trong cách cư xử và hành động của con người. Nhiều chức năng và sự tương tác của con người được tạo điều kiện bởi hình học đô thị được đề xuất, và chúng ta có thể liên kết về mặt địa lý các mô hình ứng xử với những mô hình kiến trúc này một cách trực tiếp. Trong hầu hết các trường hợp, sự kết nối này được tiết lộ như một trực giác (an intuition) mà các mô hình dành cho những ranh giới đô thị nhận thấy là đúng đắn. Alexander chủ yếu đặt tính logic của Ngôn ngữ Mô hình dựa trên đánh giá trực giác này (this intuitive assessment) (chương 15 của tác phẩm quy luật/cách thức muôn thuở trong xây dựng (Alexander, 1979)), điều đã bị bác bỏ vì bị cho là phản khoa học (unscientific). Nhưng cơ sở lý thuyết và đô họa đã nhấn mạnh điều này.
Mô hình có phạm vi càng nhỏ thì nó càng kết nối nhanh chóng với con người. Các mô hình kiến trúc phục vụ con người có phạm vi từ 1cm đến 1 mét, tạo nên một phản ứng theo bản năng (a visceral response) bởi vì chúng ta có thể trải nghiệm chúng với hầu hết những giác quan của mình. Những mô hình lớn hơn- những cái không thể sờ hoặc cảm nhận được, đòi hỏi cần phải có sự tổng hợp và nhận biết/thừa nhận (recognition); chúng thuộc về trí tuệ nhiều hơn. Những ai mà bản thân họ chưa từng trải nghiệm chúng (tại một số vùng trên thế giới vẫn còn tồn tại việc này) hiếm khi có thể hình dung được tác động về mặt cảm xúc của chúng (their emotional impact). Đó là lý do tại sao chuỗi các công trình từ nhỏ đến lớn trong một quy trình logic: lúc đầu, nó mang lại kết nối mạnh mẽ nhất giữa người với người, cùng với các mô hình liên tiếp nhau được xây dựng dựa trên cơ sở trực quan đã được thừa nhận (an intuitively accepted base.
Các mô hình và khoa học
Trong phần còn lại của chương này, tôi sẽ thảo luận về các mô hình theo một cách rất khái quát, tập trung vào việc chứng minh tính tất yếu của chúng. Một mô hình chính là một giải pháp được khám phá, và được kiểm chứng nhiều lần, ở nhiều điều kiện khác nhau. Đối với những mô hình kiến trúc và đô thị, bộ khung thời gian (the time-frame) có thể là nhiều thiên niên kỉ. Một mô hình không phải được phát minh theo cách thông thường, do đó sự sáng tạo ở đây phụ thuộc vào sự thẩm định và quan sát có tính khoa học (scientific inquiry and observation). Mặc dù bạn có thể tìm thấy những cách thức mới lạ để kết hợp và liên kết các mô hình nhưng tính sáng tạo dành cho các sản phẩm nảy sinh từ quá trình áp dụng ngôn ngữ mô hình, chứ không phải quy trình. Bởi vì các mô hình được rút ra theo kinh nghiệm từ những sự quan sát nên chúng khác biệt với lý thuyết khoa học- vốn đưa ra các giải pháp dựa vào những nguyên tắc cơ bản nhất. Tuy nhiên, những mô hình được khám phá cung cấp một nền tảng thuộc về hiện tượng học (a phenomenological foundation) bên ngoài những lý thuyết khoa học thuần túy. Một khi được xây dựng, những lý thuyết này sẽ giải thích tại sao một số mô hình có thể vận hành được.
Đôi khi, một mô hình có thể nảy sinh từ một sự phỏng đoán có hiểu biết (an informed conjecture).  Nó phải trải quan giai đoạn phê bình và khảo sát kĩ lưỡng như là một phần của quá trình công nhận theo phương pháp khoa học. Mặc dù các mô hình mang tính tiền khoa học (prescientific), chúng thực sự rộng lớn hơn khoa học nhiều. Một mô hình có thể là sự giao nhau/phần giao nhau (intersection) của những cơ chế khoa học tách biệt. Một số mô hình vẫn chưa có sự lý giải về mặt khoa học; còn đối với những mô hình có được điều đó, thì những sự giải thích có thể còn cồng kềnh và loằn ngoằn so với bản chất vốn đơn giản của chính những mô hình. Y học, dược học và tâm lý học (medicine, pharmacology, and psychology) ít nhất cũng một phần dựa trên những ngôn ngữ mô hình, trong khi nền tảng thuộc về hiện tượng học dang được thay thế một cách chậm chạp bởi một cơ sở sinh vật học/hóa học (a biological/chemical basis). Những quy tắc về tỉ lệ và hình thái đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều ngành khác nhau (West and Deering, 1995) là các mô hình hữu ích, độc lập với những cơ chế riêng biệt tạo nên những hiện tượng được quan sát.
Thật đáng tiếc, ngành kiến trúc hiện nay không hề có các phương tiện để công nhận một mô hình kiến trúc này, vì thế cớ chế căn bản cho sự hình hành của mô hình không tồn tại. Các kiến trúc sư- những người không được đào tạo theo phương pháp khoa học sẽ không phân biệt được giữa một phương pháp thiết kế hay thủ tục có thể mạng lại những kết quả thành công với những phương pháp thất bại trong việc thực hiện mục tiêu trên; quy trình công nhận- việc làm phải tuân theo mọi giải pháp được đề xuất- không phải là một phần của công tác giáo dục trong ngành kiến trúc (Stringer, 1975). Lý do vì sao một số công trình thất bại (theo nghĩa gây khó khăn và bất tiện cho người sử dụng) không bao giờ được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Hệ quả là những sai lầm trong thiết kế cứ được lặp đi lặp lại.
Sự đảo ngược về mặt triết học/sự đảo ngược triết lý (a philosophical reversal) thậm chí còn bộc lộ trở ngại nghiêm trọng hơn (more serious impediment) trong việc sử dụng các mô hình kiến trúc. Ngành kiến trúc đã thay đổi trong thế kỉ này, từ một ngành thương mại phục vụ nhân loại với những kiến trúc thoải mái và hữu ích, thành một ngành nghệ thuật với chức năng căn bản như là một phương tiện để thể hiện bản thân của chính những kiến trúc sư. Trong kiểu kiến trúc như hiện này, sự thoải mái về cảm xúc và thể lý của người sử dụng chỉ mang tầm quan trọng thứ yếu (only minor importance). Các kiến trúc sư phản đối sử dụng Ngôn ngữ Mô hình bởi vì họ tin tưởng một cách sai lầm rằng nó cản trở tự do về thẩm mỹ/nghệ thuật (artistic freedom). Khi tuyên bố rằng họ mong ước thể hiện sức sáng tạo của họ một cách tự do, họ đã bắt ép chính mình làm việc bên trong những rào cản không phù hợp về phong cách nghệ thuật (irrelevant stylistic constraints). Kiến trúc đương đại trở nên tự tham chiếu (self-referential), chỉ được công nhận khi nó hoàn toàn tuân theo một số phương cách đã được thừa nhận hiện nay, chứ không dựa trên bất cứ tiêu chuẩn khác quan bên ngoài hay mang tính khoa học nào (Stringer, 1975).
Bản chất của ngôn ngữ mô hình
Trong thực tiễn, Ngôn ngữ Mô hình nảy sinh từ hai nhu cầu rất khác biệt: (a) là một cách thức nắm bắt và có thể là kiểm soát một hệ thống phức tạp; (b) là những công cụ thiết kế cần thiết để xây dựng một thứ gì đó có sự gắn kết về cấu trúc và chức năng. Để hình dung ra các mô hình cũng như những quan hệ liên kết của chúng, chúng tôi sử dụng sự biểu diễn bằng đồ thị (graph representation). Các mô hình có thể được nhận diện với các điểm nút/giao điểm trong một đồ thị, và đồ thị được kết nối bởi những cạnh có độ dài khác nhau (hình 1). Một mô hình là sự tóm lược của các lực (an encapsulation of forces); một giải pháp chung cho một vấn đề. “Ngôn ngữ” sẽ kết hợp các điểm nút lại với nhau tạo thành một bộ khung có tổ chức.  Một tập hợp lõng lẻo (a loose collection) của các mô hình không phải là một hệ thống, bởi ví nó thiếu những sự kết nối.
Quy tắt mà các mô hình (điểm nút) kết nối với nhau cũng quan trọng như chính những mô hình vậy. Những từ vựng mà không có các quy tắc kết nối không thể nào tạo nên một ngôn ngữ. Sự kết hợp chặt chẽ của các mô hình sẽ tạo nên một mô hình mới ở cấp độ cao hơn, mô hình này mang những đặc tính bổ sung khác (hình 2). Không chỉ từng mô hình nguyên bản vận hành trong quá trình kết hợp cũng như từng hoạt động riêng lẻ, mà tổng thể hệ thống còn chứa đựng thông tin có tổ chức, thông tin này không hiện diện trong bất kì mô hình thành phần nào của nó. Một mô hình cấp độ cao hơn không thể được dự đoán từ những mô hình ở cấp độ thấp hơn. Kết dính các mô hình lại với nhau mà không theo trật tự thích hợp sẽ không mang lại sự gắn kết tổng thể. Mỗi thành phần có thể hoạt động riêng lẻ, nhưng tổng thể lại không thể vận hành, chính xác thì đó không phải là một tổng thể.
Hình 1. Các mô hình riêng lẻ hợp thành nhóm để tạo nên 6 mô hình ở cấp độ cao hơn mang những đặc tính bổ sung
Hình 2. Thêm những kết nối tổ chức các mô hình trong hình 1 vào một mô hình ở cấp độ cao hơn nữa. Những đặc tính mới của tổng thể này tương ứng với những cấu trúc đối xứng mới.
Một ngôn ngữ mô hình không chỉ đơn thuần là một danh mục các mô hình. Những mô hình riêng lẻ dễ mô tả hơn so với ngôn ngữ của chúng, cho dù một bản danh mục chỉ là một cuốn từ điển. nó không có một kịch bản nào, cũng không có các quy tắc, những kết nối nội bộ hay những cấu trúc con có trật tự nào. Một danh mục các mô hình thiếu sự công nhận cần thiết từ việc nhận diện các đặc tính tổ hợp (combinatorial properties) trong một ngôn ngữ. Một số mô hình sẽ đòi hỏi những mô hình bổ sung khác để đạt được sự hoàn thiện, và thông thường những sự kết hợp được cho phép là không có giới hạn. Một ngôn ngữ chỉ cho bạn biết cái nào của chúng có thể được kết hợp, và kết hợp theo cách nào, để tạo nên một mô hình ở cấp độ cao hơn. Suy ra từ các hệ thống sinh vật học, một hệ thống hoạt động được là nhờ vào những sự kết nối giữa những hệ thống con (Passioura, 1979).
Những kết nối có thứ bậc trên khắp các phạm vi
Mọi hệ thống phức tạp đều có một cấu trúc theo thứ bậc; ví dụ như các quá trình khác nhau đang diễn trên nhiều phạm vi hay cấp độ khác nhau. Những kết nối có thể tồn tại trên cùng cấp độ, và liên cấp độ (Mesarovic, Macko và Takahara, 1970). Tương tự, điều này cũng đúng với một ngôn ngữ mô hình. “Ngôn ngữ” tạo nên một mạng lưới kết nối (a connective network) mà ở đó trật tự của các điểm nút trên một cấp độ tạo nên các điểm nút mới ở một cấp độ cao hơn. Quá trình này diễn ra ở tất cả chiều tăng và giảm về cấp độ (hình 3). Bộ khung liền mạch được cung cấp bởi ngôn ngữ cho phép sự chuyển dịch theo chiều hướng đi lên (the upward transition) cho tất cả các cấp độ cao hơn. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn một ngôn ngữ nếu nó có tính tổ chức ở nhiều cấp độ khác nhau, bởi vì mỗi cấp độ được che chắn/bảo vệ từ tính phức hợp/phức tạp trong tất cả các cấp độ khác.
Hình 3. Những kết nối có thứ bậc trình bày cách thức các mô hình ở cấp độ cao hơn phụ thuộc vào những cấp độ thấp hơn của chúng
Một ngôn ngữ mô hình không có một cấu trúc nghiêm ngặt theo quy tắc mô-đun (a strictly modular rule structure)- sẽ là ngoại lệ nếu như ngôn ngữ chỉ được xác định bởi một vài đơn vị cơ bản- nhưng thêm vào những quy tắc mới khi các phạm vi có sự tăng trưởng. Các cấp độ cao hơn trong một hệ thống phụ thuộc vào tất cả những cấp độ thấp hơn, nhưng không có chiều ngược lại (Passioura, 1979). Mặc dù các mô hình cấp thấp rời rạc có thể hoạt động mà không nhất thiết phải tạo nên một mô hình ở cấp độ cao hơn, thì một hệ thống như vậy cũng không có sự kết dính, bởi vì nó chỉ tồn tại ở một cấp độ duy nhất. Mỗi cấp độ trong một hệ thống có thứ bậc phức tạp (a complex hierarchical system) được hỗ trợ bởi những đặc tính của cấp độ thấp hơn liền kế nó. Sự kết hợp của những mô hình hoạt động trên một phạm vi cấp độ nhỏ hơn thu được những đặc tính mới và bất ngờ (new and unexpected properties) không hiện diện trong những mô hình thành phần, và những đặc tính này được thể hiện trên một mô hình ở cấp độ cao hơn (hình 4). Vì thế, những mô hình ở cấp độ cao hơn là cần thiết bởi vì chúng hợp nhất những thông tin mới.
Hình 4. Các mô hình ở một cấp độ kết hợp nhằm trợ giúp việc xác định một mô hình mới ở cấp độ cao hơn.
Nhiều thất bại trong việc mô tả một hệ thống phức tạp là do không công nhận đầy đủ các cấp độ. Khoảng trống giữa các cấp độ tách rời ngôn ngữ mô hình, bởi vì các mô hình ở nhiều cấp độ khác nhau cách nhau một khoảng cách quá xa để có thể liên kết được với nhau (hình 5). Chúng ta có xu hướng rơi vào cái bẫy này do suy nghĩ không theo trật tự (non-hierarchical thinking). Một số mô hình đô thị hoạt động trong phạm vi 100m và chứa đựng những mô hô hình kiến trúc hoạt động trong phạm vi 1m, còn các mô hình ở tất cả những phạm vi trung gian thì thế nào? Một vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn đó là tầm quan trọng của sự kết hợp rộng rãi (the wide-spread association) với kích thước trong văn hóa của chúng ta. Làm việc theo hệ tư tưởng này, việc chỉ tập trung vào những mô hình có phạm vi lớn (hoặc phản mô hình) và bỏ qua những cấp độ thấp hơn của chúng là điều hết sức dễ dàng. Điều đó khiến cho việc công nhận các mô hình thông qua những kết nối theo chiều dọc của chúng là bất khả thi, như đã được mô tả trong hình 3 và 4.
Một trong những phương pháp chủ đạo để công nhận một ngôn ngữ mô hình là mọi mô hình phải được kết nối theo chiều dọc với những mô hình khác ở cả cấp độ cao hơn lẫn thấp hơn. Sự tổn hại đến một ngôn ngữ mô hình có thể được nhận biết bằng mắt thường, bằng cách tách rời bất kỳ mô hình đơn lẻ nào trong hình 3. Điều này sẽ làm triệt tiêu đi sự liên kết của tất cả các mô hình gắn chặt với nhau bên dưới nó; hơn nữa, nếu như một quan hệ theo trục dọc là cũng nằm trong số đó thì rõ rằng những mô hình kia cũng bị triệt tiêu. Do đó, tháo rời một mô hình mà không có sự am hiểu tường tận về những kết nối của nó sẽ phá hủy một phần đáng kể của ngôn ngữ mô hình bởi vì ít nhất nó cũng đã loại bỏ một chuỗi các mô hình theo trục dọc (one vertical chain of patterns).
Cần phải chỉ ra sự nhầm lẫn trong việc nhận diện bất cứ cấu trúc đa cấp độ nào với một trật tự có thứ bậc hình cây đảo ngược (an inverted tree-like hierarchical ordering. Trong một hình cây, mọi thứ đều được bố trí từ một điểm nút đơn lẻ ở trên, và những điểm nút ở cùng cấp độ không liên kết trực tiếp với nhau. Mặc dù một số tác giả sử dụng thuật ngữ này (this terminology) nhưng đó lại không phải là điều được nói đến ở đây. Hình 3 chỉ ra rằng hệ thống thứ bậc mà chúng tôi đề xuất cho các ngôn ngữ mô hình không phải là một hình cây đảo ngược, bởi vì nó có nhiều đỉnh và những sự kết nối theo chiều ngang, do đó số lượng kết nối nhiều hơn gấp nhiều lần một hình cây. Một cấu trúc có thứ bậc hình cây đảo ngược có quá nhiều hạn chế, bởi vì tất cả sự liên lạc phải thông qua những điểm nút ở cấp độ cao hơn. Những hệ thống thứ bậc hình cây đảo ngược được liên kết với các hệ thống sử dụng cơ chế kiểm soát từ trên xuống dưới (top-down control) (Alexander, 1965).
Hình 5. Hai nhóm mô hình trong một phạm vi cách nhau quá xa để kết nối một cách hiệu quả


Tìm kiếm các mô hình theo những quy tắc mới
Một quy tắc mới cần phải rút ra những mô hình của nó khi chúng xuất hiện. Nó đang xây dựng nên tảng và xương sống logic (logical skeleton) cho chính mình, và sự phát triển của nó trong tương lai có thể được ủng hộ. Việc nắm bắt sớm được các mô hình cơ bản của nó sẽ thúc đẩy tốc độ phát triển ngôn ngữ, và định hướng nó theo một chiều hướng phù hợp. Bạn có thể hiểu thấu được bên trong một lĩnh vực thiếu một ngôn ngữ mô hình bằng cách học hỏi những mô hình từ những quy tắc đã được hình thành. Một cấu trúc tổng thể ở cấp độ cao là cố hữu trong tất cả các ngôn ngữ mô hình. Không gian nghiệm (the solution space) khác biệt với không gian tham số (the parameter space), hiếm khi theo một chiều, điều này đồng nghĩa rằng kiến thức mà thiếu thực tiễn sẽ không mang lại những công trình có giá trị và ngược lại. Số lượng của những sự đối lập có thể là vô hạn. Con người cần tận dụng hết không gian nghiệm bằng cách nhận diện nhiều phản mô hình liền kề nhau trước khi tập trung vào những mô hình.
Ở đây chúng ta cần cảnh báo để chống lại xu hướng phá hoại (the destructive tendency) trong thời đại của chúng ta trong việc đánh giá các mô hình một cách vội vàng, sử dụng những tiêu chuẩn khắc khe chẳng hạn như phải có tính hiệu quả, cắt giảm được chi phí và được tổ chức hợp lý. Đó không phải là những tiêu chuẩn phi lý, nhưng hơn thế nữa, chúng lại lại có khuynh hướng phớt lờ sự liên kết giữa các mô hình. Nói cách khác, các mô hình trong một ngôn ngữ mô hình phụ thuộc lẫn nhau theo một cách thức phức tạp, và một sự lựa chọn hấp tấp (a hasty culling) của cái được nhận định một cách sai lầm là những mô hình “thừa” (“superfluous” patterns) có thể hủy hoại sự gắn kết của ngôn ngữ. Nhiều mô hình cơ bản đã bị loại bỏ bởi mối quan tâm sai lệch của nền kinh tế mà không hề nhận thức được rằng chúng vô cùng cần thiết cho sự gắn kết của một hệ thống cũng như thành tựu chung. Những hệ quả lâu dài của điều này là rất đáng kể, tiêu cực. Bạn có thể nỗ lực nhằm hợp lý hóa một quy trình sau khi tính phức hợp của nó được hiểu đầy đủ, chứ không phải là trước đó. Các mô hình mới đầy triển vọng cùng với những mô hình cũ có truyến thống lâu đời (promising new patterns and time-honored old ones), đã bị loại bỏ một cách tàn nhẫn bởi suy nghĩ nông cạn, xuất phát từ niềm tin rằng những hệ thống phức tạp phải tuân theo sự sắp xếp của “thiết kế thiểu số” / “thiết kế của những người theo phe thiểu số” (“minimalist design”). Điều này bắt nguồn từ hiểu biết thiển cận về cách thức hoạt động của một hệ thống.
Những hệ thống phức tạp thanh thoát nhất hầu hết (chứ không phải toàn bộ) là có trật tự; chứa đứng các mô hình trên những phạm vi nhỏ hơn và phạm vi trung gian- hay nói đúng hơn là phát sinh từ chúng- các mô hình ở phạm vi lớn hơn không thể hoàn hảo theo nghĩa hoàn toàn thuần khiết hoặc quá giản đơn. Thiết kế tốt cần tránh sự khen ngợi không cần thiết (unnecessary complication). Sự cần bằng giữa các môt hình nhỏ được sắp xếp rời rạc có thể dẫn đến những hình thái hoặc quy trình hơi ngẫu nhiên, và các mô hình có thể tập trung quá nhiều sự quan tâm đới với những phạm vi lớn. Một khi để điều này đi quá xa sẽ làm hủy hoại sự gắn kết (và sau đó là tính hiệu quả) của hệ thống.
Những ý tưởng chung được đưa ra ở đây được chính minh là hữu ích trong việc đưa các mô hình đô thị hướng đến một thành phố điện tử (the electronic city). Khái niệm một “môi trường thông minh” (intelligent environment”) vạch ra khả năng kết nối đô thị của thiên niên kỉ mới. Dựa trên cấu trúc đường kẻ có sẵn chi phối bởi các mô hình Alexanderine (xem chương 1, Lý thuyết mạng đô thị), chúng ta cần phát triển các quy tắc cho khả năng kết nối điện tử (Droege, 1997; Graham và Marvin, 1996). Để vạch ra một kết cấu đô thị chặt chẽ và vận hành tốt, cùng với ngôn ngữ mô hình của những kết nối điện tử (hiện đang được phát triển) phải gắn kết liền mạch với ngôn ngữ để tạo nên những kết nối vật lý. Một số tác giả tuyên bố một cách sai lầm rằng thành phố sẽ trở nên rờm rà hơn bởi kết nối điện tử. Những ý kiến như thế xem nhẹ các mô hình mới đã được theo dõi, chúng mang lại sự liên kết giữa các điểm nút điện tử và điểm nút vật lý trong kết cấu đô thị dành cho người đi bộ. Hai ngôn ngữ mô hình sẽ có thể bổ sung và củng cố lẫn nhau.
Tính nhất quán và khả năng kết nối
Trong hai tiêu chí: (a) tính nhất quán bên trong (internal consistency), và (b) khả năng kết nối bên ngoài (external connectivity), thì tiêu chí tứ hai quan trọng hơn rất nhiều. Tính phức hợp của một hệ thống- lĩnh vực có thể ít khi được biết đến, nếu có- nó có thể ngăn chặn một ngôn ngữ mô hình mới có được một cấu trúc bên trong trôi chảy (a smooth internal structure). Tuy nhiên, bất kỳ mô hình nào cũng cần phải liên kết với những ngôn ngữ hiện có tại những ranh giới của chúng (hình 6). Ví dụ, một tòa nhà không có sự thống nhất bên trong sẽ không thể sử dụng được. Tuy nhiên, một khi một tòa nhà đạt được sự nhất quán bên trong ở mức tối thiểu thì khả năng kết nối bên ngoài với các mô hình khác càng trở nên quan trọng hơn. Trọng tâm là nhằm tránh sự cô lập của những hệ thống bất hợp lý, chúng vẫn tồn tại là vì chúng không phải là đối tượng của những sự kiểm soát hay cân đối tính tương tác.
Việc xác định một tập hợp các “phản mô hình” là điều có thể thực hiện được, chúng là mất đi tính phức hợp bởi áp đặt những ý tưởng cứng nhắc, một chiều (rigid, one-dimensional ideas). Một ngôn ngữ như thế tự nó cũng có được tính nhất quán bên trong tuyệt đối, nhưng nó không thể cùng tồn tại với những ngôn ngữ mô hình khác có sự đề cao tính phức hợp. Mô hình tốt nhất đến từ chính quyền. Chủ nghĩa phát xít và chế độ độc tài (Fascism and totalitarianism) xóa sạch sự hỗn độn của xã hội loài người, nhưng chúng lại đi ngược lại với hầu hết những mô hình được tổ chức kĩ càng của những giá trị nhân văn. Cũng thế, bất kì ngôn ngữ mô hình có tổ chức nào nổ lực tạo nên một môi trường làm việc tích cực cũng sẽ nhất thiết phải kết nối và mang lại một giai đoạn chuyển tiếp đến cho ngôn ngữ mô hình kiến trúc của Alexander, ngôn ngữ mô hình này quyết định loại hình xây dựng ở tất cả các phạm vi cấp độ (Alexander, 1977).
Hình 6. Các mô hình đề cử được bao được bao bọc xung quanh có sự thống nhất bên trong nhưng không hoàn thiện về căn bản, bởi vì chúng thất bại trong việc kết nối với các mô hình bên ngoài
Mô hình kiến trúc BAN CÔNG SÁU BÀN CHÂN giúp mô diễn tả khả năng kết nối (Alexander, 1977). Nhiều mô hình xã hội về đời sống gia đình, chẳng hạn như ngồi quanh một bàn tròn (sitting around a table); dùng bữa; trẻ con chơi đùa với đồ chơi trên sàn nhà; cây cối lớn lên trong một cái chậu lớn; nấu ăn ngoài trời trên một vỉ nướng than ..vv.. có thể diễn ra trên một ban công với điều kiện nó phải có độ sâu ít nhất là 6 feet (2 mét). Khi một ban công được xây dựng quá hẹp vì tuân theo tiêu chuẩn thiết kế quá cứng nhắc hay đơn giản là tiết kiệm chi phí (thỏa mãn các tiêu chí nhất quán bên trong), nó thất bại trong việc kết nối với những mô hình xã hội ở trên. Sự kết nối ở đâu đồng nghĩa với sự hỗ trợ và bao hàm lẫn nhau giữa những mô hình thuộc hai ngôn ngữ khác nhau. Sự tách biệt về mặt toán học (mathematical isolation), như trong hình 6, đảm bảo cho sự tách biệt về mặt vật lý của ban công với những người sử dụng tiềm năng.
 Chúng tôi không đánh giá cao cách thức mà các mô hình kiến trúc kết nối một cách hoàn hảo với các mô hình xã hội; mô hình kiến trúc là một phần quan trọng trong văn hóa truyền thống của mọi nền văn hóa, mất đi chúng sẽ gây ra tổn hại không có gì bù đắp được cho cách thức vận hành của một xã hội, bởi vì những mô hình kiến trúc hỗ trợ xác định tất cả các mô hình xã hội ở cấp độ cao hơn (hình 7). Đặc biệt là tại những vùng quê nghèo khổ, truyền thống là thứ duy nhất để bảo vệ văn hóa của họ.  Truyền thống là hiện thân của của những giải pháp được tích lũy qua vô vàn thế hệ, vì thế các mô hình thiết kế được kết nối và trở thành một phần trong lối sống. Điểm này đã được nhấn mạnh bởi Alexander (1979), và được biện luận rất hùng hồn bởi Hassan Fathy (1973; trang 24-27).  Những kiến trúc sư nhạy bén tập trung vào điểm này để cho các thiết kế của họ cưu mang và nuôi dưỡng những mô hình xã hội.
Hình 7. Các mô hình kiến trúc ghép đôi với những mô hình xã hội (vững chắc) để kết hợp tốt hơn nhằm tạo ra một mô hình kiến trúc xã hội (a socio-architectural pattern) ở cấp độ cao hơn.
Đôi khi một mô hình có thể mang một đặc tính thứ yếu không mong muốn (an unwanted secondary characteristic); giống như một đặc điểm di truyền từ trong một cơ thể sống có thể thiết yếu cho sự tồn tại, những cũng mang một tác dụng phụ hơi tiêu cực nào đó. Cũng vậy, mô hình được thể hiện dưới hai nét đặc trưng khác nhau. Cố gắng loại bỏ những đặc điểm thứ yếu, không mong muốn (ví dụ: loại bỏ nhân tố kiến trúc hoặc mô hình xã hội làm tổn hại đến sự hoàn hảo trong cấu trúc cân đối tổng thể) mà không nhận biết được nó kết nối với đối tượng nào thì có thể dẫn đến sự phá hủy toàn bộ một ngôn ngữ. Khi loại bỏ những đặc tính thứ yếu của các mô hình phục vụ con người bởi vì chúng không phù hợp với những tư tưởng độc đoán về phong cách, hay vì một sự ác cảm phản nhân văn/phản xã hội nào đó (antisocial aversion), các kiến trúc sư đã thành công trong việc triệt tiêu những ngôn ngữ mô hình truyền thống trên khắp thế giới.
Các quy tắc về phong cách nghệ thuật và sự sao chép các mầm bệnh (the replication of virus)
Trời suốt thời kỳ khủng hoảng, hay trong mong ước đổi mới triệt để, các quy luật được xây dựng đôi khi sẵn sàng thay thế các ngôn ngữ mô hình của chúng bằng những quy tắc về phong cách nghệ thuật. Những quy tắc này là sự áp đặt toàn diện, tuy nhiên, chúng có thể xuất phát từ phong cách thời thượng, nhưng cũng có thể là giáo điều (một ai đó trong chính quyền đưa ra quy tắc mà quy tắc này không bao giờ bị đặt dấu hỏi), hoặc chúng đề cập đến một tình huống rất cụ thể nào đó mà khó lòng áp dụng được một cách rộng rãi. Những quy tắc về phong cách nghệ thuật không phù hợp với các mô hình phức tạp, như những gì được minh họa trong hình 7. Cơ chế mà những quy tắc về phong cách nghệ thuật truyền đạt tạo ra những sự giống nhau cần thiết (essential similarities) cho quá trình sao chép các mầm bệnh. Một quy tắc về phong cách thường được đưa ra như một khuôn mẫu, cùng những đòi hỏi phải nhân rộng nó trong môi trường. Thành công của nó không tính được bằng mức độ hiệu quả mà nó phục vụ cho bất cứ hoạt động nào của con người, mà bằng số lượng bản sao mà nó tạo ra.
Các quy tắc về phong cách nghệ thuật thường không có liên hệ với những nhu cầu của con người: chúng chỉ là những hình ảnh với một nội dung hời hợt mang tính biểu tượng. Trong khi chỉ một số ít là tốt lành thì đa số đều bất hợp lý. Một mã thông tin (an information code) dành cho hình thức xây dựng- ví dụ như “những mảng tưởng phẳng, trơn và liên tục ở cấp độ đường phố”- đi vào tâm trí của một nhà thiết kế có thể thông qua việc học hỏi hoặc thông qua việc quan sát những mô hình xây dựng mẫu. Nói cách khác, những người thông minh thường dễ bị cuốn hút bởi những ý tưởng quá giản đơn (simplistic ideas) trong một phương pháp thiết kế, nó dễ áp dụng bởi đã loại bỏ hoặc triệt tiêu đi tính phức hợp tự nhiên. Cá nhân này sau đó trở thành một tác nhân cho sự sao chép virus gây bệnh. Bất cứ khi nào bản mã này được sao chép, nó sẽ phá hủy những sự kết nối của con người trong khu vực đó của thành phố, hậu quả là quá rõ ràng, vì những con virus đặc biệt này làm hủy hoại tất cả những mô hình kết nối các mặt phân giới đô thị như đã được thảo luận ở phần trước.
Ngược lại, một mô hình không bị sai khiến hay ép buộc nhưng xuất phát từ nhu cầu sử dụng, được chấp nhận dựa trên những lợi ích của nó. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống cũng như sự tương tác của con người, và phải tiếp tục đứng vững để kiểm chứng hiệu lực của nó trong khía cạnh này. Một khác biệt quan trọng nữa là, bởi các lực cơ bản của nó, không một mô hình kiến trúc nào có thể miêu tả như một hình ảnh giản đơn về thị giác. Một mô hình giải quyết một vấn đề phức tạp; nó không phải là khuôn mẫu để sao chép một cách thiếu suy xét. Tuy nhiên, mô phỏng theo một khuôn mẫu thì dễ dàng hơn rất nhiều so với giải quyết vấn đề cốt lõi trong thiết kế, vì việc sao chép không cần tuân theo sự suy nghĩ có hệ thống, mà chỉ cần sự lắp ghép về trực giác mà thôi. Trí tuệ không cần phải hoạt động, và nhà thiết kế có thể tránh khỏi việc phải chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định khó khăn về các tương tác phức tạp giữa những hình thái xây dựng với những hoạt động của con người.  Như một phần hệ quả của mưu mẹo này, thiết kế kiến trúc ngày nay bị cột chặt theo các bộ khung thị giác được quy định bởi phong cách thiết kế.
Nhiều quy tắc về phong cách là những “phản mô hình”: chúng không ngẫu nhiên, mà cũng không phải là những sự thiên vị cho bất cứ cá nhân nào. Chúng đảo ngược mô hình truyền thống một cách có chủ đích nhằm tìm kiếm sự mới lạ (for the sake of novelty).  Bằng cách giả dạng như những mô hình “mới”, chúng làm dụng quá trình phục hồi từ nhiên của một ngôn ngữ mô hình (a pattern language’s natural process of repair) để phá hủy nó. Những mô hình hoạt động thông qua sự cộng tác để xây dựng nên những tổng thể phức tạp, vừa cộng sinh vừa cạnh tranh ở một mức độ cân bằng về động lực học.Trái lại, các quy tắc về phong cách có xu hướng cứng nhắc và ngang bướng (rigid and unaccommodating). Sự sao chép của chúng trong nhiều trường hợp ấn định hình thái xây dựng về phương diện hình học nhằm loại trừ các mô hình phục vụ con người. Bất cứ quy tắc về phong cách đơn lẻ nào cũng có thể ngăn chặn một chuỗi các mô hình liên kết ở nhiều phạm vi khác nhau (hình 3). Một quy tắc phong cách mang tính phá hoại, giống như một loại virus, là một mã thông tin là phân rã tính phức hợp của những hệ thống sống.
Các kiến trúc sư ngày nay được đào tạo để sử dụng một vốn từ vựng hạn chế (a limited vocabulary) của những hình thái, vật liệu và bề mặt đơn giản. Những sự kết hợp khả thi của chúng thậm chí là không đủ để tiếp cận cấu trúc của một ngôn ngữ. Điều này đã thay thế vốn tư liệu được tích hũy về các mô hình tương ứng với từ các ngữ, câu, đoạn, chương, và cả tập sách- nó tóm lược ý nghĩa từ kinh nghiệm và đời sống của con người. Rất ít người nhận thấy được những hệ quả to lớn (the enormous consequences) đối với xã hội khi chấp nhận một vốn từ vựng thiết kế đặc biệt. Những quyết định liên quan đến phong cách kiến trúc tác động đến văn hóa xung quanh; trái ngược với điều được tuyên bố rộng rãi, đó là: tầm nhìn của một con người không bị giới hạn ở một tòa nhà, và xem nó như là một công trình nghệ thuật đơn lẻ. Một mô hình thị giác giản đơn sau đó có thể phá hủy một nền văn hóa một cách hiệu quả như một loại virus chết người vậy.

Sự tiến hóa và phục hồi của các ngôn ngữ mô hình
Những mô hình được công nhận có thể tồn tại trong thời gian dài ngắn khác nhau, tuy nhiên đã có một quy trình phục hồi và thay thế. Hiện tại và sau nay, chúng ta có thể đối phó với những kẻ kịch liệt phản đối (Devil’s Advocate) và bỏ qua các giải pháp cũ để hướng tới những cái mới và tiến bộ hơn trong một lĩnh vực rất cũ. Một mô hình mới ưu việt nếu nó làm tăng khả năng kết nối với đa số những mô hình có sẵn so với mô hình cũ mà nó đang thay thế. Nó có thể chứa đựng một ngữ cảnh bao quát hơn, hoặc thay thế co một vài mô hình cũ, nhờ đó làm chặt chẽ cho ngôn ngữ. Đây là một quy trình mà mục tiêu của nó là thúc đẩy một ngôn ngữ mô hình hiện có thông qua quá trình khôi phục và tiến hóa, để bảo tồn trí tuệ, sự khôn ngoan được tích lũy qua nhiều thế hệ bằng cách giữ gìn chúng phù hợp với những nhu cầu thay đổi.
Sự thay đổi của một mô hình diễn ra làm cho toàn bộ một ngôn ngữ mô hình trở nên không thích hợp, hiện tượng này diễn ra nhiều nhưng không thường xuyên: ví dụ như những chiếc xe ngựa được thay thế bằng xe ô tô. Điều đó không làm mất hiệu lực (invalidate) của ngôn ngữ mô hình khi nó trình bày cách thích tạo nên một chiếc xe ngựa; nó chỉ tạo ra sản phẩm sau cùng kém hấp dẫn hơn mà thôi. Tuy nhiên, trong khi công nghệ và vật liệu đã thay đổi, thì nhiều mô hình được lưu giữ hầu như nguyên vẹn từ những chiếc xe ngựa cho đến xe hơi (from carriages to cars). Nhìn chung, việc chấp nhận sự đổi mới được tạo điều kiện thuận lợi rất lớn bằng cách hạn chế nhận thức về sự thay đổi (the perception of change) ở mức thấp nhất, tiếp theo đó là số lượng của những mô hình cần được thay thế. Thật là phung phí nếu vức bỏ đi một kho mô hình (a repository of patterns), một số trong đó có thể được xây dựng qua nhiều thiên niên kỉ.
Giới thiệu một ngôn ngữ mô hình mới không nhất thiết phải thay thế hoàn toàn cho một ngôn ngữ mô hình cũ.  Sự chung sống (coexistence) của những mô hình cạnh tranh hay bổ sung cho nhau là điều thường được mong đợi, thậm chí là cần thiết, đặc biệt là nếu những mô hình mới chiếm lĩnh nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống thứ bậc (bởi giữ vai trò trên nhiều phạm vi khác nhau). Nếu được kết nối đúng đắn, chúng sẽ đưa đến một mô hình phức tạp phong phú hơn, ổn định hơn. Những mô hình dành cho mạng lưới giao thông vận tải bằng ô tô bị nhận thức sai lầm rằng nó bị đe dọa bởi những mô hình dành cho người đi bộ và mạng lưới vận tải công cộng. Trên cơ sở của hiểu biết sai lầm này, các nhà quy hoạch đô thị và các nhà sản xuất xe hơi đơn giản là không đồng tình với quan điểm thứ hai (Newman và Kenworthy, 1999). Ngày nay, chúng ta đang bắt đầu hiểu được rằng sự chung sống hòa đồng của tất cả ba ngôn ngữ mô hình- tương ứng với hoạt động của người đi bộ, xe ô tô và giao thông công cộng, là những điều kiện tiên quyết để tạo nên một hệ thống giao thông vận tải toàn diện (a comprehensive transportation system) (Chương 1, Lý thuyết mạng đô thị).
Một vài có thể hoạt động tốt tương tự nhau ở nhiều cấp độ khác nhau, mặc dù phần lớn ngữ cảnh của các mô hình tạo nên vị trí của chúng trong một phạm vi riêng biệt của ngôn ngữ mô hình. Mô số mô hình có thể được di chuyển lên hay xuống theo trục dọc bên trong một ngôn ngữ. Đặc tính như thế dẫn đến sự tiết kiệm trong một ngôn ngữ mô hình thông sự tương đồng về phạm vi, đồng nghĩa với phạm vi này trông giống như phạm vi khác khi chúng được mở rộng. Một ngôn ngữ mô hình phát triển tính gắn kết theo thời gian có thể cũng phát triển sự tương đồng về phạm vi ở một mức độ nào đó, như là hệ quả những kết nối liên cấp độ. Khi toàn bộ các mô hình phát triển một cấu trúc phối hợp (a cooperative structure), được thúc đẩy bởi sự liên kết của các mô hình (hay phản mô hình) ở nhiều cấp độ khác nhau, nó tạo ra những sự tương đồng gây ngạc nhiên. Vì vậy, môi cấp độ trong một cấu trúc gắn kết thể hiện một đặc tính, và đây chính là đặc trưng của một tổng thể.
Tầm quan trọng của chi tiết
Một ngôn ngữ đòi hỏi các mô hình ở nhiều cấp độ nhằm kết nối với các quy trình tự nhiên. Về bản chất, mọi cấp độ đều quan trọng. Trong bất cứ hệ thống phức tạp nào, chi tiết (detail) là một phần của những phạm vi thấp hơn trong một hệ thống thứ bậc. Nếu những chi tiết này không được liên kết hoặc bị bỏ sót, thì sau đó hệ thống sẽ không gắn kết, và không hoạt động (Mesarovic, Macko và Takahara, 1970). Việc xem nhẹ một mô hình chỉ vì nó nằm ở cấp độ thấp gây bất lợi (handicaps) cho cấu trúc tổng thể. Rõ ràng là không phải lúc nào cấp độ thấp nhất của một hệ thống cũng dựa trên những yếu tố giống với tất cả những cấp độ cao hơn. Chi tiết-một phần của của một hệ thống phạm vi thứ bậc- sẽ được kết nối với mọi cấp độ của sự phức hợp, chứ không đơn thuần là “được gắn thêm vào”. Các hình thái vật lý mang những đặc trưng cấp trúc ở nhiều cấp độ khác nhau như là một hệ quả của các lực tác động bên trong và bên ngoài. Từ vi mô cho đến vĩ mô thông qua tất cả những phạm vi trung gian, những cấp độ khác nhau đều phối hợp với nhau.
Thiết kế của các tòa nhà có nhiều phạm vi khác nhau- tương ứng với những phạm vi của con người, từ 1cm cho đến 1m- thật khó để cân bằng hoàn toàn trên các nền cấu trúc (structural grounds). Tuy nhiên, để xác định một hệ thống thứ bậc chặt chẽ của các phạm vi, thì những phạm vi đó phải hiện diện trong một cấu trúc (Salingaros, 2000). Vì vậy, hoặc là thiết kế phải cho phép sự hình thành của cấu trúc và các quá trình chia nhỏ, hoặc cấu trúc con phải được hình thành một các có chủ đích trên những phạm vi ấy.  Nhu cầu này tạo nên món trang sức truyền thống (traditional “ornament”), và tất cả mô hình đều tạo ra nó (Alexander, 1977; Salingaros, 1999). Món trang sức phù hợp là cần thiết để một mô hình lớn đạt được sự gắn kết (Salingaros, 2000). Một phân tích về sự gắn kết có cấu trúc nảy sinh từ hệ thống thứ bậc liên kết của các phạm vi, nó tiết lộ sự cần thiết của của sự trang hoàng, mặc dù ngày nay, sự trang hoàng này không còn phù hợp bởi nó không có liên quan đến một hình thái lớn hơn.
Chi tiết là một vấn đề riêng biệt. Chi tiết nhỏ nhất có thể nhận thấy được (the smallest perceivable detail) là từ độ dài của một cánh tay xuống đến 0,25 mm, điều này có liên quan đến một hệ thống thị giác như một sợi dệt hay một màn hình máy tính. Trong khi chi tiết như thế có sẵn trong những vật liệu có cấu trúc rõ ràng và phong phú, nó thường là những phạm vi nằm giữa kết cấu và sự trang hoàng (1 mm- 1cm), điều thường bị bỏ sót bởi những công trình đương đại. Truyền thống thiết kế theo thiểu số của chúng ta (our minimalist design tradition) loại bỏ những phạm vi trung gian và phạm vi nhỏ ra khỏi hình thái xây dựng. Sau nửa thế kỉ đào tạo theo phương châm này, chúng ta có khuyến hướng lãng quên rằng kiến trúc được yêu mến nhất (gồm cả những người ủng hộ cái mới) hoạt động đặc biệt hiệu quả trên những phạm vi đó. Con người cần phải kết nối với cấu trúc ở mọi phạm vi.
Kết luận
Các ngôn ngữ mô hình gói gọn kinh nghiệm của con người, và giúp chúng ta đối phó với sự phức tạp trong môi trường sống của mình. Chúng áp dụng với mọi thứ, từ những chương trình máy tính cho tới các tòa nhà, các tổ chức và các thành phố. Các ngôn ngữ mô hình của một nền văn minh thường đồng nghĩa với di sản văn hóa và kĩ thuật của nó. Những vị thế xã hội mới của con người cố gắng phát triển ngôn ngữ mô hình cho riêng họ, mà chúng phải liên kết với những ngôn ngữ mô hình hiện có trong các lĩnh vực có liên quan. Những mô hình đơn lẻ được công nhận dựa vào kinh nghiệm theo thời gian. Bản thân một ngôn ngữ sẽ đi đúng hướng nếu nó phát triển một cấu trúc kết nối nhằm liên kết các phạm vi và thứ bậc. Kiến trúc và thiết kế đô thị trong thế kỉ 20 dựa trên một bộ các quy tắc mà những quy tắc này thất bại trong việc kết nối các mô hình của đời sống con người. Con người được dạy dỗ bởi trường lớp, bởi các nhà phê bình, bởi truyền hình và các tạp chí để dành sự ưu tiên cho những hình thái trừu tượng về thị giác, mà phớt lờ sự thật rằng những môi trường được tạo ra bởi những khuôn mẫu đó không thể chứa đựng các mô hình ứng xử của riêng họ. Nguồn gốc của mô hình này là sự nhận thức sai lầm căn bản về hình học đô thị. Người ta tin rằng sự loại bỏ các mặt phân giới đô thị đã giúp tạo nên thành phố đương đại, nhưng thay vì như vậy, nó đã phá hủy một cách nghiêm trọng.

Chương này đã lập luận rằng các mô hình cung cấp một nên tảng cần thiết cho mợi giải pháp thiết kế để kết nối với con người, và nếu làm ngược lại sẽ tách rời hình thái xây dựng với con người. Kết luận này mang lại những hệ quả sâu sắc cho thực tiễn kiến trúc. Nó thay đổi mạnh mẽ vị thế của các ngôn ngữ mô hình trong kiến trúc đương đại. Từ vị trí nằm ngoài rìa, chúng đã chiếm lĩnh trong hơn hai thập kỉ, chúng nhảy vọt đến vị trí trung tâm của mối quan tâm về kiến trúc. Những ngôn ngữ mô hình đã được xem như “rễ cái” (“taproot”) của tất cả kiến trúc bằng chính những bản chất tốt đẹp của nó cũng như làm thỏa mãn các nhu cầu của con người. Điều này thậm chí vẫn đúng nếu như nó không phù hợp với một hay nhiều mô hình của Alexander. Kết quả này ngụ ý rằng các phong cách thiết kế tách rời chính bản thân chúng khỏi nguồn tài nguyên sống này sẽ bị quy kết là chỉ mãi vô ích mà thôi. Do vậy, việc áp dụng có chủ đích những mô hình này để có được sự thừa nhận chính là mục tiêu của chúng.

BÀI ĐỌC THÊM:
>>> http://qhdt.blogspot.com/2011/04/bai-2-gioi-thieu-ve-christopher.html
>>> http://hoiktsquangnam.blogspot.com/2015/04/9-philadenlphia-pho-uc-tung-but-ky-i-my.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét