Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Cuộc trò chuyện các KTS về Tam Kỳ - Chu Lai

Đoạn ghi âm 30 phút, trao đổi về Quy hoạch chung Thành phố Tam Kỳ.

 
có thể vừa làm việc vừa nghe (chọn 1 trong 2 link)
>>> http://youtu.be/6bI2Ph2CEaE
>>> https://www.youtube.com/watch?v=6bI2Ph2CEaE&feature=youtu.be

PHẦN NÀY KHÔNG NẰM TRONG ĐOẠN BĂNG TRÊN:
Đặc biệt ở các đô thị tỉnh lỵ miền Trung, có những vấn đề của nó, Xuất phát từ những hệ quả 1 phần là do QH từ trên xuống,  duy ý chí, phần khác cũng xa vời thực tế vì đơn vị quy hoạch không phải của tỉnh, và chẳng hiểu gì về cái tỉnh ấy cả. Thiếu một sự liên kết đồng bộ trong cả một hệ thống dải miền Trung >>> Mặc dù đã có một định hướng trong  chiến lược phát triển đô thị VN rồi nhưng vẫn mạnh ông nào ông nấy làm. Miền Trung lại có một đặc trưng của nó là dải đất dài hẹp như thế, nên có một sự phân tách giữa các trung tâm kinh tế và trung tâm hành chính như ĐN, Hội An. Hoặc là những khu vực ở Miền Trung đều có các trung tâm kinh tế  hoặc là các khu chế xuất thì các khu đó đóng vai trò kinh tế, trong khi đó thì các thành phố tỉnh lỵ, đa số chỉ có vai trò chính trị và hành chính. Nhưng vì là ở trong một chế độ chính trị nắm quyền, khi anh muốn làm trung tâm  chính trị hành chính thì anh cũng phải bịa ra một câu chuyện để làm sao tự anh có một tiềm năng kinh tế. Thế thì từ đó nó dẫn đến một cái thế là  những đô thị này thực ra là không có tiềm năng kinh tế nhưng lại bị ép phải tự thổi phồng, khiên cưỡng tìm cho mình một giải pháp kinh tế để tìm ra sức mạnh tương xứng với quyền lực của mình. Từ đấy dẫn đến những quy hoạch khiên cưỡng và quá với tỷ lệ lành mạnh đối với đô thị đấy, khiến cho nền kinh tế của đô thị đấy càng ngày càng mất cân đối. Cũng giống như một ông nhà nghèo nhưng mang họ của vua nên buộc cũng phải cúng giỗ như hoàng tộc nên ông sạt nghiệp ngay. Các đô thị miền Trung này toàn bị rơi vào tình trạng đấy, thực ra ông nào cũng nghèo nhưng lại được cái danh to,  thế là buộc phải chơi sang.  Khi xin được đồng nào lại bỏ hết vào các thứ hoành tráng thế là ông chết. Đấy là vấn đề chung của tất cả các đô thị tỉnh lỵ của miền Trung, từ Hà Tĩnh cho đến Đông Hà cũng như Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, là một dãy chung các vấn đề.   

...
các đô thị miền Trung là nó không thích ứng được với BĐKH vì các lý do thế này thế này, được quy hoạch một cách rất là khiên cưỡng như vậy, bị ép phình to hơn thực lực của nó, nên dẫn đến như một ông bị quá sức thì nó sẽ giảm đi sức đề kháng. Bây giờ ông chỉ như một con chim sẻ mà ông lại phồng lên như một con đại bàng, mỗi phần tử của ông chỉ bám được lấy một góc thế thì ông còn đề kháng cái gì nữa, muỗi đốt phát ông cũng xẹp. Cụ thể như ông Tam Kỳ nếu có một đồng thì ông tập trung vào một việc tốt thì ông được tốt, còn nếu ông xẻ ra mỗi góc làm một mảnh rồi ông làm bung bét hết cả lên, rồi ông tự huyễn hoặc rằng mình là con gì rất to lớn.


Hỏi: nhưng nếu có những nhà đầu tư muốn mua lại khu Trung tâm và biến nó thành thương mại, bứng công trình hành chính đi?

Thì đấy là chuyện xác xác định tầm nhìn và cái tầm nhìn phải được thống nhất với tất cả các bên. Chứ đây là trung tâm hành chính, mai là thương mại, thì đấy là thay đổi tầm nhìn (không phải lỗi của mình – H). Khi đó, mọi cấu trúc đều vứt đi. Cũng giống như này nhé, chẳng hạn đô thị Tam Kỳ xác định rằng là một thủ phủ gắn với Chu Lai. Vì Chu Lai là một trung tâm kinh tế, đấy là một tầm nhìn, nhưng nếu Chu Lai chết, thì tầm nhìn đấy vứt đi hoàn toàn. Khi đấy nó trở thành  một tầm nhìn sai. Với tầm nhìn đấy thì cấu trúc chiến lược đi theo tầm nhìn đấy cũng là sai, là vứt đi. Thế thì người ta nói là đô thị Tam Kỳ là một đô thị tỉnh lỵ quản lý đặc khu kinh tế Chu Lai và sống được thực tế là nhờ cái đấy, cho nên ông cứ tính là ông sẽ lãi được 3.000 tỷ hay là ông cứ chạy theo cái đấy rồi nợ đầm đìa ra. Thì tất cả những chuyện đấy là chuyện phải xét lại tầm nhìn. Hay khi nói đô thị Tam Kỳ là một đô thị biển, tức là muốn dải đô thị ven biển ấy làm dải trọng yếu thì đấy là một vision. Kể cả nó có hiện thực hay không khi cái dải cồn cát ven biển ấy chỉ mỏng dính như thế để kéo đô thị Tam Kỳ trở thành một đô thị biển được không? Có cạnh tranh nổi với Đà Nẵng và Hội An hay hàng nghìn km bờ biển tương tự của VN được không? Và có thế mạnh gì? Và khi em bảo rằng thế mạnh ấy không phải là một tầm nhìn khả dĩ thì thôi. Nếu em bảo nó là một tầm nhìn khả dĩ thì em sẽ làm tất cả trục nọ trục kia, cấu trúc sẽ chạy theo tầm nhìn đấy. 

BÀI ĐỌC THÊM:

>>> Hình học kết nối của các mặt phân giới đô thị (UPDATE)

>>> Promenade: cuộc đi dạo, nơi dạo quanh, (dẫn) người đi dạo quanh.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét