Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Triết lý và triết học

 Nghe lỏm, mạn đàm tại quán Phá Gia! Nhân bài của Beo và GS Nguyễn Văn Tuấn
 
Philosophy là từ có gốc từ Hy Lạp, có nghĩa là "niềm vui của sự hiểu biết"
           Từ Philosophy đều có nghĩa chung là triết học, triết lý, là từ dùng chung, giống như kiểu là Doctor: Tiến sỹ và Bác sỹ.
Triết học có nghĩa là gì? Triết học, được biết đến là một môn khoa học để tìm hiểu sự hiểu biết đến tận cùng (kiểu chẻ sợi tóc làm tư) của sự vật hiện tượng, theo kiểu tìm hiểu ngọn ngành đến tận cùng vấn đề, đến khi đạt được một sự chấp nhận cho vấn đề cần được lý giải. Triết học chỉ để giải thích vấn đề "TẠI SAO?"

Và do đó, dù không liên quan gì đến các môn, các ngành khác như Toán học, Văn học, Sinh học, Hóa học..., nó vẫn được coi là môn khoa học của các ngành khoa học khác là vì thế. Toán học, Văn học và các ngành học khác cũng phải tìm hiểu tận cùng nguồn gốc của vấn đề, do vậy, người ta bảo là nó có "tính Triết học", chứ môn Triết học, chẳng có liên quan gì đến để là ông tổ của các ngành khoa học khác!!!
          Triết học, bản thân tự nó cũng là tôn giáo, nhưng khác với tôn giáo là tận cùng của sự hiểu biết dừng ở đức tin, nơi thần thánh, còn bản thân Triết học, sự hiểu biết tận cùng nằm ở con người. Khi anh chưa tìm ra được cách lý giải sự vật hiện tượng khả dĩ có thể chấp nhận được, thì anh vẫn phải đi tìm. Cái con người ham hiểu biết trong anh phải tiếp tục đi tìm đến tận cùng vấn đề, cuối cùng tìm ra được 1 cách lý giải mà người đi tìm ấy có thể chấp nhận được (Sự thật chưa hẳn là chân lý!)

          Vậy Triết lý có nghĩa là gì? Triết lý về giáo dục, triết lý về quan điểm sống (triết lý sống), triết lý kinh doanh. Nó không phải là triết học, mà nó là một ứng dụng, triết lý là để giải thích vấn đề "NHƯ THẾ NÀO", làm như thế nào, nó như thế nào. Triết lý là một ỨNG DỤNG có tính thực tiễn, trong khi TRIẾT HỌC là một trò rỗi hơi, vô bổ, TẠI SAO? Đó là điều cơ bản để phân biệt triết lý và triết học.

       Không có Triết học giáo dục, chỉ có Triết lý giáo dục, và trong khi Triết học của miền Nam trước 1975 là Khai phóng, dân tộc, nhân bản, thì Triết lý giáo dục của Việt Nam 2008 chỉ bó hẹp nền giáo dục trong cái gọi là tinh hoa của chủ nghĩa Marx và tư tưởng Hồ Chí Minh. Cái đó không phải là Triết lý giáo dục, mà cái đó theo Thích Nhất Huy: Nô lệ tư tưởng
                                                                                                     






     Ăn sứa Hà Nội khác với sứa Quảng Nam, giòn hơn, nhưng ít vị.
 


BÀI LIÊN QUAN:

>>> GS Nguyễn Văn Tuấn: Triết lí giáo dục

Thời gian gần đây có nhiều nhân sĩ nói đến cái gọi là “Triết lí giáo dục”, mà theo họ là VN không có một triết lí giáo dục. Vì không có triết lí giáo dục, nên giáo dục đang đi lạc hướng (hay vô định), và là nguồn gốc của những bất cập hiện nay. Tôi đoán khi nói đến triết lí giáo dục” là dịch từ chữ “Philosophy of Education”, nhưng chữ này có nghĩa là “triết học về giáo dục” chứ.
  Nhưng thôi, hãy cứ hiểu là “triết lí giáo dục” cho gọn. Hôm nọ đọc một bài về chủ đề này mà phải bức tóc vì không hiểu tác giả nói gì, cũng có thể chính tác giả cũng không biết mình nói gì (cái này thì xảy ra thường xuyên đối với những người yêu thích từ ngữ đao to búa lớn).

>> Blog Beo: Dạy lại thượng thư!

 Theo thiển ý, triết là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người. Triết học là ngành khoa học nghiên cứu những quy luật nhận thức chung nhất của xã hội loài người. Triết lý là phương pháp lý luận về triết.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét