Quy hoạch chung Tam Kỳ do tư vấn Nikken Sekkei Nhật Bản báo cáo ngày 21/12/2012.
Phương án 2: Cấu trúc đô thị xây dựng đô thị mật độ thấp (SubUrban) ở phía Đông Bắc sông Bàn Thạch (do Nik đề xuất)
Phương án 2: Cấu trúc đô thị xây dựng đô thị mật độ thấp (SubUrban) ở phía Đông Bắc sông Bàn Thạch (do Nik đề xuất)
Quả đúng như trong mục số 5, bài viết 700.000 đô cho Quy hoạch Chung Tam Kỳ TL 1/10.000 Tam Kỳ đã ăn quả ...
Ngoài lề một chút một chút
về nhân thân trước khi nhận xét:
Đoàn báo cáo của
Nikken vào Tam Kỳ gồm có những thành phần chủ chốt:
-
Giang:
Trưởng văn phòng đại diện Nik tại Việt Nam, chuyên về công trình ngầm.
-
Hoài:
Trưởng văn phòng Nik tại Hà Nội, 30 tuổi chuyên về quản lý đô thị
-
Sato:
chuyên gia cao cấp, cố vấn (giám sát)
-
2 cô
thông dịch: ngành nông nghiệp tại Nhật Bản
-
Tanaka:
Kiến trúc sư chính dự án, 45 tuổi, lần đầu tiên làm quy hoạch
(chung). Cái này là một động trời, sẽ giải thích thêm ở sau. Có thể
có nhiều biện giải như sau: Ông ta làm chi tiết rất tốt (lời của một
chuyên gia); ở Nhật bây giờ làm gì còn có quy hoạch chung, hoặc quy
hoạch cỡ 15-20ha cũng là khó kiếm vì bây giờ họ chỉ còn đi sâu vào
thiết kế đô thị cho từng khu vực đô thị; Nikken làm việc theo kiểu
tập thể, TaNaKa làm xong phải báo cáo cho Hội đồng cố vấn của công
ty trước khi xuất hàng báo cáo Tam Kỳ.
Các ý kiến đã
hạ đo ván Tanaka và Nikken:
Từ phải qua: KTS Phạm Hùng Cường- Phó Hiệu trưởng ĐH Xây dựng
KTS Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tich Hội KTS Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Lúa - Chủ tịch Thành phố Tam Kỳ
KTS Trần Trọng Hanh - PCT Hội đồng Kiến trúc quốc gia
KTS Ngô Trung Hải - Viện trưởng Viện QH-ĐT Việt Nam
Từ phải qua: KTS Phạm Hùng Cường- Phó Hiệu trưởng ĐH Xây dựng
KTS Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tich Hội KTS Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Lúa - Chủ tịch Thành phố Tam Kỳ
KTS Trần Trọng Hanh - PCT Hội đồng Kiến trúc quốc gia
KTS Ngô Trung Hải - Viện trưởng Viện QH-ĐT Việt Nam
1/ Không cập nhật quy hoạch vùng
Đông Tam Kỳ
2/ Quy hoạch mở tuyến mới phát
triển trục dọc đâm thẳng ra biển trong khi cấu trúc không gian hiện nay
và từ lâu nay của Tam Kỳ là theo các trục ngang.
3/ Bác bỏ ý tưởng chuyển trung tâm hành chính của
Tam Kỳ về khu đồng Nham (đây là ý tưởng
tâm đắc của tác giả đồ án)
1/ Quan tâm đến yếu tố con người
trong quy hoạch đô thị (tưởng rằng không phải nhiệm vụ của quy hoạch
chung, nhưng phải biết rằng, đối tượng, con người nào sẽ sống và
sống thế nào, văn hóa ra sao vào 2015, 2030)
2/ Lựa chọn yếu tố cảnh quan đô
thị đặc trưng nào cho đô thị Tam Kỳ làm chủ thể chính của đô thị,
để từ đó tạo lập bản sắc.
Địa hình bị chia cắt hay phải tận dụng được sự đa dạng phong phú
3/ Quy hoạch chung đô thị không chỉ có nói mỗi đến mình nó, mà không tính đến mối quan hệ liên khu vực, sức khỏe của vùng Tây, Kinh tế Mở, Thăng Bình, Đà Nẵng. (Chỉ vấn đề này thôi cũng đủ để xóa buổi Hội thảo)
3/ Quy hoạch chung đô thị không chỉ có nói mỗi đến mình nó, mà không tính đến mối quan hệ liên khu vực, sức khỏe của vùng Tây, Kinh tế Mở, Thăng Bình, Đà Nẵng. (Chỉ vấn đề này thôi cũng đủ để xóa buổi Hội thảo)
4/ Xác định nhu cầu đất đai hiện
trạng, là đã đủ hay chưa? thừa, hay thiếu, thừa gì, thiếu gì?
5/ Đặt vấn đề mở rộng đô thị
ra Tam Xuân, cần gì mà phải mở, mở ra hy vọng thêm gì?
6/ Vẫn là áp dụng một phương
pháp quy hoạch cứng nhắc theo kiểu cũ, trong khi Tam Kỳ cần một cấu
trúc quy hoạch động, để có thể ứng phó với sự thay đổi, biến động,
kể cả khi do sức khỏe của các vùng lân cận thay đổi.
7/ Cần phải chỉ ra được đâu là
vùng cấm xây dựng, vùng xây dựng mới, khu vực nào cần chỉnh trang
trước, khu nào cần chuyển đổi chức năng, khu nào là dự trữ phát
triển.
8/ Các vấn đề chi tiết khác
như: vị trí khu xử lý nước thải Hòa Hương và Khu xử lý chất thải
rắn tại Thuận Yên thì đề xuất xử lý thế nào?
(Khu xử lý nước thải TP Tam Kỳ chiếm 15 ha, do WB tài trợ, đang dự định triển khai xây dựng tuy còn nhiều tranh cãi, nằm ngay vùng màu đỏ)
(Khu xử lý nước thải TP Tam Kỳ chiếm 15 ha, do WB tài trợ, đang dự định triển khai xây dựng tuy còn nhiều tranh cãi, nằm ngay vùng màu đỏ)
Đồ án duy nhất có một điểm tốt, đó là đề xuất mô hình thực nghiệm nông nghiệp, một mô hình rất thành công tại Nhật có thể áp dụng, nhưng vị tri và quy mô cần phải xem xét thêm.
Kết luận, đồ án đã thực hiện
rất tốt ý đồ của những người muốn vẽ, bảo vệ trục Điện Biên Phủ,
và còn lại là không vẽ gì cả ngoài 2 đề xuất dời trung tâm hành
chính và mô hình nông nghiệp. Tam Kỳ cần đề xuất Nik bổ sung thêm nhân
lực, nghiên cứu thấu đáo những vấn đề Tam Kỳ để xứng đáng với giá
trị của tư vấn nước ngoài và đồng tiền đô quá khổ đã bỏ ra!
2 Phương án SO SÁNH cấu trúc do Nik đề xuất (!)
Phương án 1: Cấu trúc đô thị xây dựng đô thị mới về phía biển (cấu trúc đô thị lấy quy hoạch chung trước đây (QHC thành phố,…) làm cơ sở)
Phương án 1: Cấu trúc đô thị xây dựng đô thị mới về phía biển (cấu trúc đô thị lấy quy hoạch chung trước đây (QHC thành phố,…) làm cơ sở)
Phương án 3: Cấu trúc đô thị mở rộng khu vực đô thị dọc theo tuyến QL1A
BÀI ĐỌC THÊM:
>>> Quy-hoach-noi-dia-Tai-sao-chung-ta-chua-thanh-cong ?
>>> Tham luận của TS.KTS PHÓ ĐỨC TÙNG về QUY HOẠCH đảo PHÚ QUỐC
>>> QUY HOẠCH ĐÔ THỊ THỜI KỲ HẬU HIỆN ĐẠI
>>> Tầm nhìn đến 2030 của thành phố Melbuorne
Bài viết liên quan:
Người TAM KỲ
Lương Sơn Bạc, Tống Giang và ngôi nhà Việt
ơ!!!!! Quy Hoạch Chung à??????? Sao chúng ta lại "Sính" ngoại thế nhỉ???? Để cho dân bản địa làm QH là Ok nhất nếu câng thêu các chuyên gia nước ngoài làm phản Biện! chứ nhìn đồ án này thi 1 năm em làm được 20 cái! kakaka . hơi phét 1 chút thôi!
Trả lờiXóaok Bạn! Phét chút nhưng không xạo là được.
Trả lờiXóa