Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

10 ĐỒ ÁN DỰ THI NHÀ TRƯNG BÀY HOÀNG SA

Phương án kiến trúc Nhà Trưng bày Hoàng Sa


1. Giải Nhì: Đồ án mã RS3112 của nhóm tác giả Fuminori Minakami (chủ nhiệm), KTS Trần Quốc Thành, KTS Nguyễn Huy Quang, Công ty TNHH Kiến trúc WRIGHT, Nhật Bản

Con dấu và dấu mốc chủ quyền - Sự khẳng định bền bỉ về chủ quyền bờ cõiCon dấu và dấu mốc chủ quyền - Sự khẳng định bền bỉ về chủ quyền bờ cõi

Công trình là kết quả của ứng dụng kỹ thuật mới và ngôn ngữ kiến trúc hiện đại trên nền không gian kiến trúc và điêu khắc Việt, sử dụng vật liệu đá tự nhiên với kỹ thuật chế tác đá nổi tiếng của các nghệ nhân Đà Nẵng và các vùng miền, dân tộc. Nhằm nhấn mạnh về ý tưởng con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam, với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với bao cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Hình tượng con dấu trên thư tịch của các triều đại như sự khẳng định bền bỉ về chủ quyền bờ cõi.

Hai khối chính của công trình hòa quyện vào nhau là biểu tượng của sự thống nhất ý trí, khẳng định vị trí và sự tồn tại của Hoàng Sa đã được xác nhận bởi thư tịch cổ trong nước cũng như của hơn 49 quốc gia trên thế giới, như một minh chứng lịch sử cho chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam được bạn bè quốc tế công nhận.

Khoảng giao thoa giữa hai khối chính của công trình là khối lõi trưng bày biểu trưng cột mốc chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam được đặt trên nền mặt nước. Dấu mốc chủ quyền là trung tâm cấu trúc của công trình Nhà trưng bày Hoàng Sa cũng là ý tưởng xuyên suốt của phương án.

Nền dốc dùng màu đỏ, tượng trưng cho lá cờ tổ quốc, màu máu của những người con dân tộc đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc, cho trái tim, tâm hồn mỗi người Việt Nam, bao bọc xung quanh mốc chủ quyền thiêng liêng, thể hiện tư tưởng độc lập, tự chủ, tự cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với ý nghĩa đó, công trình sẽ là tiếng nói quan trọng củng cố niềm tin trong lòng công chúng về sự hiện hữu của một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.

2. Giải Nhì: Đồ án mã số TH1504 của tác giả KTS Nguyễn Thạch - Công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế - Xây dựng Trường Phúc Gia, Đà Nẵng

Chiếc thuyền của Hải đội Hoàng Sa



Chiếc thuyền của Hải đội Hoàng Sa Chiếc thuyền của Hải đội Hoàng Sa

Ý tưởng thiết kế lấy từ sự kiện Triều đình nhà Nguyễn thành lập Hải đội Hoàng Sa ra khai thác và trấn giữ quần đảo Hoàng Sa từ cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Qua đó thể hiện ý chí bảo vệ biển đảo của dân tộc, khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Công trình sử dụng hình khối hình học vuông và tam giác thể hiện tính chất mạnh mẽ, vững chắc của ý chí bảo vệ chủ quyền.

- Khối hình tam giác đặt trên mặt nước hướng ra biển đông như một mũi thuyền đang chuyến động mạnh mẽ ra đảo Hoàng Sa.

- Mặt bằng tận dụng được hình dáng khu đất, hồ nước gần như bao quanh khu đất vừa có tác dụng ngăn cách nhẹ, vừa thể hiện ý tưởng tạo thẩm mỹ cho công trình

- Mặt tiền khai thác tối đa hướng nhìn từ hai phía trên đường Hoàng Sa.

- Lối vào chính không sử dụng bậc tam cấp mà dùng ram dốc vừa sử dụng cho người khuyết tật, vừa tận dụng được diện tích hạn chế của khu đất.

- Mô hình quần đảo Hoàng Sa được đặt trên mặt nước, làm điểm nhấn cho hồ nước, tạo ý nghĩa cho công trình.

- Các ô kính nhỏ, nằm dưới đà kiềng, chạy dài để vừa tân dụng ánh sáng tự nhiên, nhưng không ảnh hưởng nhiều tới bố trí hiện vật bên trong. Ngoài ra sẽ hạn chế thời tiết khác nghiệt của miền biển, nắng mạnh, mưa nhiều.

- Màu sắc sử dụng tương phản đen và trắng làm tăng độ mạnh mẽ, nhưng cũng hài hòa với cảnh quan và môi trường xung quanh./.

3. Giải Nhì: Đồ án mã PD3102 của nhóm tác giả ThS. KTS Doãn Thế Trung (chủ nhiệm), KTS Nguyễn Toàn Thắng, KTS Trần Anh Quân, Kỹ sư xây dựng Võ Mạnh Tùng - Công ty TNHH Tư vấn Đại học Xây dựng

Tổ Quốc vẫn dõi theo Hoàng Sa - cây Phong ba đất ViệtTổ Quốc vẫn dõi theo Hoàng Sa - cây Phong ba đất Việt



Giữa sóng gió đại dương khắc nghiệt, cây Phong ba vẫn bền bỉ bám rễ sâu vào lòng đất, phủ một màu xanh chế ngự biển cả. Loài cây ấy từ lâu đã trở thành biểu tượng thể hiện sức sống quật cường, hiên ngang của quân dân Việt Nam nơi hải đảo. Tinh thần ấy sẽ được tái hiện qua hình khối kiến trúc mang tính biểu trưng của công trình Nhà trưng bày Hoàng Sa với hình ảnh tán cây Phong ba xòe bóng mát. Đó là lời khẳng định hào sảng về ý chí kiên cường, bất khuất của quân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển đảo.

Nằm trên trục đường Hoàng Sa chạy dọc bờ biển Sơn Trà - Đà Nẵng, công trình Nhà trưng bày Hoàng Sa sẽ góp phần giáo dục và nâng cao tinh thần yêu nước của nhân dân trong công cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền lãnh thổ. Trong phương án kiến trúc, một không gian sân trời lớn sẽ được thiết kế ở cuối lộ trình trưng bày tại tầng 3 để nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế có thể hướng tầm mắt ra biển Đông, hướng về quần đảo Hoàng Sa. Đó cũng là Đôi mắt của quân dân Việt Nam vẫn luôn một lòng hướng về phần máu thịt của Tổ Quốc.

Hình ảnh đường bờ biển chữ S cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được tái tạo bởi một “sa bàn” đặc biệt nằm ngay trong đường nét của bể nước lớn tại lối vào chính hướng Đông của Nhà trưng bày. Vào buổi tối, với hiệu ứng chiếu sáng trong kiến trúc, phần bể cảnh này cùng với hình khối kiến trúc cây Phong ba xòa bóng xuống biển Đông sẽ trở thành một điểm nhấn kiến trúc độc đáo, mang tính biểu tượng cao, thu hút sự quan tâm rất lớn của không chỉ nhân dân Việt Nam mà còn của khách du lịch quốc tế đến với với thành phố Đà Nẵng.


4. Giải Ba: Đồ án mã số PT3561 của nhóm tác giả KTS Phan Hoàng Trọng, KTS Lê Thị An Phụng, Liên doanh Công ty TNHH MTV Tư vấn kiến trúc Việt Nam, Đà Nẵng

Thuyền đội Hoàng Sa vượt sóng ra khơiThuyền đội Hoàng Sa vượt sóng ra khơi

- Hình khối chính của công trình được lấy ý từ hình ảnh thuyền đội Hoàng Sa cùng mái chèo vượt sóng ra khơi. Hình ảnh được cách điệu thành hình khối mạnh mẽ và khúc chiết.

- Mặt đứng chính của công trình là hình ảnh các hòn đảo của Hoàng Sa.




- Mái che nắng của công trình có hình dáng cánh buồm no gió đồng thời có đưa thấp thoáng dáng của lá cờ Việt Nam, mái che in bóng xuống mặt đứng với ý tưởng khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam.


5. Giải Ba: Đồ án mã CC2013 của tác giả KTS Nhan Quốc Trường, Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh

Câu chuyện về lịch sử bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biển đảo nước ViệtCâu chuyện về lịch sử bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biển đảo nước Việt



Khách đến tham quan nhà triển lãm sẽ được dẫn dắt theo một câu chuyện trình tự lịch sử khẳng định chủ quyền, câu chuyện về sự hi sinh của cha ông ta vì mục đích kiên định bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ biển đảo của nước Việt.

Kết thúc câu chuyện đó, du khách được tận mắt ngắm nhìn biển đảo Hoàng Sa qua lăng kính viễn vọng. Đấy là sự kết thúc mang đậm cảm xúc chân thực nhất. Ngay khi đặt chân đến đây hay chỉ thoáng qua, không chỉ người dân Đà Nẵng nơi đây mà ngay cả du khách cũng dễ dàng nhận ra bởi nét đặt trưng, cô đọng về hình khối kiến trúc của công trình.

Hình ảnh mặt nước – hình ảnh Nhà Dàn được khéo léo cách điệu và làm tối giản đi, mang lại hiểu quả thị giác mạnh mẽ. Công trình còn là một “nốt trầm” trong toàn cảnh bức tranh đô thị đông đúc với nhịp sống hối hả.




6. Giải Ba: Đồ án mã AT0444 của nhóm tác giả do KTS Huỳnh Văn Phương chủ nhiệm, Công ty Cổ phần Kiến trúc và xây dựng An Thy, Đà Nẵng

Cột mốc biển đảo - chủ quyền biển đảo Hoàng SaCột mốc biển đảo - chủ quyền biển đảo Hoàng Sa

Hình khối công trình cách điệu hình tượng cột mốc biển đảo, thể hiện ý chí về chủ quyền, niềm tin của nhân dân về biển đảo Hoàng Sa. Công trình đặt trên nền đất có cao độ thấp so với mặt sân tạo ấn tượng một sức nặng ấn sâu xuống mặt đất; thể hiện “sức nặng” của ý chí, niềm tin mạnh mẽ không lay chuyển.

Các góc quan sát công trình từ xa thể hiện hình ảnh kim la bàn, hướng chính công trình cũng như các góc nhìn trong không gian nội ngoại thất hướng về Hoàng Sa, để nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau luôn nhớ đến quần đảo Hoàng Sa với tâm điểm đảo Phú Lâm, một hòn đảo có ý nghĩa then chốt trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa.


Hướng nhìn chính công trình mang hình ảnh mũi thuyền. Người dân Việt từ xa xưa vẫn luôn có những đoàn thuyền hướng về Hoàng Sa. Hình ảnh mũi thuyền nhắc nhở rằng, trong tâm thức người Việt, quần đảo Hoàng sa là ngư trường quê cha đất tổ.

Sa bàn quần đảo Hoàng sa điêu khắc lên mặt đứng công trình, tạo cho bản thân tòa nhà trưng bày trở thành vật trưng bày.

Như vậy, thiết kế mang giá trị thông tin nhiều chiều, nhiều góc độ. Với góc nhìn từ bên ngoài, công trình cung cấp thông tin về hình ảnh bản đồ Hoàng sa. Với nhìn từ bên trong công trình hướng ra biển, công trình tạo hiệu quả “ánh xạ quần đảo Hoàng sa”. Các hòn đảo như được thu về, chiếu lên mặt kính công trình. Với hình ảnh quần đảo Hoàng sa như từ phía biển được thu về đọng lại trên mặt kính rộng lớn, ngay trước mắt người xem, đọng lại trong tâm trí người xem hình ảnh quần đảo Hoàng sa thân thương.

7. Giải Khuyến khích: Đồ án mã AA1000 của nhóm tác giả KTS Nguyễn Phúc Linh, KTS Võ Quốc Duy, KTS Nguyễn Bùi Duy Quang, KTS Võ Trọng Trí, Công ty Cổ phần Kiến trúc xây dựng ACS Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh

Lịch sử và văn hóa dân tộc khẳng định chủ quyền đối với Hoàng SaLịch sử và văn hóa dân tộc khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa




Nhà Trưng bày Hoàng Sa là một tổ hợp mang tính biểu tượng cao:

- Khối tổng thể của công trình có hình trống đồng và ngọn lửa tượng trưng cho bề dày lịch sử, văn hóa suốt mấy nghìn năm của đất nước. Đó cũng là biểu trưng cho truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước.

- Nhìn từ trên cao, công trình có hình ngôi sao giữa bông sen đang tỏa cánh. Đây là sự kết hợp của hình tượng ngôi sao trên cờ Tổ Quốc và loài hoa sen cao quý tượng trưng cho tinh thần, phẩm chất người Việt Nam.

Toàn khối công trình thể hiện rằng Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa không chỉ bằng chứng cứ pháp lý mà còn bằng cứ liệu lịch sử, văn hóa. Việt Nam sẽ luôn nêu cao truyền thống yêu nước, bất khuất để kiên quyết đấu tranh khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa.

8. Giải Khuyến khích: Đồ án mã DA5115 của nhóm tác giả ThS. KTS Mai Đình Nghĩa, ThS. KTS Nguyễn Thị Thanh Hằng, ThS. KTS Nguyễn Tiến Đạt, KTS Bùi Văn Anh, KTS Lương Mạnh Thắng, KTS Ngô Đức Hạnh, KTS Phạm Hoàng Quân, Văn phòng Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Xây dựng trực thuộc Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội

Nhân dân vẫn ngày đêm hướng về Hoàng SaNhân dân vẫn ngày đêm hướng về Hoàng Sa




“…Trường sa ơi, biển đảo quê hương.

Đôi mắt biên cương vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão giật.

Đảo quê hương! Anh vẫn đêm ngày giữ biển khơi…”

(“Gần lắm Trường Sa ơi” – Huỳnh Phước Long)

Công trình lấy ý tưởng từ đôi mắt người lính hải quân như ngọn hải đăng ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương. Đó cũng là đôi mắt của nhân dân Việt Nam luôn hướng ra biển, hướng về về quần đảo Hoàng Sa thân yêu.

9. Giải Khuyến khích: Đồ án mã CA1235 của nhóm tác giả KTS Nguyễn Văn Vĩnh, KTS Phạm Hoàng Văn, KTS Trần Trịnh Nguyên Khoa, KTS Nguyễn Văn Tú, Công ty Cổ phần C.A.D, Đà Nẵng

Hoa sen trên biển ĐôngHoa sen trên biển Đông



 Ý tưởng thiết kế dựa trên hình ảnh hoa sen – nét đặc trưng của người Việt – và hình ảnh sóng nước của biển Đông. Mặt đứng công trình dựa trên hình ảnh cánh hoa sen nhỏ dần khi lên cao, tạo ra sự cân bằng diện tích giữa các tầng.

   Không gian tầng 1, 2, 3 được bố trí công năng theo trục đứng, không gian trưng bày ở tầng 1 phục vụ tốt cho khách tham quan. Bố trí các không gian trưng bày thường xuyên đảm bảo tính liên tục, tuân thủ nguyên lý và dây chuyền tham quan. Không gian hành chính bố trí hành lang giữa, 2 đầu là ban công rộng và thoáng đãng, tạo sự thư giãn và dễ chịu. Tầng 3 đươc bố trí diện tích phù hợp với không gian ít phòng, vừa đủ bố trí phòng đa năng và phòng hội trường. Ngoài ra vẫn có nơi giải lao, ngắm cảnh bên ngoài.

Các cửa sổ của các tầng được cách điệu hình cánh sen kết hợp với mái sảnh hình sóng nước tạo nên không gian mặt đứng mang dáng dấp của bông hoa sen hiên ngang giữa những ngọn sóng nhấp nhô, cũng như người Việt Nam luôn hiên ngang bất khuất trước những cuộc xâm lăng.



10. Giải Khuyến khích: Đồ án mã HP0818 của nhóm tác giả ThS. KTS Đoàn Thanh Hà, Trần Ngọc Phương, Nguyễn Hải Huệ, Nguyễn Khắc Phước, Chử Kim Thịnh, Trịnh Thị Thanh Huyền, Công ty Cổ phần Những kiến trúc sư H&P, Hà Nội

Nhà trưng bày Hoàng Sa – Không gian cộng đồng mởNhà trưng bày Hoàng Sa – Không gian cộng đồng mở

Với quan điểm thiết kế là kết nối hoạt động sinh hoạt cộng đồng thường ngày vào trong công trình công cộng, thiết kế là sự kết nối giữa không gian đóng/ tĩnh của nhà trưng bày với không gian mở/ động của các hoạt động cộng đồng qua chất kết dính là “dòng chảy hoạt động” - do người dân tạo nên trong quá trình sử dụng. Ý tưởng kết nối này giúp xoá nhoà ranh giới giữa: bên trong - bên ngoài; trước – sau; biển đảo - đất liền; quốc gia - quốc tế; vật chất – tinh thần.



Hình ảnh nổi bật của công trình là khối hình vành khuyên lơ lửng được bao quanh bởi lớp màng kim loại đục lỗ có tính thẩm mỹ cao (gợi đến hình ảnh san hô đá) và dễ dàng đóng / mở. Ngoài chức năng điều tiết vi khí hậu (thông gió, chiếu sáng) lớp màng còn đóng vai trò như là một tấm bảng lớn có thể hiển thị các dòng chữ, khẩu hiệu, tác phẩm nghệ thuật thông qua hệ thống đèn (hiển thị được nhiều màu sắc và sắc độ) được điều khiển qua phần mềm máy tính. Người sử dụng sẽ được tiếp cận từ chính những ứng dụng về cách ứng xử của công trình với thiên nhiên, với cộng đồng địa phương; qua đó nắm rõ lịch sử chủ quyền và ý chí bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.  

Nhà trưng bày Hoàng Sa – Không gian cộng đồng mở - mang đậm tính nhân văn sâu sắc, phản ánh rõ nét tư tưởng lấy dân làm gốc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.



(Thu Linh, Thu Thủy và Trúc Tiên biên soạn)
http://hoangsa.danang.gov.vn/index.php/2012-08-24-02-10-30/giao-d-c-qu-c-phong/477-gi-i-thi-u-10-d-an-d-t-gi-i-cu-c-thi-tuy-n-phuong-an-ki-n-truc-nha-trung-bay-hoang-sa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét