Chợt hình dung những khu dân cư, tại sao không phải là những ngôi làng?!Làm quy hoạch 1 khu dân cư Tái định cư 3ha ở Tam Phú, cập vào đường ĐT 616, cách trung tâm Tam Kỳ, 3km, phải qua 1 con sông.
Làm 1 quy hoạch khác, Khu Tái định cư khác, 9ha, tại thôn Hòa Bình, xã Tam Thái, phục vụ tái định cư đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cập vào đường ngang nối trung tâm huyện với ĐT 616, ra các xã Tam Dân, Tam Thái, cách trung tâm Tam Kỳ 7km, cách huyện lỵ Phú Ninh 3km. Tại sao là khu dân cư với đường 11,5m, nhà liên kế 7m hoặc 10m, mà không phải là những ngôi làng?
Công thức của khu dân cư là những đường song cong chia lô, 1 2 lớp nhà, hoặc mạng ô cờ dễ chia lô, có 1 khu công cộng là nhà sinh hoạt khối phố (thôn), có 1 ô chừa làm cây xanh, có nhà trẻ, nhà mẫu giáo.
Nhìn lại TRONG ĐÔ THỊ Tam Kỳ, những khu dân cư buồn tẻ: số 1: sau đại học Quảng Nam, số 2 sau Sở Nội vụ, số 4 sau Phường An Mỹ, số 6, số 7, số 8... Biên phòng, Bưu điện, Sở Xây dựng...
Trong đô thị đã buồn tẻ vậy, mô típ của 2 khu dân cư đã nêu trên cũng học theo kiểu đô thị, làm cho nếp sống không ra nông thôn cũng không phải đô thị. Tại sao nó phải là làng.
Vấn đề nào cũng phải tìm ra được điểm mấu chốt, điểm gốc của vấn đề là nguyên nhân. Đó là căn bệnh dàn trải đô thị, với quan niệm đất là vô tư, là vô tận, cho không đấy.
Một ngôi làng, quần cư theo kiểu nông thôn, nông dân hoặc theo kiểu làng xóm tiểu thủ công nghiệp phong cách mới. Nông dân thì phải có đất canh tác, phải có trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp thì phải dạy nghề miễn phí, khuyến khích cộng đồng dân cư vào đấy lập nghiệp, được hỗ trợ học nghề, đầu ra sản phẩm, hỗ trợ nguồn nguyên vật liệu, hỗ trợ thuế thân ( chẳng hạn nếu có)... làng nông thôn, tiểu thủ công nghiệp chừng 100-200 hộ, có cây đa, giếng nước, có hương ước, có đình làng, có đất xây chùa, đình, có nhiều không gian cho trẻ em, hạn chế xe cơ giới giao cắt hoặc xe máy chạy vòng quanh. Nhiều ngôi làng như thế làm nên một văn hóa trong thời đại mới thay vì những khu dân cư buồn tẻ. Những khu dân cư giải tỏa người cũ để xây dựng, chia lô chờ người ở nơi khác đến mua đất, người huyện này, người tỉnh khác, người tỉnh khác xa hơn nữa... giao lưu văn hóa chưa xong thì không thể nghĩ đến tạo bản sắc văn hóa cho những khu như vậy.
Chống căn bệnh dàn trải đô thị, bằng cách chống lại những tư duy khu dân cư như vậy, mặt khác phải rà soát, dồn nén mật độ, tiết kiệm đất bên trong khu đô thị cũ. Việc có căn hộ để ở (căn hộ) là nhu cầu bức thiết không thể chối cãi của một bộ phận dân chúng ( độ tuổi 25-40) trong lúc chưa có nhà riêng (nhà liên kế, nhà biệt thự) thì tại sao lại bỏ trống thị phần này để chạy theo việc chia lô đất đai. Trong khi đối với những đô thị tỉnh lẻ, thực sự việc chia lô bán đất là không có lãi. Thậm chí có thể gọi là bán đất lỗ, vì nhiều khi không đủ để xây dựng điện, nước, cáp quang, thoát nước thải riêng với thoát nước mưa, chưa nói tới hạ tầng mềm như trường học, cây xanh, công viên, khu vui chơi.
Làm cho khu trung tâm đô thị thực sự giá trị, nâng cao văn hóa lối sống thị dân, tạo nên sự khác biệt với lối sống làng quê ở những vùng ven đô thị thì khi đó, ở trong hay ngoài đô thị, ở đâu cũng mới thực sự đáng sống.
Để làm được điều đó, họ phải có cái nhìn tổng thể, vừa nhìn vào trung tâm đô thị hiện hữu, vừa nhìn đến cảnh mất đất, mất làng trong những cơn lốc quy hoạch, có cách giải quyết thấu đáo an sinh, vừ phải thừa nhận thực tế mức độ có thể phát triển của đô thị thay vì nhìn vào những bản vẽ quy hoạch thành phố 10.000 ha đất hoành tráng. Bán đất cho ai mua? ai sẽ ở trong các khu dân cư buồn tẻ, và ai sẽ tạo nên một nếp sống bản địa có văn hóa cho mỗi vùng đất?
Để làm được điều đó, họ phải có cái nhìn tổng thể, vừa nhìn vào trung tâm đô thị hiện hữu, vừa nhìn đến cảnh mất đất, mất làng trong những cơn lốc quy hoạch, có cách giải quyết thấu đáo an sinh, vừ phải thừa nhận thực tế mức độ có thể phát triển của đô thị thay vì nhìn vào những bản vẽ quy hoạch thành phố 10.000 ha đất hoành tráng. Bán đất cho ai mua? ai sẽ ở trong các khu dân cư buồn tẻ, và ai sẽ tạo nên một nếp sống bản địa có văn hóa cho mỗi vùng đất?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét