Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh để đi tìm mình - người dân Việt!

Đọc Đèn Cù, ngoài những người nổi tiếng, có cả những người liên quan như: KTS Nguyễn Cao Luyện, KTS Tạ Mỹ Duật, họa sỹ Nguyễn Tư Nghiêm thà giả điên còn hơn nhục mạ Mẹ mình trước đảng (đấu tố), họa sỹ Nguyễn Sáng, nhạc sỹ Văn Cao, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Tố Hữu, ... những góc khuất của các tên tuổi một thời khói lửa. Cả tên đương thời Lê Hồng Anh khi đứng trước Lê Đức Thọ...
Tổng cộng 566 trang và 33 trang phụ bản hình ảnh phía sau đã khép lại. Trong gần 170 trang (1/3 sau cùng) là những trang viết về tình hình đất nước sau ngày giải phóng, có những đoạn đọc vui về tình hình trước đổi mới, những đoạn buồn về những ngày đầu sau thống nhất miền Nam. Và đoạn nói thêm về đoạn hậu của những người trong "vụ án xét lại". Vụ án chỉ là một vụ án bịa, mà cái đảng cần ở đây là một vụ án thí tốt, gán ghép tội danh thân Liên Xô, chống Mao chủ tịch. Với Lê Duẩn, người thần tượng Mao (vì Mao đề cao lãnh tụ, cái mà Lê Duẩn muốn được như ông Hồ, mà ông ta không có), muốn chuyên chính vô sản bằng bạo lực cách mạng, sử dụng chiến tranh như là một cách giải thoát ông ta khỏi bóng ông Hồ, thống nhất đất nước trong khi ông Hồ chỉ giải phóng được 1/2 Việt Nam. Không ngờ, chính vì sự sùng bái cá nhân, ham hố quyền lực của chính mình, Lê Duẩn và những ông thầy mới nổi đã bước chân vào thòng lọng do chính Mao-ít giăng ra. Đó chính là chiêu bài: Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được yên!
Đọc Trần Đĩnh, thấy được chính mình trong đó. Mình chính là một phần góc tối của sự thật lịch sử mà đảng CS lâu nay cố tình che giấu để muốn giữ mãi ánh hào quang, mà duy trì vị thế cho một nhóm người cỡi cổ đè đầu dân tộc.
Học tập tấm gương Hồ Chí Minh, hay là học tập tấm gương Mao Chủ tịch, Việt Nam là hội tụ ba dòng thác cách mạng như Lê Duẫn đã nói. Cho đến giờ, đảng cộng sản Việt Nam vẫn đang cố lừa dối tôi, các bạn, và các thế hệ mai sau.
Hãy kiên nhẫn để đọc 566 trang, 42 chương Đèn Cù, hoặc chỉ cần đọc từ trang 497 trở đi.
  

Trang 421. Rèm sân khấu vén lên thật. Tháng 2 năm 1972, Nixon đến Bắc Kinh. Mao Trạch Đông nôn nóng muốn bắt tay ngay tổng thống Mỹ, toan xúp cả trật tự lễ tân. Theo The President’ s Private Life của Lý Chí Thỏa, bác sĩ của Mao thì Mao hết sức khao khát gặp người mà ngày ngày ông sai báo chí, dư luận nước ông chửi là trùm phản động. Kiểu ban ngày quan lớn như thần, ban đêm… tôi nói ở trên. Mao theo dõi bằng điện thọai mỗi xê dịch của Nixon đến Trung Quốc. Chu vừa bắt tay Nixon là Mao đã điện bảo đưa ngay Nixon tới. Và lâu lắm ông mới cắt tóc, cạo mặt. Gặp tổng thống Hoa Kỳ có lẽ là điểm cầu ước tột cùng của Mao.

 Trong 65 phút tiếp kiến, Mao khoe ông đã “bỏ phiếu” (bầu tổng thống) cho Nixon. Nói chúng ta trước là thù nay là bạn. Hai nước cần thiết chế hoá quan hệ, hiện nay tình trạng quan hệ hai nước thật là thảm. Mỹ và Trung Quốc cần có lợi ích song hành và Mỹ nên nhận lấy vai trò chính trong công cuộc gìn giữ thế giới. Mao còn phàn nàn Mỹ rải quân quá phân tán, Mỹ thiếu cứng rắn với Liên Xô, kẻ đang hung hăng bành trướng. Mao thú thật ông đã tưởng Trung Quốc có thể đứng được một mình song nay thấy “chúng tôi cần phải ra ngoài để học.” (Ôi… ôi… kim chỉ nam! Lại còn phải học cả ngoài nữa. 421 TRẦN ÐĨNH Việt Cộng mà học như thế thì ông móc họng.) Chúng tôi nghèo, - Mao nửa đùa nửa thật, chỉ có phụ nữ là sẵn mà đều là phụ nữ ghê gớm cả. Hỏi Kissinger rằng Mỹ có cần phụ nữ Trung Quốc không, chúng tôi có thể đưa sang nhiều đấy. Có lẽ ám chỉ Giang Thanh. Vĩ nhân thường cần có mỹ nhân làm sọt đựng những tã bẩn của mình.
 Mười giờ hội đàm giữa Nixon và Chu Ân Lai sau đó (nhưng công bố dài co va i phu t) đã dẫn đến hai bên móc xẩu cùng chống Liên Xô, hoãn bàn vấn đề Đài Loan. Để Mỹ yên tâm rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc hứa sẽ “không làm gì ở Việt Nam” cũng như không quấy rối các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á. Đổi lại Mỹ cho Trung Quốc vào Liên hợp quốc. Mỹ bằng lòng: Mỹ cần cho sập trước hết Liên Xô.  Tho i cho c pha Đo ng Nam A như cam ke t vơ i My , na m 1974 Mao tie p kie n ba Imelda vơ to ng tho ng Philipin Marcos. Xie u lo ng bơ i my nha n na y - khen bà là “hoàn hảo” - ông Mao đa tình đã bỏ rơi NPA (Quân đội Nhân dân Mới), tổ chức cộng sản thân Mao đang vũ trang chống chính phủ Marcos. La p tư c NPA thanh trừng nội bộ, giết nhau dữ dội.
 Trước khi lên máy bay về Mỹ, Nixon nói: - Đây là tuần lễ thay đổi thế giới. Kỷ niệm 50 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Winston Lord, nguyên đại sứ Mỹ tại Trung Quốc từng dự cuộc hội kiến và đàm phán Mỹ - Hoa nói: cái bắt tay của bộ ba Nixon - Mao - Chu Ân Lai đã “làm biến đổi thế giới.” Vì nó sẽ làm sập phe cộng sản. Kết quả vượt quá dự kiến của Nixon và Mao. Và có lẽ chưa cuộc hối lộ nào mà thu hoạch lại kinh khủng đến thế.
 Sự kiện Nixon gặp Mao lớn đến nỗi năm 1987, John Adams đã viết vở nhạc kịch “Nixon ơ Trung Quo c.” Ba o My b nh Mao ha t tư tin hơn Nixon. 422 ÐÈN CÙ  Sau cú trở cờ ngọan mục trên đây, Hoàng Tùng xã luận chửi Bắc Kinh. Nhưng hãi Trung Quốc nên cộp cả Liên Xô vào chửi tuốt mo hai thằng đầu sỏ cộng sản “sa vào vũng bùn tanh hôi của chủ nghĩa cơ hội.”
 Lê Duẩn nói ở một số nơi rằng người sợ Mỹ nhất là Mao, duy người Việt Nam - tức là ông - không sợ. Coi nhiệt tình là phẩm chất cao nhất thì với Lê Duẩn sợ hay táo tợn trở thành tiêu chuẩn đầu sổ. May mà Mao sợ nhưng còn dám giúp vũ khí, lương tiền cho chứ không thì ông cũng chả phô trương được hết tầm vóc gan dạ.  Mỹ đã ra sức lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung. Cả hai đều sợ Mỹ - kẻ thù tầm xa - thân với “kẻ thù” tầm gần của mình nên đều cố chèo kéo Mỹ, kệ cho Mỹ đang mạnh tay lên với chú em bị hai anh đem bỏ chợ.
  


 Rồi cuối cùng bài ca thiên hạ đại loạn cho Trung Quốc được nhờ đã chuyển làn sang thành khúc nhạc ca ngợi Mỹ đứng đầu thế giới chống Liên Xô cho trần gian yên lành.  Ngày 1 - 11 - 1977, Nhân Dân nhật báo Trung Quốc xã luận chỉ rõ Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất của Trung Quốc còn Mỹ lại là đồng minh. Ngược lại, như để bù vào lần nghe Bắc Kinh xui dại đánh Liên Xô xét lại, Việt Nam đã ký hiệp ước tương trợ với Liên Xô. Liền bị Bắc Kinh vu cho tiền đồn Việt Nam bội bạc công ơn Trung Quốc đang theo Liên Xô bao vây chọc ngoáy Trung Quốc ở phía nam.
 Một trí thức Sài Gòn sau này bảo tôi:  - Trong việc phá phe cộng sản, công Việt Cộng to gấp đôi Liên Xô, Trung Quốc. 424 ÐÈN CÙ  - ...
 - Để phá phe, hai cha kia chỉ đánh lẫn nhau nhưng Việt Nam đánh tuốt cả hai, chả tha thằng nào thì công chẳng là gấp đôi đó sao? Đánh Mỹ đi đầu, đánh hai trùm cộng sản cũng đi đầu, chúa tể đành hanh.
 Nhưng giá ngày ấy đã biết tuốt để bảo ông bạn hãy chờ đến những ngày không còn Liên Xô mà chỉ còn Trung Cộng để xem đành hanh tiếp ra sao.
* * *
 Hai trùm cộng sản đầu hàng Mỹ, Hà Nội càng phải nêu cao bài học kiên cường. Để cho chúng biết ta chẳng coi liên minh Mỹ - Nga - Tàu ma quỷ của chúng là cái gì, tháng 3 - 1972, Hà Nội cho ba sư đòan, 200 xe tăng và các thứ pháo 105, 150 li  đánh thục qua giới tuyến và chiến sự liền nổ ra ác liệt ở vùng cán xoong Quảng Trị. Mỹ bèn vin cớ ném bom lại miền Bắc.

Trang 459
Thắng lợi cuối cùng đã để lộ ra hai bản ngã của dân tộc Việt! Một được Ðảng dạy cho nên biết yêu nước đúng bài đúng vở Quốc tế vô sản rồi thành anh hùng đánh đâu thắng đó, một do thiển cận quốc gia nên phải làm “chó săn bán nước tay sai” ro i thua he n thua ha .  Chung quy tại Mẹ Việt Nam có hai buồng trứng - dị dạng hơn Mẹ Âu Cơ chỉ có một - cho ra đời cả chiến sĩ Việt Cộng lẫn “ngụy quân bán nước phản động.”  Có lẽ đã đến lúc thống kê xem có bao nhiêu mẹ Việt Nam mang song thai quốc gia và cộng sản tương tàn tương diệt và bao nhiêu mẹ đơn thai đẻ ra thuần “anh hùng” hay thuần “ngụy” giết hại nhau. Đến hơn 50% không? Nếu thống kê xin chớ bỏ sót mẹ tôi! Cả bà mẹ đẻ ra tổng đốc Phan Đình Hòe và chánh tổng “bạt nhĩ bẹp tai” Quế - Nguyễn Tuân rỉ tai tôi, khoái trá vì cũng từng đều dân pum - là bố của Lê Đức Thọ. Xưa ông bác tổng đốc đã chạy chọt phần nào cho anh em Sáu Thọ ra tù đế quốc Pháp thì sau này Thọ giúp lại cho con cháu ông ung dung bỏ Sài Gòn đã vào tay cộng sản để ra ngòai định cư sớm sủa, tiếp nối huyết thống song thai. Và bà mẹ của Võ Nguyên Giáp. Em gái ruột Giáp lấy trung tướng “ngụy” Nguyễn Ngọc Lễ, ngày 30 - 4 - 1975 bỏ Sài Gòn chạy sang Mỹ đã nghĩ gì về ông anh cộng sản đang thần tốc tung quân truy sát lính quốc gia… Ôi, ai làm cho những đứa con của các mẹ Việt Nam chĩa súng giết nhau?  Non sông gấm vóc Ðảng thu về một mối cho mình - hay mở rộng trận địa xã hội chủ nghĩa cho cả phe, rồi Ðảng trịnh trọng tuyên bố “người Việt Nam không ai thắng ai.” Song nói ù xọe thế để “yên dân” đấy! Vì theo đúng nguyên lý trí tuệ đầu sổ của Ðảng thì cứ phải duy trì bằng được ranh giới địch - ta! Cho nên xóa được giới tuyến phân chia địa lý Bến Hải, bèn vội vã thay cho nó bằng một giới tuyến phân chia sinh học dễ xúc động lòng người - ấy là suy tôn Bà mẹ anh hùng, vạc ra ở trên mặt Mẹ Việt Nam một mảng vẻ vang - và dĩ nhiên một mảng nhục nhã hay những đứa mẹ đẻ ra các ngụy quân, ngụy quyền, tay sai Mỹ lùng giết con các Bà mẹ anh hùng! Rồi nói đại: “Không có ai thắng ai, chỉ có nhân dân Việt Nam thắng Mỹ.” Thế sao không gọi ráo tất cả Mẹ anh hùng?  Năm 1998 tôi đã nói với nhà báo Mỹ Kevin Whitelaw ở tờ US News and World report rằng để dân thường xuyên nhớ đến sự nghiệp đánh Mỹ do Ðảng khởi xướng, Ðảng đã vạc nên một vết thương ác độc trên mặt Mẹ Việt Nam.  Đúng ra là mánh chia để trị quen thuộc của cộng sản. Trong dân thì công nhân tiên tiến nhất, nông dân trung gian, trí thức lạc hậu (nên không bằng cục cứt.) Trong nông dân thì bần cố nông tích cực, trung nông dao động và phú nông thiên về phản động. Ngay đảng viên cũng còn chia đảng viên ưu tú, trung gian và lạc hậu!  Có lẽ nơi duy nhất không chia tiên tiến với trung gian, lạc hậu là Trung ương đảng. Tuy bụng cũng ngầm phân loại xếp hạng cho nhau cả.
 Theo Tổng tập luận văn của Võ Nguyên Giáp, sau Điện Biên Phủ, về An toàn khu, Giáp đến chào Hồ Chủ tịch. Chủ tịch ôm Giáp nói: “Chúc chú thắng trận trở về, nhưng chúng ta còn phải đánh Mỹ.” (tôi nhấn).  Tôi đọc và hơi buồn. Tôi đã ngỡ Bác nói: Chúng ta sẽ phải đối đầu với Mỹ nhưng hãy gắng thống nhất hòa bình, dân ta chín năm chiến tranh đau khổ quá đi rồi!
 Thế là vừa từ nô lệ bước ra dân ta đã bị Ðảng nhét thanh gươm Giải phóng vào tay. Giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng giai cấp và loài người, làm một cuộc tiến quân thường trực và trường kỳ. Đi đời sức dân ơi hỡi sức dân!  Muốn gì tôi vẫn muốn nêu câu hỏi mở đầu: liệu Việt Nam có thể tự trị năm năm ở trong Liên hiệp Pháp rồi tiến tới độc lập không? Nên biết Pháp giải chế độ thuộc địa chính là trong thời tổng thống de Gaulle chứ đâu phải như CB tức Hồ Chí Minh viết trên báo: đế quốc đánh chết vẫn không chừa cái nết chiếm hữu thuộc địa. Thôi, nói xa chả bằng nói gần: sao không học Bắc Kinh nán chờ để thu hồi hòa bình Hồng Kông, Macao và cả Đài Loan? Hay sao không như Nam Hàn nhìn các đồng bào suy nghĩ khác mình, yêu nước khác mình la anh em co t nhu c đe cu ng ba n ba c va cưu mang cư u đo i chư kho ng la ke thu pha i die t? Hay, ừ nhỉ, sao không nghĩ được như Đặng Tiểu Bình: một quốc gia hai chế độ? (Kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa chính là con đẻ không che giấu nổi của tư tưởng Tito đời mới này. Thập niên 40, 50 thế kỷ trước chửi nó dữ lắm!)
 Kỷ niệm trăm năm ngày sinh Lê Duẩn, 10 - 7 - 2006, (nhưng sau báo chí lại công bố là ngày 7 - 4 - 2007. Mới một tí đã hai dị bản.) Lê Đức Anh có bài ca ngợi Lê Duẩn giỏi chọn thời cơ hạ thủ miền Nam cộng hoà. Theo Anh, Duẩn cho rằng để Sài Gòn thực hiện Việt Nam hoá thì “nó sẽ mạnh lên và ta khó đánh đổ.”
Trang 461 Trong Báo cáo chính trị Đại hội 4, Lê Duẩn đánh giá thắng lợi như sau: đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng, (tư c chu ye uVie t Nam, Trung Quo c, Liên Xô) đã đẩy lùi trận địa đế quốc, mở rộng trận địa xã hội chủ nghĩa (xin chu y : then cho t ở đây. Một cách nói nữa là đẩy lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận chủ nghĩa đế quốc), phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á (phòng tuyến SEATO này sau đổi ra là ASEAN), làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy.  Ve mie n Ba c, ông nói: “Thành tựu to lớn nhất là đã thủ tiêu chế độ người bóc lột người (...) Các giai cấp bóc lột đã bị xoá bỏ..., người với người sống có tình có nghĩa, đoàn kết, thương yêu nhau cùng với “vô sản chuyên chính được củng cố” (...) “hệ tư tưởng và nền văn hoá xã hội chủ nghĩa được đặt trên những nền móng vững chắc..” (Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ 4, NXB Sự Thật, 1977.)
 Lê Duẩn cũng thông báo thời kỳ hậu Việt Nam là thời kỳ chủ nghĩa xã hội xuất hiện thành mục tiêu đấu tranh trực tiếp (tôi nhấn) của tất cả các nước trên thế giới. Ngụ ý: công ông mở giai đoạn cho cách mạng to chưa?
 Nhưng hiện thực Việt Nam luôn bố láo như cố hĩ! Nó ngược lại Duẩn hoàn toàn! Phe xã hội chủ nghĩa tan, không còn ai cho súng, cho tiền, cho khoa học quân sự và cho tin tình báo ở phạm vi thế giới để làm “tiền đồn” đùng đoàng nữa, sức mạnh binh khí của Việt Nam suy yếu hẳn. Việt Nam cô lập kín mít, không mở ra nổi chuyện gì, trừ sáu tỉnh biên giới bị quân anh em chí cốt tràn vào dạy bài “thủy chung.”
460 ÐÈN CÙ  Đặc biệt đáng chú ý: Đại hội 4 là Đại hội thắng Mỹ nhưng Trung Cộng không gửi đại biểu đến dự. Thế đấy, ông anh cú! Đã hứa với Mỹ không cho domino ở vùng này thì chú em cứ domino! Ngày nào nó theo mình đánh Liên Xô ra trò thì nay nó trở cờ, cam làm “Cuba ở phương Đông” mở cửa cho Liên Xô vào Đông Nam Á bao vây mình.  Và nhân đang thời trăng mật với Mỹ, Bắc Kinh đánh luôn Việt Cộng để thanh minh mình không xúi Việt Cộng xé hiệp định Paris chiếm Sài Gòn.
 Mãi tôi mới thấy trong canh bạc với Mỹ, người ta toàn xì tố bằng máu Việt. (Nhắc lại: máu Việt Nam có sức dịch chuyển quý giá.). Báo Time đăng ảnh các hộp đèn quảng cáo Coca Cola, Big Mac… lần đầu tiên hiện ra rực đỏ ở dọc Bund Thượng Hải, Thành Đô, Khai Phong… cuối những năm 70 với dòng chú thích “Đông phương lại hồng.” Tôi xem thấy ở mỗi hộp đèn đỏ hình như còn có thon thót ánh máu Việt.


Sáng l tháng 5 1975, con gái tôi dậy rất sớm khe khẽ lấy khăn quàng đỏ xin phép cho lên xe Nhà hát.  Tôi vẫy cháu đến bên giường. Thấy cần cho cháu hiểu điều cơ bản. Nói: - Cho con đi mừng đất nuớc hết chiến tranh, dân thôi chết chóc chứ không phải mừng chiến thắng vì khi con reo hò thì trong kia có thể ông nội và các cô chú của con lại đang khóc... bởi bom đạn ngoài này giết chết mất người thân.
 Tự kiềm chế, tôi tránh chữ nội chiến, sợ cháu ra ngoài bép xép nhưng chính cũng lúc đó trong đầu tôi chợt lóe lên một liên hệ: Ðảng đã trung thành noi sít sao gương hai ông anh cả và hai mở đầu sử mới của đất nước đều bằng nội chiến tàn khốc để rồi rút ra kết luận thần thánh “chính quyền ra từ nòng súng.” Nhưng sao người ta cứ phải mượn danh nghĩa chống ngọai xâm? Kia, từ 1972 đến 1975, ba năm qua toàn là Việt Nam thịt Việt Nam! Mỹ cuối cùng chẳng phải đã học Trung Quốc vở Việt Nam hóa chiến tranh đó sao? Để nó đánh, còn mình tung hứng chỉ trỏ đằng sau có hơn không?

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét