Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Tầm nhìn đến 2030 của thành phố Melbourne


                   Người dịch: KTS. Huỳnh Quốc Hội và cộng sự, tháng 9/2013


Xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Xanh - Văn hiến - Văn Minh - Hiện đại, trên nền tảng phát triển bền vững, (đây là thuộc tính đương nhiên của tất cả các thành phố, không phải mục tiêu, càng không phải tầm nhìn cho thủ đô) Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển năng động và hiệu quả (chỉ là giải pháp quản lý, hoạt động), là biểu tượng cho cả nước, đóng vai trò trung tâm hành chính- chính trị Quốc gia, trung tâm lớn của Quốc gia về văn hoá - khoa học - giáo dục - kinh tế, một trung tâm du lịch và giao dịch Quốc tế có tầm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (tính chất). Thủ đô Hà Nội sẽ là nơi có môi trường sống tốt nhất, sinh hoạt giải trí với chất lượng cao và có cơ hội đầu tư thuận lợi (tính chất phổ thông, mục tiêu ngắn hạn) KTS Hà Thủy

>>> TẦM NHÌN - khẩu hiệu Melbourne 2030:

Trong 30 năm tới, dân số Melbourne sẽ tăng thêm một triệu người và củng cố vị thế của thành phố với tư cách là một trong những địa điểm đáng sống, hấp dẫn và thịnh vượng nhất trên thế giới đối với cư dân, doanh nhân và du khách.


         TỔNG QUAN VỀ MELBOURNE 2030
         Melbourne 2030 - quy hoạch phát triển bền vững (Melbourne 2030- planning for sustainable growth) là quy hoạch trong vòng 30 năm nhằm quản lý quá trình phát triển, thay đổi diện mạo vùng đô thị Melbourne (metropolitan Melbourne) và vùng phụ cận. Quy hoạch này tập trung vào mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa thành phố và vùng Victoria, mang lại lợi ích lớn nhất cho toàn bang này.
          Bằng cách xác lập và gắn kết tầm nhìn của quy hoạch này thông qua hệ thống các nguyên tắc và 9 phương hướng chủ đạo (nine Key Directions), Melbourne 2030 cung cấp một bộ khung cho chính quyền tất cả các cấp nhằm thỏa mãn những nhu cầu đa dạng (diverse needs) của những người sống, làm việc trong cũng như gần Melbourne và những du khách viếng thăm nơi này.
           Melbourne 2030 là quy hoạch cho sự tăng trưởng và phát triển của vùng đô thị với mục tiêu quan trọng là đảm bảo rằng Melbourne phải giữ lại những phẩm chất (qualities) vốn được mọi người yêu mến. Mặc dù sự gia tăng dân số đang bị chậm lại những Melbourne sẽ phát triển một cách bền vững trong vòng 30 năm tới. Cần phải quy hoạch làm sao để vùng đô thị này có thể dễ dàng thu hút thêm 620,000 hộ gia đình nhưng cũng phải bảo vệ và đề cao vai trò của những khu ngoại ô hiện nay.
         Mục tiêu mũi nhọn là tiếp tục bảo vệ “tính đáng sống” (liveability) của những khu vực được xây dựng và tập trung vào sự biến đổi quan trọng tại những địa điểm chiến lược được quy hoạch lại /xây dựng lại (strategic redevelopment sites) chẳng hạn như các trung tâm hoạt động (activity centres) và các khu vực kém phát triển. Một khi nguồn cung đất đai dồi dào được đảm bảo thì những khu vực đang phát triển này sẽ có bước tăng trưởng nhảy vọt tại vùng ven thành phố (the fringe of the city).
         Quy hoạch này sẽ hỗ trợ việc ngăn chặn sự mở rộng đô thị ra các vùng nông thôn xung quanh. Xu hướng mỗi hộ gia đình có ngày càng có ít thành viên hơn tạo điều kiện cho việc giải quyết nhu cầu được sống trong những căn hộ có vị trí đẹp (well-located apartment) xung quanh các trung tâm hoạt động. Hệ thống giao thông vận tải công cộng đang được mở rộng và ngày càng có sức hút lớn sẽ hỗ trợ đáng kể cho qua trình thực hiện quy hoạch này.
         Melbourne 2030 chủ yếu tập trung vào khu vực vùng đô thị Melbourne và các khu vực phi đô thị gần đó (nearby non- urban areas). Tuy nhiên, nó cũng có hiệu lực tại trong một phạm vi rộng lớn hơn tại các vùng được kết nối và chịu sự chi phối ngày càng lớn của vùng đô thị Melbourne trong lĩnh vực giao thông, kinh doanh và giải trí. Vì vậy, Melbourne 2030 cũng xem xét khu vực nằm giữa vùng đô thị Melbourne và các trung tâm vùng của Geelong, Ballarat, Bendigo và Latrobe Valley.
          Vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường được gắn kết trong Melbourne 2030 nhưng đây không phải là một  quy hoạch phát triển kinh tế, cũng không phải là một chiến lược phát triển cộng đồng hay một quy hoạch tổng thể về quản lý môi trường. Hơn thế, nó đề xuất cái nhìn tổng quan ở cấp độ cao (high-level overview) về những phương hướng sẽ được áp dụng tại vùng đô thị Melbourne với mục tiêu rất rõ ràng đó là quản lý sự tăng trưởng trong tương lai, quá trình sử dụng đất và đầu tư cơ sở hạ tầng. Nó sẽ đưa ra một bối cảnh thiết thực (vital context) cho các quy hoạch bộ phận/ quy hoạch ngành khác (other sectoral plans) trong khu vực như trong lĩnh vực giao thông và nhà ở.

Cốt lõi của Melbourne 2030 là 9 Phương hướng - hay những kết quả mong muốn (desired results) mà thành quả của chúng phụ thuộc vào việc áp dụng các chính sách được lên khung một cách cụ thể và tỉ mỉ (carefully framed policies). Sau đây là 9 phương hướng (7 trang), còn chính sách và đề xuất là từ trang 47 - 154. Mỗi phương hướng có các chính sách kèm theo để thực hiện.

Phương hướng 1    Một thành phố gắn kết hơn (A more compact city)

1.1 Xây dựng các trung tâm hoạt động đóng vai trò là trọng tâm của sự phát triển, các hoạt động cũng như đời sống của toàn thể cộng đồng (chính sách 1.1)
1.2 Mở rộng cơ sở hoạt động của các trung tâm hiện đang bị chiếm lĩnh bởi các khu mua sắm cũng như mở rộng các dịch vụ với thời gian phục vụ khác hàng nhiều hơn (services over longer hours), hạn chế sự phát triển ra bên ngoài các trung tâm này (chính sách 1.2)
1.3 Định vị (locate) các khu nhà ở mới (với một tỉ lệ nhất định) trong hoặc gần các trung tâm hoạt động và các địa điểm chiến lược đang được xây dựng lại/quy hoạch lại giúp khả năng tiếp cận với các dịch vụ và giao thông trở nên dễ dàng hơn (chính sách 1.3)

Phương hướng 2   Quản lý hiệu quả hơn sự phát triển của vùng đô thị (better management of metropolitan growth)
2.1 Xây dựng một ranh giới của sự phát triển đô thị để hạn chế sự phát triển ra bên ngoài của vùng đô thị Melbourne (chính sách 2.1)
2.2 Tập trung mở rộng đô thị tại những khu vực phát triển có hạ tầng giao thông công cộng tốt (chính sách 2.2)
2.3 Quản lý chuỗi phát triển tại các khu vực nhằm cung ứng đầy đủ các dịch vụ phục vụ đời sống của các cộng đồng dân cư mới hình thành ngay tư ban đầu (chính sách 2.3)
2.4 Bảo vệ những “khoảng chen xanh” (green wedges) của vùng đô thị Melbourne khỏi sự tác động của sự phát triển bất hợp lí (chính sách 2.4)
Phương hướng 3   Mạng lưới liên kết với các thành phố trong vùng (Networks with the regional cities)

3.1 Thúc đẩy sự phát triển của các thành phố trong vùng cũng như các thị trấn chính yếu nằm trên các hành lang giao thông liên vùng (regional transport corridors) như một phần của mô hình mạng lưới đô thị (networked cities model) (chính sách 3.1).
3.2 Kiểm soát sự phát triển ở các vùng nông thôn để bảo vệ ngành nông nghiệp và tránh sự phát triển dân cư bất hợp lí tại những khu vực này (chính sách 3.2)

Phương hướng 4   Một thành phố thịnh vượng hơn (A more prosperous city)
4.1 Duy trì sự tiếp cận với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào (productive natural resources)  cũng như nguồn đất đai đầy đủ, có vị trí tốt dành cho phát triển năng lượng, cơ sở hạ tầng và công nghiệp (chính sách 4.1)

4.2 Tăng cường các chức năng của một thành phố thủ phủ- trung tâm đô thị của Melbourne, đóng vai trò là trung tâm thương mại, bán lẻ, thể thao và giải trí của cả vùng đô thị này (chính sách 4.2)


4.3 Phát triển thêm các cửa ngõ giao thông trọng yếu cũng như các tuyến liên kết vận tải (key transport gateways and freight links), duy trì vị thế của bang Victoria- là trung tâm vận tải hàng hóa lớn nhất nước (chính sách 4.3)

4.4 Tạo cơ hội cho sự đổi mới và nền kinh tế tri thức cho các ngành công nghiệp đang có và mới nổi, cho nghiên cứu và giáo dục (chính sách 4.4)

4.4 Khuyến khích việc tiếp tục triển khai (deployment) các dịch vụ viễn thông băng thông rộng (broadband telecommunications services) có thể tiếp cận dễ dàng (chính sách 4.5)

Phương hướng 5   Một nơi sinh sống tuyệt vời (A great place to be)

5.1 Xúc tiến các thiết kế đô thị có chất lượng nhằm biến môi trường nơi đây trở nên hấp dẫn và đáng sống hơn (chính sách 5.1)
5.2 Công nhận và bảo vệ bản sắc văn hóa (cultural identity), tính liền kề (neighbourhood character) cũng như ý nghĩa của vị trí địa lí (chính sách 5.2)
5.3 Nâng cao sự an toàn của cộng đồng và khuyến khích các đồ án thiết kế liền kề nhau khiến mọi người có cảm giác an toàn hơn (chính sách 5.3)

5.4 Bảo vệ các địa điểm di sản cùng các giá trị (values) (chính sách 5.4)
5.5 Đẩy mạnh thiết kế có chất lượng cho các khu liền kề tạo nên những cộng đồng đa dạng, có sức thu hút và có thể đi bộ qua lại lẫn nhau (walkable) (chính sách 5.5)

5.6 Cải thiện chất lượng cũng như sự phân bố (distribution) của không gian mở tại các địa phương (local open space) cũng như đảm bảo quá trình bảo vệ trong dài hạn đối với không gian công cộng (chính sách 5.6)

5.7 Lấp đầy những khoảng trống trong mạng lưới không gian mở của vùng đô thị bằng cách xây dựng thêm các công viên và đảm bảo rằng những hành lang không gian mở chủ đạo này (major open space corridors) được bảo vệ và nâng cấp (chính sách 5.7)

5.8 Cải thiện “sức khỏe môi trường” (environmental health) của các vịnh và các lưu vực của chúng (their catchments) (chính sách 5.8)

5.9 Bảo vệ các môi trường ven biển, bãi biển, tạo điều kiện cho công chúng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các tiện nghi giải trí xung quanh Vịnh cảng Phillip và cảng Phía Tây ( Port Phillip Bay and Western Port) (chính sách 5.9)

5.10 Bảo tồn và phát triển vùng đô thị Melbourne trở thành một địa điểm du lịch lý thú (chính sách 5.10)

Phương hướng 6   Một thành phố công bằng hơn (A fairer city)

6.1 Gia tăng nguồn cung nhà ở có địa thế tốt với giá cả phải chăng (well-located affordable housing) (chính sách 6.1)
6.2 Quy hoạch phân bố công bằng hơn cơ sở hạ tầng xã hội (chính sách 6.2)

6.3 Nâng cao sự phối hợp cũng tính kịp thời trong việc lắp đặt các dịch vụ và cơ sở hạ tầng tại những khu vực phát triển mới (chính sách 6.3)

6.4 Phát triển một môi trường văn hóa vững chắc (strong cultural environment) cũng như gia tăng sự tiếp cận với các cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí và văn hóa (chính sách 6.4)

Phương hướng 7   Một thành phố xanh hơn (A greener city)

7.1 Phải đảm bảo nguồn tài nguyên nước được quản lý một cách bền vững (chính sách 7.1)

7.2 Giảm thiểu số lượng rác thải, khuyến khích tái chế và tái sử dụng các sản phẩm từ rác (chính sách 7.2)

7.3 Góp phần vào các nỗ lực chung của quốc gia và quốc tế (national and international efforts) trong việc cắt giảm sử dụng năng lượng và khí thải gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse gas emissions) (chính sách 7.3)
7.4 Hạn chế tác động của nước mưa chảy vào các vịnh và các lưu vực của chúng (chính sách 7.4)

7.5 Bảo vệ nguồn nước ngầm cùng các tài nguyên đất (chính sách 7.5)

7.6 Phải đảm bảo quy hoạch sử dụng đất và nguồn cơ sở hạ tầng dự phòng đóng góp vào việc cải thiện chất lượng không khí (chính sách 7.6)


7.7 Bảo vệ môi trường sống tự nhiên và các khu vực có tầm quan trọng về đa dạng sinh học thông qua một quy hoạch sử dụng đất hợp lý (chính sách 7.7)

7.8 Đề cao khái niệm về sự bền vững và phát triển các tiêu chuẩn (benchmarks) để đánh giá tiến trình (chính sách 7.8)

7.9 Được hướng dẫn bởi mô hình mẫu từ quản lý môi trường (chính sách 7.9)

Phương hướng 8   Các liên kết giao thông tốt hơn (better transport links)

8.1 Nâng cấp và phát triển Mạng lưới giao thông vận tải công cộng chủ chốt (Principal Public Transport Network) các dịch vụ vận tải công cộng tại các địa phương nhằm kết nối các trung tâm hoạt động và liên kết Melbourne với các thành phố trong vùng (chính sách 8.1)

8.2 Cải thiện việc điều hành mạng lưới giao thông vận tải công cộng hiện nay để loại hình vận tải đường sắt, đường bộ trở nên hiệu quả và đáng tin cậy hơn (chính sách 8.2)

8.3 Quy hoạch phát triển đô thị tạo ra nhiều việc làm cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ cộng đồng (chính sách 8.3)

8.4 Phối hợp phát triển tất cả các loại hình vận tải nhằm mang lại một hệ hệ thống giao thông vận tải toàn diện (a comprehensive transport system) (chính sách 8.4)

8.5 Quản lý hệ thống đường bộ để có được sự liên kết, sự chọn lựa và sự cân bằng thông qua phát triển một mạng lưới an toàn, có hiệu quả áp dụng cho hầu hết cơ sở hạ tầng hiện nay (chính sách 8.5)

8.6 Đánh giá thực tiễn giao thông bao gồm qua trình thiết kế, xây dựng và quản lý để giảm thiểu các tác động đến môi trường (chính sách 8.6)

8.7 Dành nhiều ưu tiên hơn cho đi lại bằng xe đạp và đi bộ trong quy hoạch phát triển đô thị, trong quá trình quản lý hệ thống đường bộ và các khu lân cận (chính sách 8.7)

8.8 Thúc đẩy quyền sử dụng các lựa chọn giao thông cá nhân bền vững (promote the use of sustainable personal transport options) (chính sách 8.8)
Phương hướng 9   Đưa ra các quyết định quy hoạch tốt hơn và một quy trình quản lý kỹ lưỡng (better planning decisions, careful management)

9.1 Đạt được các quyết định quy hoạch tốt hơn (chính sách 9.1)

9.2 Đẩy nhanh việc giải quyết khiếu nại (chính sách 9.2)

9.3 Luôn luôn cập nhật/ làm mới Melbourne 2030 (chính sách 9.3)

9.4 Phát triển sự cộng tác chặt chẽ với chính quyền địa phương (chính sách 9.4)

9.5 Thực hiện Melbourne 2030 theo phương pháp kết hợp với sự tham gia của cộng đồng (chính sách 9.5)


PHẠM VI CỦA MELBOURNE 2030

AI SẼ SỬ DỤNG MELBOURNE 2030?

Melbourne 2030 sẽ được sử dụng bởi một loạt các tổ chức và cá nhân. Nó sẽ hướng dẫn các cơ quan thuộc chính quyền trong các vấn đề như đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như vị trí của những cơ sở này, quy hoạch sử dụng đất và các quyết định chính sách.
Quy hoạch này cung cấp cho các hội đồng thành phố (municipal councils) một bối cảnh rõ ràng của vùng (clear regional context) nhằm quy hoạch và quản lý các nhu cầu của địa phương. Nó cũng thông báo cho các cộng đồng và cá nhân biết về những hình thức biến đổi mà họ có thể nhìn thấy trong khu vực của họ tại vùng đô thị Melbourne và vùng phụ cận.
Cách tiếp cận dài hạn của Melbourne 2030 sẽ mang đến cho các thành phần tư nhân, chính quyền địa phương cũng như các cá nhân sự đảm bảo chắc chắn và sự tin tưởng cần thiết để họ tiến hành đầu tư cũng như nắm bắt các cơ hội.
Văn kiện này đưa ra các đặc trưng thiết yếu của Melbourne 2030 dưới một hình thức rất thích hợp cho việc sử dụng như một tài liệu quy hoạch - nhưng tài liệu này cũng được soạn thảo cho công chúng. Đối với độc giả công chúng, các yếu tố chủ chốt được giải thích trong phần “Bộ khung chiến lược” (The strategic frame work). Thông tin chi tiết hơn nằm trong mục “Các chính sách và đề xuất” (Policies and initiatives), mục “Thực hiện Melbourne 2030” (Implementing Melbourne 2030) và các cơ sở tư liệu chuyên môn được liệt kế trong phần phụ lục (Appendixes).
Quy hoạch này có liên hệ như thế nào với hệ thống quy hoạch?
Melbourne 2030 bao hàm vai trò của chính quyền trong nhiều vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất và giao thông tại bang Victoria. Trọng tâm là khu vực đang được cai quản bởi 31 hội đồng thành phố tại vùng đô thị này (gồm cả những “hội đồng giao nhau” (interface councils) tại những khu vực có sự giao cắt giữa đô thị và nông thôn ven các rìa của vùng đô thị Melbourne). Chiến lược quy hoạch trực tiếp/quy hoạch tức thì (immediate planning) có nhiều ý nghĩa đối với khu vực này.
Nhiều vấn đề quan trọng cũng được nêu lên và có tác động đến các hội đồng địa phương bên ngoài khu vực trung tâm, cụ thể là hai bên hành lang vận tải liên vùng giữa vùng đô thị Melbourne và những thành phố gần nhất nằm trong dải giao thông nhiều tiềm năng của vùng đô thị này.
Những thành phần liên quan đến các chính sách của Melbourne 2030 sẽ được điều chỉnh cho phù hợp và thống nhất với “Bộ khung chính sách quy hoạch của bang (State Planning Policy Framwork) nằm trong “Các điều khoản quy hoạch bang Victoria” (Victoria Planning Provisions). Tất cả các hội đồng địa phương và các cơ quan chịu trách nhiệm quy hoạch tại những khu vực nằm trong quy hoạch này phải cân nhắc thận trọng và hành động để thực hiện chúng. Họ sẽ phải cân nhắc về nhu cầu cần phải có những thay đổi tất yếu trong các dự định quy hoạch của họ để đóng góp những hiệu quả cụ thể vào Melbourne 2030 tại địa phương của họ, cụ thể là những nơi đang cần sự điều chỉnh cho phù hợp với Tuyên bố chiến lược của thành phố (Municipal Strategic Statement).
Trong khi quy trình thích ứng với bộ khung chính sách quy hoạch của bang đang trong quá trình thực hiện thì 31 hội đồng thành phố sẽ không những phải xem xét Melbourne 2030 trong từng quyết định quy hoạch mà còn phải lưu tâm đến nó trong quá trình chuẩn bị cho các kế hoạch quy hoạch bổ sung.
Tại sao quy hoạch này nhìn ra xa hơn vùng đô thị Melbourne?
Melbourne 2030 mở rộng ra bên ngoài khu vực đô thị của vùng đô thị Melbourne và các khu vực xung quanh (surrounding areas) bởi mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau (interdependence) của vùng đô thị này với các thành phố, thị trấn trong vùng và những khu vực nông thôn trong một khu vực rộng lớn.
Sự đầu tư cho việc nâng cấp các tuyến liên kết đường bộ, đường sắt theo chiến lược kết nối Victoria (Linking Victoria strategic) cũng như sự tiến triển trong việc đi lại đã từng bước gia tăng số lượng các khu vực chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh tế thường ngày của vùng đô thị Melbourne. Sự nâng cấp tuyến quốc lộ, đường sắt, và kết nối hạ tầng viễn thông giữa vùng đô thị Melbourne với Geelong, Ballarat, Bendigo và Latrobe Valley đang mở ra sự tiếp cận tới khu trung tâm, các khu chợ và cơ hội việc làm trong vùng.
Những sự cải thiện này đang mang các thị trấn nhỏ hơn và các vùng nông thôn cách biệt về giao thông xích lại gần hơn với vùng đô thị Melbourne, nhờ đó cư dân đô thị cùng nhu cầu về nhà ở của họ dần được chuyển đến các khu này, tuy chỉ với  một tỉ lệ nhỏ nhưng đang ngày càng gia tăng. Hơn nữa, những nhu cầu giải trí, tiêu khiển nảy sinh trong quá trình phát triển của vùng đô thị Melbourne đã lan rộng ra khắp vùng Victoria.
Các chính sách phát triển vùng của chính phủ (the Government’s regional development policies) chủ yếu tập trung cho sự phát triển, xúc tiến thương mại và đầu tư đã làm tăng các cơ hội trong lĩnh vực kinh tế (economic opportunities) khắp bang Victoria, mang lại sự phát triển mới cho các thị trấn và thành phố trong vùng, và bổ sung nhiều lựa chọn về địa điểm dành cho nhà ở và kinh doanh.
Đối với tương lai của bang Victoria, cần phải tạo lập một chiến lược quy hoạch để thực hiện các chính sách và công nhận sự gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa vùng đô thị Melbourne và vùng phụ cận.
Quy hoạch này sẽ tác động như thế nào đến các thị trấn và thành phố trong vùng?
Khi đánh giá các chiến lược quy hoạch cho tương lai dựa theo Melbourne 2030, các hội đồng trong vùng và tại khu vực nông thôn cần phải đặc biệt lưu ý đến Phương hướng 3 của quy hoạch này - Mạng lưới liên kết với các thành phố trong vùng. Các hội đồng địa phương có đường biên giới với khu vực đô thị sẽ cần phải đảm bảo một sự chuyển tiếp trơn tru (smooth transition) giữa đô thị và nông thôn. Những yếu tố cơ bản cần phải được cân nhắc bao gồm việc củng cố (consolidation) hoạt động xung quanh các nút giao thông công cộng (public transport nodes), bảo vệ đặc trưng đô thị được xây dựng cũng như hạn chế ảnh hưởng của quá trình phát triển đến đời sống tại nông thôn.
Từng hội đồng phải xem xét những bối cảnh và ưu tiên (circumstances and priorities) của địa phương mình để áp dụng các nguyên tắc quy hoạch cho phù hợp.
Chính quyền đang giải quyết những nhu cầu riêng biệt của các thành phố trong vùng và những khu vực xung quanh bằng cách thỏa mãn các nhu cầu và xử lý tình huống tại từng trung tâm. Ví dụ, vào năm 2001, người ta đã phát triển một bộ khung cho tương lai của khu vực thung lũng Latrobe (Latrobe Valley). Bộ khung này nhằm tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề kinh tế xã hội quan trọng mà vùng thung lũng Latrobe Valley phải đối mặt từ khi tái cấu trúc nền công nghiệp điện lực.

MỤC TIÊU MELBOURNE 2030


MELBOURNE CỦA TRƯỚC ĐÂY (HOW WE WERE)
Sự thay đổi đáng ngạc nhiên (surprising change) diễn ra trong một khoảng gian ngắn - chỉ 30 năm. Các khu vực hiện đang được khảo sát theo quy hoạch Melbourne 2030 rất khác biệt so với hình ảnh vùng đô thị Melbourne năm 1972
  Nhà cửa (housing) - một người muốn sống ở vùng ven thành phố có thể mua một căn nhà tại một trong những khu đất tại Doncaster hoặc Glen Waverley, tại  đây các vườn cây trái cây lâu năm (long- established orchards) đã bị xóa bỏ và phân chia thành nhiều khu đất nhỏ; Ủy ban về nhà ở (Housing Commission) đã tiến hành xóa bỏ khu ổ chuột (slum clearance) tại nhiều khu vực mà ngày nay những khu vực ấy đã được nâng cấp trở thành những địa điểm đáng mơ ước (desirable parts) của thành phố Yarra, thành phố cảng Phillip cũng như Melbourne. Khu vực mua bán gia súc (cattle) của khu chợ Newmarket nay là một khu bất động sản nhà cao cấp (upmarket housing estate).
  Giao thông (transport)- giao thông công cộng bị gián đoạn (frafmented) và xuống cấp - mọi người đi lại trên những chiếc xe lửa màu đỏ chạy ầm ầm (“red rattler” trains) và những chiếc xe điện (trams) từ trước Thế chiến thứ nhất, hệ thống tàu điện ngầm (underground Loop) lúc đó vẫn chỉ là một dự án. Đơn vị đường bộ của MMBW (sau này là Ủy ban giao thông quốc gia) đã quy hoạch các tuyến đường cao tốc với tổng chiều dài 494 km bắt chéo (criss-crossing) qua vùng đô thị Melbourne - đến nay 225 km trong số đó được hoàn thành.
Y tế và giáo dục (Health and education) - tất cả các bệnh viện chính của vùng đô thị Melbourne đều nằm ở trung tâm hoặc gần trung tâm Melbourne, các khu trường tiểu học từ thời Nữ hoàng Victoria ( Victorian- era primary schools) ở cả trung tâm và  vùng ngoại ô  (nhiều khu hiện nay đã được bán đi để dành không gian cho phát triển) vẫn còn là nơi giáo dục hàng ngàn trẻ em
Môi trường (Environment) - công viên đô thị đầu tiên của MMBW được xây dựng và cơ quan bảo vệ môi trường (Environment Protection Authority –EPA) cũng được thành lập  nhưng chỉ hơn một thập kỉ trước thời kỳ diễn ra chiến dịch “Cho Yarra một hướng đi” (“Give the Yarra a Go” campaign), đưa đến một cách tiếp cận mới cho giao thông đường thủy tại đô thị (urban waterways).
Giải trí (Recreation) - trong số 12 đội bóng thuộc giải bóng đá bang Victoria (Victorian Football League), chỉ có Geelong là đội có sân bóng nằm cách trung tâm Melbourne một vài kilomet. Về món ăn ngoại quốc (exotic food) thì chỉ có bánh pizza ở đường Lygon hay Carlton - trung tâm văn hóa của vùng đô thị Melbourne hay café cappuccino tại Paris End nằm trên đường Collins.

MELBOURNE CỦA HIỆN TẠI (HOW WE ARE)

Vùng đô thị Melbourne đầu thế kỉ XXI đang bước vào một giai đoạn bước ngoặt (at a cross-roads). Chúng ta đã đi một quãng đường dài kể từ năm 1972 và thành phố đã có được những thế mạnh to lớn (great strengths) nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức quan trọng (significant challenges).
     Các thế mạnh của chúng ta có được, gồm:
Sự cạnh tranh kinh tế (Economic competitiveness): chúng ta có một hệ thống chuyên chở hàng hóa hiệu quả (efficient freight system), một trung tâm  thương mại vững mạnh và cơ sở hạ tầng đô thị rộng lớn bao gồm mạng lưới viễn thông rộng khắp, chúng ta đứng đầu Australia về nghiên cứu và phát triển, thế mạnh về ngành công nghiệp chế tạo có lịch sử lâu đời đã tạo nên một nền tảng kỹ thuật vững chắc; bên cạnh đó nền công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp (agricultural industries) cũng rất thịnh vượng
Sự đáng sống (liveability) - vùng đô thị Melbourne tràn ngập (overflows) cơ hội để mọi người có thể vui chơi, giải trí và trải nghiệm văn hóa; nhìn chung, hệ thống giao thông công cộng tạo điều kiện cho việc đi lại dễ dàng, tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn cũng như chất lượng môi trường đều ở mức cao; vùng đô thị Melbourne và vùng phụ cận có cảnh quan tự nhiên (natural landscapes) và đường bờ biển rất nổi bật.
Đa dạng về con người/chủng tộc (diverse people) - là nơi sinh sống của mọi người đến từ 200 quốc gia khác nhau. Sự đa dạng về văn hóa thú vị nơi đây (our exciting cultural diversity) dường như thể hiện được cả thế giới từ đường phố cho đến những nơi làm việc, lực lượng lao động của chúng ta rất có kỹ năng và sáng tạo.
Một môi trường đô thị hấp dẫn (an attractive urban environment) -  rất nhiều công viên và các không gian mở được bố trí khắp thành phố, ngoài ra còn có các hành lang và đường mòn dọc theo các sông suối chính và những đại lộ phủ đầy cây xanh (leafy city boulevard); các địa điểm di tích gồm các công trình xây dựng, vườn cây được bảo tồn và được sắp xếp hợp lý; nhiều chọn lựa phong cách sống đặc trưng (distinctive lifestyle choices abound).
Khu vực rộng lớn này cũng chứa đựng nhiều thách thức:

Cơ hội kinh tế (economic opportunity) - sự cạnh tranh của các thị trường ở mọi cấp độ (đặc biệt là tại châu Á) đang ngày càng sâu sắc; chúng ta cần phải thúc đẩy thương mại và khuyến khích sự sáng tạo cũng như chi tiêu nhiều hơn cho việc phát triển và áp ứng dụng tri thức; chúng ta phải duy trì và cải thiện cơ sở hạ tầng vận chuyển hàng hóa; một yếu tố quan trọng nữa là tất cả các lợi ích của bang Victoria phải bắt nguồn tự sự phát triển của vùng đô thị Melbourne.

Sức ép phát triển (Development pressures) - sự gia tăng dân số và hộ gia đình cộng với vấn đề già hoá dân số (greying population) đã nảy sinh nhu cầu nhà ở ngày càng cao và cũng rất đa dạng về địa thế cũng như hình thế (different locations and configurations); nhấn mạnh sự đòi hỏi cần phải có một thiết kế tốt (good design) cho khu vực cộng cũng như cá nhân.

Sự bất bình đẳng đang gia tăng (increasing inequality) -  những thay đổi tại các thị trường nhà ở và lao động (labour and housing market) đã tạo cơ hội cho một số người nhưng cũng là sự thiệt thòi (disadvantage) đối với số khác. Nhiều người không đủ khả năng để tìm cho mình một nơi sinh sống gần với các cơ sở giao thông, việc làm, giáo dục và các dịch vụ khác. Bất bình đẳng trong xã hội như những túi khí đang phình to (emerging pockets) có nguy cơ làm suy yếu cơ cấu cộng đồng của chúng ta (the fabric of our community). CÓ MỘT CHÍNH QUYỀN NÀO CÓ THỂ NHẬN ĐỊNH ƯU VIỆT VẬY KHÔNG???

Lựa chọn giao thông (transport choice) - xe hơi (car) vẫn tiếp tục là phương tiện chủ đạo nhưng chúng ta phải mang lại cho hành khách những phương tiện thay thế khác có tính khả thi. Hệ thống giao thông công cộng và hệ thống quản lý vận tải phải được cải thiện nếu muốn vùng đô thị Melbourne duy trì vị thế là một địa điểm hấp dẫn để sinh sống làm việc và du lịch.

Sự tàn phá môi trường (environmental damage) - sự phát triển kinh tế và dân số đe dọa môi trường sống và đa dạng sinh học (habitats and biodiversity); cần phải sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước và cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính; cũng cần phải nâng cao ý thức cộng động (public awareness) về các vấn đề môi trường.


MELBOURNE CỦA TƯƠNG LAI (HOW WE MIGHT BE)

Chẳng có sẵn quả cầu pha lê nào (crystal ball) để tiên đoán (predict) vùng đô thị Melbourne sẽ trông như thế nào vào năm 2030. Tuy nhiên, quy hoạch Melbourne 2030 mang đến cho chúng ta cơ hội để áp dụng các chính sách quy hoạch và sử dụng đất, duy trì sự thịnh vượng cũng như chia sẻ những lợi ích của chúng cho toàn bang. Đây là những yếu tố tạo nên một môi trường sống và làm việc tốt hơn trong khi vẫn đảm bảo vùng đô thị Melbourne giữ gìn được các đặc tính sau:

Dễ tiếp cận (accessible) -  với nhiều người được hưởng lợi ích từ các trung tâm hoạt động phồn thịnh (flourishing activity centres), nơi các shops, cơ sở làm việc, các dịch vụ và giải trí chỉ cách nơi ở vài bước đi bộ; với việc di chuyển đến và đi nhanh chóng, tin cậy từ các thành phố và thị trấn trong vùng; với một hệ thống giao thông công cộng toàn diện, hiệu quả theo kiểu mạng lưới (a comprehensive, efficient and networked public transport system) và mảng giao thông tiện lợi dành cho xe đạp và người đi bộ ( a usable web of bicycle tracks and pedestrian routes); đường đi đến các ngọn núi, địa điểm thoáng đãng ở vùng quê hoặc các bãi biển.

Hấp dẫn (attractive) - với các công trình di sản được bảo tồn tốt cùng cảnh quan đường phố và sự phát triển ở mức độ cao nhất của chất lượng thiết kế, với những đường chân trời được biến đổi và tạo ra một Melbourne vẫn có thể chấp nhận được (that is still recognizably); với một điểm nhấn phù hợp (fitting emphasis) tại những khu vực chuyên biệt,các khu vực này tạo ra bức tranh khảm (tapestry) hợp thành từ nhiều cộng đồng khác nhau từ khắp nơi trên thế giới, họ chính là những người mang đến nguồn sinh khí cũng như chiều sâu (depth and vitality) cho thành phố.

Chào đón (welcoming) - với các tiện nghi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục và giải trí cũng như các dịch vụ về nhà ở, cộng đồng và các dịch vụ khẩn cấp mà mọi người có thể tìm thấy, sử dụng và đủ khả năng tiếp cận tại tất cả các khu vực của thành phố; với các dịch vụ, trải nghiệm và cơ sở hạ tầng du lịch đẳng cấp quốc tế (world- class tourist facilities) đã biến Melbourne trở thành một điểm du lịch quốc tế đáng khao khát theo đúng nghĩa của nó.

Thịnh vượng (thriving) - với ngành công nghiệp, thương mại, nghiên cứu và phát triển đều hưng thịnh (flourishes) bởi chúng có tính cạnh tranh và tính khả thi cộng với một địa thế thuận lợi cũng như được thừa hưởng thành quả từ những mạng lưới giao thông liên lạc được thiết kế tối ưu (properly designed networks for transport and communications)
·       Bền vững (sustainable)


BÀI LIÊN QUAN:
TIN LIÊN QUAN:


(Đón đọc phần CHÍNH SÁCH VÀ ĐỀ XUẤT thực hiện 9 phương hướng trên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét